Sự khác nhau giữa truyền thông và Marketing

Truyền thông và Marketing đều là những ngành học thu hút rất nhiều bạn trẻ bởi sự linh hoạt, sáng tạo. Cùng với cơ hội việc làm vô cùng hấp dẫn. Tuy nhiên, xung quanh cả hai ngành nghề này có rất nhiều nét tương đồng với nhau khiến cho nhiều bạn trẻ nhầm lẫn chúng là một và không biết nên học truyền thông hay marketing. Hãy cùng nhau tìm hiểu rõ hơn về sự khác nhau của chúng trong bài viết này nhé!
Khái niệm của truyền thông và Marketing
Truyền thông (Communication) là quá trình chia sẻ thông tin. Có thể nói truyền thông là một kiểu tương tác xã hội bao gồm các hoạt động truyền đạt thông tin, trong đó ít nhất có hai tác nhân tương tác lẫn nhau. Chia sẻ về các quy tắc và tín hiệu chung với nhau. Ngoài ra, truyền thông là một phần thuộc Promotion,.
Truyền thông sẽ xuất hiện ở nhiều định dạng khác nhau như bài phát biểu, thông cáo báo chí hoặc hình ảnh, video được đăng tải trên các trang mạng xã hội. Trong thực tế, người làm truyền thông sẽ không cần phải thực hiện các hoạt động Marketing. Bởi vì truyền thông không tác động quá nhiều hay gây ảnh hưởng đến giá cả, sản phẩm trực tiếp.
👉 Xem thêm: Marketing khối C00 học trường nào tốt nhất?
👉 Xem thêm: Ngành Marketing học trường nào ở Hà Nội điểm thấp?
👉 Xem thêm: Ngành truyền thông Marketing là gì? Học những gì?
👉 Xem thêm: Marketing thương mại là gì? Ra trường làm gì
👉 Xem thêm: Học Marketing ra làm gì? Lương bao nhiêu?

