Học Marketing ra làm gì? Lương bao nhiêu?
Marketing là một ngành nghề đang phát triển mạnh mẽ trong thời đại hiện nay. Với sự phát triển của công nghệ thông tin, marketing đã có những thay đổi tích cực, trở thành một ngành nghề hấp dẫn với nhiều cơ hội việc làm. Vậy học marketing ra làm gì? Lương bao nhiêu? Cùng BTEC FPT tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Học marketing ra làm gì?
Marketing là một lĩnh vực quản lý chiến lược nhằm xúc tiến và quảng bá sản phẩm, dịch vụ hoặc ý tưởng để tạo ra sự quan tâm từ phía khách hàng và thúc đẩy họ thực hiện hành động nhất định như mua sắm hoặc sử dụng dịch vụ. Mục tiêu chính của marketing là tạo ra giá trị cho khách hàng và tăng cường hiệu suất kinh doanh.
Các hoạt động marketing có thể bao gồm nghiên cứu thị trường để hiểu nhu cầu và mong muốn của khách hàng, phát triển sản phẩm và dịch vụ, xây dựng chiến lược giá cả, quảng cáo và quảng bá thông qua các phương tiện truyền thông, quản lý mối quan hệ khách hàng, và theo dõi và đánh giá hiệu suất chiến lược marketing.
Sau khi tốt nghiệp ngành marketing, bạn có thể làm việc tại nhiều vị trí khác nhau trong các doanh nghiệp, bao gồm:
Chuyên viên marketing: chịu trách nhiệm lên kế hoạch và triển khai các hoạt động marketing cho doanh nghiệp. Công việc của họ bao gồm nghiên cứu thị trường, phân tích đối tượng khách hàng, phát triển sản phẩm, dịch vụ, xây dựng thương hiệu, quảng cáo, PR,...
Chuyên gia nghiên cứu thị trường: thu thập, phân tích dữ liệu thị trường để giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về khách hàng và đối thủ cạnh tranh. Công việc của họ bao gồm thiết kế bảng câu hỏi, thu thập dữ liệu từ khách hàng, phân tích dữ liệu, đưa ra báo cáo nghiên cứu thị trường.
Chuyên viên truyền thông: phát triển và triển khai các chiến dịch truyền thông cho doanh nghiệp. Công việc của họ bao gồm xây dựng kế hoạch truyền thông, lên ý tưởng và triển khai các hoạt động truyền thông, quảng bá sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp trên các kênh truyền thông khác nhau.
Chuyên viên quảng cáo: thiết kế và triển khai các chiến dịch quảng cáo cho doanh nghiệp. Công việc của họ bao gồm xây dựng kế hoạch quảng cáo, sáng tạo nội dung quảng cáo, lựa chọn kênh quảng cáo phù hợp,...
Ngoài ra, người học marketing còn có thể làm việc trong các lĩnh vực khác như: tổ chức sự kiện, thương hiệu, digital marketing.
👉 Xem thêm: Ngành truyền thông Marketing là gì? ra làm gì?
👉 Xem thêm: Marketing gồm những chuyên ngành nào? ra làm gì?
👉 Xem thêm: Ngành truyền thông Marketing học trường nào?
👉 Xem thêm: Học văn bằng 2 Marketing tại BTEC FPT
👉 Xem thêm: Chương trình đào tạo marketing tại BTEC FPT
Học marketing ra lương bao nhiêu
Mức lương của ngành marketing phụ thuộc vào nhiều yếu tố như vị trí công việc hay kỹ năng và kinh nghiệm.
Cụ thể, đối với sinh viên mới ra trường, mức lương khởi điểm có thể dao động từ khoảng 7 triệu đến 12 triệu VNĐ mỗi tháng. Đây là mức lương trung bình cho các vị trí cơ bản như Thực tập sinh Marketing hay Nhân viên Marketing.
- Với người có 1-2 năm kinh nghiệm, thu nhập trung bình từ 7-11 triệu đồng/tháng.
- Với người có 3-5 năm kinh nghiệm, thu nhập trung bình từ 11-15 triệu đồng/tháng.
- Với người có trên 5 năm kinh nghiệm, thu nhập trung bình từ 15-32 triệu đồng/tháng.
Mức lương của ngành Marketing cũng phụ thuộc vào vị trí công việc cụ thể. Theo khảo sát của Topcv mức lương của một số vị trí Marketing phổ biến như sau:
- Nhân viên Marketing: Mức thu nhập trung bình khoảng 9-13 triệu đồng/tháng.
- Trưởng nhóm Marketing: Mức lương dao động từ 12-20 triệu đồng/tháng.
- Marketing Manager: Mức lương trung bình 35,4 triệu/tháng.
- Marketing Director: Mức lương trung bình lên đến 51,8 triệu/tháng.
Ngoài ra, mức lương của ngành Marketing cũng phụ thuộc vào quy mô doanh nghiệp, lĩnh vực kinh doanh, khu vực làm việc,...
