Sự khác nhau giữa truyền thông và Marketing
Truyền thông và Marketing đều là những ngành học thu hút rất nhiều bạn trẻ bởi sự linh hoạt, sáng tạo. Cùng với cơ hội việc làm vô cùng hấp dẫn. Tuy nhiên, xung quanh cả hai ngành nghề này có rất nhiều nét tương đồng với nhau khiến cho nhiều bạn trẻ nhầm lẫn chúng là một và không biết nên học truyền thông hay marketing. Hãy cùng nhau tìm hiểu rõ hơn về sự khác nhau của chúng trong bài viết này nhé!
Khái niệm của truyền thông và Marketing
Truyền thông (Communication) là quá trình chia sẻ thông tin. Có thể nói truyền thông là một kiểu tương tác xã hội bao gồm các hoạt động truyền đạt thông tin, trong đó ít nhất có hai tác nhân tương tác lẫn nhau. Chia sẻ về các quy tắc và tín hiệu chung với nhau. Ngoài ra, truyền thông là một phần thuộc Promotion,.
Truyền thông sẽ xuất hiện ở nhiều định dạng khác nhau như bài phát biểu, thông cáo báo chí hoặc hình ảnh, video được đăng tải trên các trang mạng xã hội. Trong thực tế, người làm truyền thông sẽ không cần phải thực hiện các hoạt động Marketing. Bởi vì truyền thông không tác động quá nhiều hay gây ảnh hưởng đến giá cả, sản phẩm trực tiếp.
👉 Xem thêm: Marketing khối C00 học trường nào tốt nhất?
👉 Xem thêm: Ngành Marketing học trường nào ở Hà Nội điểm thấp?
👉 Xem thêm: Ngành truyền thông Marketing là gì? Học những gì?
👉 Xem thêm: Marketing thương mại là gì? Ra trường làm gì
👉 Xem thêm: Học Marketing ra làm gì? Lương bao nhiêu?
Marketing có thể hiểu là tổng hợp các chiến lược quảng bá, phân phối, triển khai xúc tiến và tiếp thị sản phẩm đến với khách hàng. Các chiến lược trong Marketing luôn có mối quan hệ chặt chẽ và hỗ trợ lẫn nhau. Trong đó, khâu xúc tiến luôn được các doanh nghiệp đề cao. Bởi nó mang lại lợi nhuận và đẩy mạnh tầm ảnh hưởng của doanh nghiệp với thị trường.
Mục đích cuối cùng của Marketing vẫn là doanh số của doanh nghiệp. Chính vì thế các hoạt động của Marketing sẽ luôn lấy sản phẩm và doanh thu làm trọng tâm. Bộ phận Marketing dù ở bất cứ doanh nghiệp nào cũng sẽ đảm đương các công việc như phát triển sản phẩm, nghiên cứu thị trường, định vị khách hàng mục tiêu,....
Sự khác nhau của truyền thông và Marketing
Để hiểu được sự khác nhau của 2 ngành này, ta có thể so sánh về mục đích cũng như đối tượng tiếp cận của cả truyền thông và Marketing như sau:
Mục đích cốt lõi
Mục đích cốt lõi của Marketing là bán được sản phẩm. Ngoài ra còn thúc đẩy góp phần làm lượng chuyển đổi cho doanh nghiệp, thị phần thương hiệu và định vị thương hiệu. Mọi hoạt động Marketing đều sẽ lấy sản phẩm, doanh thu làm trung tâm. Chính vì thế, các công việc của Marketing có thể đến như định vị khách hàng mục tiêu, phân tích tâm lý người tiêu dùng, phát triển sản phẩm, lựa chọn kênh phân phối,...
👉 Xem thêm: CV thực tập sinh Marketing như thế nào để ghi điểm với nhà tuyển dụng?
👉 Xem thêm: Agency là gì? Học Marketing có những vị trí gì trong agency?
👉 Xem thêm: Digital Marketing thi khối nào? Học những gì?
Truyền thông hoàn toàn khác so với Marketing, mục đích cốt lõi của truyền thông không nhất định phải tập trung vào mục tiêu bán hàng hay đạt doanh thu. Thay vào đó, truyền thông cần tập trung vào việc truyền tải thông điệp, thông tin đến với người tiêu dùng, tăng được sự tiếp cận và nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp với người tiêu dùng cao hơn.
Đối tượng tiếp cận
Marketing: Với mục đích cốt lõi và mục tiêu như trên, đối tượng tiếp cận chính của Marketing là khách hàng tiềm năng của sản phẩm, dịch vụ.
Truyền thông: Đối tượng tiếp cận của truyền thông sẽ rộng và đa dạng hơn. Chúng có thể tiếp cận mọi đối tượng ở mọi ngành nghề, khu vực khác nhau. Đặc biệt là không bắt buộc phải là đối tượng khách hàng tiềm năng như Marketing.
Lợi ích
Marketing:
- Tăng doanh số bán hàng: Mục tiêu chính của marketing là tăng doanh số bán hàng bằng cách tạo ra nhu cầu, tạo ra giá trị và thúc đẩy việc mua hàng từ khách hàng.
- Xác định thị trường mục tiêu: Marketing giúp xác định và nắm bắt thông tin về thị trường mục tiêu, bao gồm đối tượng mục tiêu, nhu cầu của họ và phản ứng với sản phẩm hoặc dịch vụ.