Truyền thông và Marketing là hai ngành học hot trong thời đại 4.0
Marketing có thể hiểu là tổng hợp các chiến lược quảng bá, phân phối, triển khai xúc tiến và tiếp thị sản phẩm đến với khách hàng. Các chiến lược trong Marketing luôn có mối quan hệ chặt chẽ và hỗ trợ lẫn nhau. Trong đó, khâu xúc tiến luôn được các doanh nghiệp đề cao. Bởi nó mang lại lợi nhuận và đẩy mạnh tầm ảnh hưởng của doanh nghiệp với thị trường.
Mục đích cuối cùng của Marketing vẫn là doanh số của doanh nghiệp. Chính vì thế các hoạt động của Marketing sẽ luôn lấy sản phẩm và doanh thu làm trọng tâm. Bộ phận Marketing dù ở bất cứ doanh nghiệp nào cũng sẽ đảm đương các công việc như phát triển sản phẩm, nghiên cứu thị trường, định vị khách hàng mục tiêu,....
Sự khác nhau của truyền thông và Marketing
Mặc dù Truyền thông (Communication) và Marketing thường được sử dụng cùng nhau và có sự liên kết chặt chẽ, nhưng chúng có những điểm khác biệt rõ ràng về mục tiêu, chức năng và cách thức hoạt động.
Tiêu chí | Truyền thông (Communication) | Marketing |
---|---|---|
Khái niệm | Truyền thông là quá trình truyền tải thông tin, thông điệp từ tổ chức đến đối tượng mục tiêu nhằm xây dựng hình ảnh, danh tiếng hoặc cung cấp thông tin. | Marketing là quá trình nghiên cứu, phát triển sản phẩm, quảng bá và bán hàng nhằm tạo ra giá trị và thu lợi nhuận. |
Mục tiêu chính | Xây dựng, duy trì và cải thiện hình ảnh thương hiệu, kết nối với khách hàng và công chúng. | Đáp ứng nhu cầu của khách hàng, thúc đẩy hành vi mua sắm, tối đa hóa lợi nhuận. |
Phạm vi hoạt động | Bao gồm quan hệ công chúng (PR), báo chí, truyền thông nội bộ, truyền thông xã hội, quản lý khủng hoảng. | Bao gồm nghiên cứu thị trường, phát triển sản phẩm, chiến lược giá, quảng bá và phân phối sản phẩm. |
Đối tượng hướng đến | Công chúng, khách hàng, nhân viên, nhà đầu tư, chính phủ, đối tác. | Chủ yếu tập trung vào khách hàng và thị trường mục tiêu. |
Công cụ sử dụng | Báo chí, truyền thông xã hội, quan hệ công chúng, sự kiện, thông cáo báo chí. | Quảng cáo, khuyến mãi, tiếp thị trực tiếp, chiến lược giá, hệ thống phân phối. |
Kết quả mong muốn | Tăng nhận diện thương hiệu, tạo dựng uy tín, duy trì hình ảnh tích cực. | Tăng doanh số bán hàng, mở rộng thị phần, nâng cao giá trị thương hiệu. |
Mối quan hệ với khách hàng | Xây dựng lòng tin, kết nối và duy trì mối quan hệ lâu dài. | Thúc đẩy khách hàng ra quyết định mua hàng, tối ưu trải nghiệm khách hàng. |
Ví dụ minh họa
- Truyền thông: Khi một doanh nghiệp ra mắt sản phẩm mới, đội ngũ truyền thông sẽ viết thông cáo báo chí, tổ chức sự kiện giới thiệu sản phẩm, làm video quảng bá trên mạng xã hội để xây dựng hình ảnh sản phẩm.
- Marketing: Nhóm marketing sẽ nghiên cứu thị trường, xác định nhu cầu khách hàng, thiết lập chiến lược giá, triển khai quảng cáo, chương trình khuyến mãi để thúc đẩy doanh số.
Truyền thông là một phần quan trọng trong Marketing, giúp doanh nghiệp duy trì và phát triển mối quan hệ với khách hàng, nhưng Marketing có phạm vi rộng hơn và tập trung vào việc tạo ra doanh thu. Cả hai lĩnh vực đều cần phối hợp chặt chẽ để đảm bảo hiệu quả kinh doanh và xây dựng thương hiệu bền vững.

Marketing là một ngành nghề lấy sản phẩm và doanh thu làm trung tâm

Nên lựa chọn học truyền thông hay Marketing
Học marketing và truyền thông tại đâu?
Sau khi đã phân tích và hiểu rõ được sự khác biệt của hai ngành học này, việc chọn trường cũng chiếm phần lớn sự quan tâm của các bạn trẻ. Hiện nay có rất nhiều trường đại học, cao đẳng trên cả nước đào tạo hai ngành học hot này. Tuy nhiên không phải trường nào cũng có chất lượng giảng dạy tốt và môi trường học tập phù hợp để phát triển. Cao đẳng Anh Quốc BTEC FPT tự hào là một đơn vị đào tạo các ngành học “hot” trong thời đại số. Với môi trường học tập, giáo trình chuẩn Quốc tế và đội ngũ giảng viên dày dặn kinh nghiệm. BTEC FPT sẽ là một bước đệm vững chắc cho con đường sự nghiệp trong tương lai.

Cao đẳng Anh Quốc BTEC FPT tự hào là đơn vị đào tạo các khối ngành "hot" uy tín
CAO ĐẲNG ANH QUỐC BTEC FPT
BẰNG QUỐC GIA ANH – HỌC NHANH, NGHỀ TỐT
Facebook: https://www.facebook.com/fptbtec
Tiktok: https://www.tiktok.com/@fpt_btec
IG: https://www.instagram.com/btecfpt
Hotline: 032 960 5828
Tin tức mới nhất
Nhập học liền tay