Đăng ký nhận học bổng ngay
Lộ trình công việc Marketing
Lộ trình công việc Marketing thường bao gồm các cấp bậc sau:
- Thực tập sinh Marketing (Marketing Intern): Đây là cấp bậc thấp nhất trong ngành Marketing, dành cho những người mới bắt đầu. Thực tập sinh Marketing thường được giao các nhiệm vụ đơn giản, như hỗ trợ nghiên cứu thị trường, viết nội dung, hoặc quản lý mạng xã hội.
- Nhân viên Marketing (Marketing Executive): Sau khi hoàn thành chương trình thực tập, bạn có thể được tuyển dụng vào vị trí nhân viên Marketing chính thức. Nhân viên Marketing thường chịu trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ cụ thể trong một lĩnh vực Marketing, như quảng cáo, PR, truyền thông xã hội, hoặc nghiên cứu thị trường.
- Trưởng phòng Marketing (Marketing Manager): Trưởng phòng Marketing là người chịu trách nhiệm quản lý một nhóm nhân viên Marketing. Họ thường có kinh nghiệm từ 3 đến 5 năm trở lên và có khả năng lãnh đạo, quản lý, và lập kế hoạch Marketing.
- Giám đốc bộ phận Marketing (Marketing Director): Giám đốc bộ phận Marketing là người chịu trách nhiệm quản lý tất cả các hoạt động Marketing của một công ty. Họ thường có kinh nghiệm từ 5 đến 10 năm trở lên và có khả năng lãnh đạo, quản lý, và lập kế hoạch Marketing ở cấp độ cao.
- Phó tổng giám đốc Marketing (Vice President of Marketing): Phó tổng giám đốc Marketing là người chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ hoạt động Marketing của một tập đoàn. Họ thường có kinh nghiệm từ 10 đến 15 năm trở lên và có khả năng lãnh đạo, quản lý, và lập kế hoạch Marketing ở cấp độ chiến lược.
- Giám đốc Marketing (Chief Marketing Officer): Giám đốc Marketing là người chịu trách nhiệm cao nhất về hoạt động Marketing của một công ty. Họ thường có kinh nghiệm từ 15 năm trở lên và có khả năng lãnh đạo, quản lý, và lập kế hoạch Marketing ở cấp độ toàn cầu.
Tố chất phù hợp với ngành Marketing
Nhạy bén với thị trường
Thị trường, nhu cầu khách hàng luôn thay đổi đòi hỏi một người làm marketing cần phải có sự nhạy bén với thị trường, có khả năng quan sát khách hàng để hiểu được những thứ khách hàng thích, nơi khách hàng thường xuyên đến, những việc khách hàng thường làm, thói quen của khách hàng, những lý do khách hàng cần một sản phẩm/ dịch vụ nào đó… Hiểu được những điều đó, họ mới đưa ra kế hoạch marketing phù hợp với từng giai đoạn, thời kỳ hay từng nhóm khách hàng mục tiêu nhất định.
Khả năng giao tiếp
Marketing là quá trình truyền đạt những thông điệp thông qua ngôn ngữ và hình ảnh. Vì vậy, những người làm Marketing cần phải giỏi giao tiếp cả qua ngôn ngữ và hình ảnh, có khả năng điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp từng đối tượng mà họ tiếp xúc.
Tư duy sáng tạo
Sáng tạo không ngừng là một yếu tố quan trọng đòi hỏi ở người làm Marketing. Để sản phẩm/dịch vụ thu hút khách hàng, bạn cần phải không ngừng sáng tạo, bắt kịp xu hướng mới.
Ham học hỏi
Bạn cần có sở thích ham học hỏi vì làm việc trong ngành Marketing đòi hỏi ở bạn sự hiểu biết rộng về nhiều lĩnh vực như kinh tế, đời sống, văn hóa – xã hội,… Tất cả những kiến thức đó có thể học được từ môi trường đại học và dần dần tích lũy thêm thông qua những va chạm thực tế, những kinh nghiệm sống. Hiểu biết rộng ở nhiều lĩnh vực sẽ giúp bạn dễ dàng đảm nhận vị trí marketing ở nhiều ngành hàng khác nhau.
Tinh thần làm việc nhóm
Marketing của một doanh nghiệp, tổ chức không thể phát triển nếu bạn chỉ làm việc một mình. Và khi đó cần có sự phối hợp tốt với mọi người không chỉ những người trong bộ phận marketing mà còn với các bộ phận khác trong công ty, ví dụ như sales, thiết kế, nhân sự, IT,… Làm việc nhóm là tinh thần chủ đạo của những người làm marketing, chính vì thế các bạn sinh viên cần phải rèn luyện khả năng này ngay từ sớm.
Trên đây là toàn bộ thông tin về “Học Marketing ra làm gì? Lương bao nhiêu?” mà BTEC FPT đã tổng hợp lại. Hy vọng rằng với những thông tin hữu ích này sẽ giúp bạn lựa chọn ngành học như mong muốn.
Tin tức mới nhất
Nhập học liền tay