- Xây dựng mối liên kết: Marketing cũng có thể tạo ra mối liên kết giữa thương hiệu và khách hàng thông qua các chiến lược quảng cáo, quảng bá và tiếp thị.
Truyền thông:
- Xây dựng hình ảnh và uy tín: Truyền thông giúp xây dựng và quản lý hình ảnh của một tổ chức, thương hiệu hoặc cá nhân trong mắt công chúng. Qua việc truyền thông, một tổ chức có thể tạo ra ấn tượng tích cực về độ tin cậy, chất lượng và giá trị của sản phẩm hoặc dịch vụ của mình.
- Tạo ra ý thức: Truyền thông có thể giúp tạo ra ý thức về một vấn đề cụ thể, kích thích tranh luận và thay đổi hành vi của công chúng. Điều này có thể áp dụng cho các vấn đề xã hội, văn hóa hoặc môi trường.
- Xây dựng mối quan hệ: Truyền thông cũng giúp xây dựng và duy trì mối quan hệ với khách hàng, cổ đông, đối tác và công chúng. Việc giao tiếp hiệu quả có thể tạo ra lòng tin và trung thành từ phía đối tác và khách hàng.
Nên lựa chọn học truyền thông hay Marketing
Để có thể lựa chọn được ngành học phù hợp, bạn có thể tham khảo một vài yếu tố như sau:
Tính cách và sở thích
Marketing sẽ phù hợp với người có khả năng tư duy về những con số, tư duy tính toán, nhanh nhạy về thị trường, thích kinh doanh. Ngược lại với Marketing, nếu bạn yêu thích viết lách, sáng tạo và có khả năng giao tiếp tốt nhưng không yêu thích về các con số, bạn có thể lựa chọn theo học truyền thông.
Xu hướng phát triển sự nghiệp
Đối với ngành Marketing, bạn có thể làm việc với đa dạng nhiều vị trí khác nhau trong các doanh nghiệp, công ty. Ví dụ một vài vị trí phổ biến như chuyên viên quản trị mạng xã hội, chuyên viên sáng tạo nội dung, quản lý và phát triển thương hiệu,...
Đối với ngành truyền thông, bạn vẫn có thể làm việc trong các cơ quan, doanh nghiệp. Cũng giống như Marketing với các vị trí tương tự. Bên cạnh đó, ngành truyền thông có cơ hội việc làm vô cùng rộng mở. Bạn cũng có thể làm việc bên lĩnh vực báo chí, truyền hình,...
Dựa vào tư duy
Đối với trường hợp bạn chưa nhận định được bản thân mình thích gì hoặc muốn học gì. Bạn có thể thử dựa vào tư duy. Nếu bạn có tư duy tính toán, logic nhanh nhạy thì bạn có thể theo ngành Marketing. Còn nếu bạn không giỏi về các con số nhưng có thế mạnh là viết lách, diễn đạt, sử dụng khéo léo các con chữ thì bạn có thể lựa chọn ngành truyền thông.
Ta có thể thấy rằng không có quy chuẩn chính xác tuyệt đối nào về việc nên học ngành nào. Bởi vì mỗi người đều sẽ có khả năng và năng lực khác nhau. Và điều quan trọng nhất khi lựa chọn ngành học thì phải dựa vào chính bản thân mình, mọi ý kiến chỉ mang tính chất tham khảo.
Đăng ký nhận học bổng ngay
Học marketing và truyền thông tại đâu?
Sau khi đã phân tích và hiểu rõ được sự khác biệt của hai ngành học này, việc chọn trường cũng chiếm phần lớn sự quan tâm của các bạn trẻ. Hiện nay có rất nhiều trường đại học, cao đẳng trên cả nước đào tạo hai ngành học hot này. Tuy nhiên không phải trường nào cũng có chất lượng giảng dạy tốt và môi trường học tập phù hợp để phát triển. Cao đẳng Anh Quốc BTEC FPT tự hào là một đơn vị đào tạo các ngành học “hot” trong thời đại số. Với môi trường học tập, giáo trình chuẩn Quốc tế và đội ngũ giảng viên dày dặn kinh nghiệm. BTEC FPT sẽ là một bước đệm vững chắc cho con đường sự nghiệp trong tương lai.
BTEC FPT ĐÀO TẠO 3 KHỐI NGÀNH HOT NHẤT
CNTT quốc tế : Kỹ Thuật Phần Mềm – Lập Trình trí tuệ nhân tạo (AI)
Kinh tế quốc tế : Marketing – Quản Trị Kinh Doanh – Logistic
Thiết kế đồ họa & Mỹ thuật quốc tế: Thiết kế đồ họa – Thiết kế nội thất
>> Đăng ký để trở thành tân sinh viên BTEC FPT tại: https://btec.fpt.edu.vn/r/7e
——————
CAO ĐẲNG ANH QUỐC BTEC FPT
BẰNG QUỐC GIA ANH – HỌC NHANH, NGHỀ TỐT
Facebook: https://www.facebook.com/fptbtec
Tiktok: https://www.tiktok.com/@fpt_btec
IG: https://www.instagram.com/btecfpt
Hotline: 032 960 5828
Tin tức mới nhất
Nhập học liền tay