Sự khác nhau giữa Logistics và Supply Chain
Hiện nay, cả hai lĩnh vực Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng (SCM) đang nhận được nhiều sự quan tâm của các doanh nghiệp. Cơ hội việc làm ngày càng tăng cao vì nguồn nhân lực đáp ứng được chất lượng vô cùng khan hiếm. Tuy nhiên, những khái niệm về hai thuật ngữ này có rất ít người biết đến và nhầm tưởng rằng chúng là một. Trong thực tế, đây là hai lĩnh vực khác nhau. Mô hình hoạt động của quản trị chuỗi cung ứng sẽ lớn hơn so với Logistics. Hãy cùng nhau chỉ rõ sự khác nhau giữa hai khái niệm Logistics và Supply Chain “lạ mà quen” này nhé!
Khái niệm của Logistics và Supply Chain
Logistics là gì?
Logistics có thể được định nghĩa theo từng ý hiểu khác nhau. Ta có thể hiểu Logistics là hậu cần. Hoặc một vài người cho rằng Logistics là đơn vị cung cấp các dịch vụ về kho hàng và giao nhận hàng hóa,...Vì vậy, ta có thể hiểu đơn giản Logistics là dịch vụ cung cấp. Vận chuyển hàng hóa từ nơi sản xuất đến tay người tiêu dùng sao cho tối ưu nhất.
Các công ty, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Logistics sẽ lên kế hoạch và triển khai phân phối, kiểm soát quá trình di chuyển của hàng hóa. Lên thông tin về nguyên nhiên liệu vật tư và sản phẩm hoàn thành từ điểm xuất phát đến điểm tiêu thụ theo đúng yêu cầu của khách hàng. Để cạnh tranh được trong lĩnh vực đang vô cùng phát triển này, các công ty, doanh nghiệp phải luôn không ngừng cải tiến chất lượng dịch vụ. Bao gồm cả các yếu tố như số lượng, chất lượng, thời gian và giá cả sao cho hợp lý.
👉 Xem thêm: Ngành logistics học trường nào tốt, học phí rẻ?
👉 Xem thêm: Logistic và quản lý chuỗi cung ứng học gì? Ra làm gì?
👉 Xem thêm: Ngành Logistics thi khối nào? Điểm chuẩn bao nhiêu?
👉 Xem thêm: Logistics và quản lý chuỗi cung ứng học trường nào?
👉 Xem thêm: Ngành logistics ra làm gì? mức lương ra sao?
Ngoài nghiệp vụ chính mà mọi người thường nghĩ tới là giao nhận hàng hóa. Logistics còn bao gồm nhiều hoạt động khác như: bao bì, đóng gói hàng hóa, dịch vụ kho bãi, lưu trữ, vận chuyển hàng hóa, xử lý các hàng hóa hư hỏng,...Chính vì thế, nếu doanh nghiệp có khả năng xử lý tốt mảng Logistics đó là một điểm mạnh. Họ có thể làm giảm giá thành sản phẩm và đồng thời gia tăng sức cạnh tranh, lợi nhuận.
Supply Chain là gì?
Supply Chain khi được dịch sang tiếng Việt có nghĩa là chuỗi cung ứng. Hoạt động này được hiểu là toàn bộ hệ thống sản xuất và phân phối sản phẩm, dịch vụ. Có nghĩa là chuỗi cung ứng sẽ bắt đầu từ giai đoạn tìm nguồn cung ứng nguyên liệu. Cho đến khi sản phẩm được hoàn thành và giao tới tay người tiêu dùng.
Chính vì vậy, khi nhắc đến chuỗi cung ứng, bạn có thể hiểu nó là một mạng lưới quản trị nhiều hoạt động phức tạp khác nhau. Như thu mua nguyên vật liệu, sản xuất từ nguyên vật liệu thành sản phẩm, tổ chức triển khai phân phối và vận chuyển sản phẩm đến khách hàng. Bên cạnh đó, Supply Chain còn có sự tham gia của rất nhiều bên khác bao gồm nhà cung ứng, đơn vị sản xuất, nhà phân phối và các đơn vị bên vận chuyển. Ngoài ra, Supply Chain cũng bao gồm cả nhiều luồng thông tin và nguồn tài nguyên đa dạng.
Ở Việt Nam, thuật ngữ “Supply Chain” vài năm trở lại đây mới được nhắc đến. Bởi do trước đó điều kiện kinh tế chưa cho phép. Không có doanh nghiệp nào mạo hiểm gia nhập một thương trường mới và đầy thách thức như vậy. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, Supply Chain ngày càng khẳng định được tầm quan trọng của mình. Nhất là đối với khả năng sống còn và phát triển của doanh nghiệp. Chính vì thế, các doanh nghiệp đều đầu tư mạnh vào việc nghiên cứu và đầu tư cho hệ thống cung ứng của mình.
Một vài thông tin về Supply Chainn
Thường xuyên xuất hiện cùng thuật ngữ Supply Chain là “Supply Chain Management” hay còn được gọi là quản trị chuỗi cung ứng (SCM). Khởi điểm của quản trị chuỗi cung ứng chỉ được xem là quá trình thu mua, vận chuyển hàng hóa và Logistics. Càng trở về sau, Supply Chain Management càng thể hiện được vai trò quan trọng của mình khi gắn liền với hầu hết các hoạt động của doanh nghiệp.
Tóm lại, quy trình quản trị chuỗi cung ứng ngoài việc phối hợp với các bên đối tác, nhà cung cấp, nhà bán lẻ. Chúng còn liên quan đến hoạch định chiến lược sản xuất, tìm nguồn cung chất lượng, thu mua và sản xuất hàng hóa, vận hành chuỗi Logistics,...
Vai trò của Logistics và Supply Chain
Logistics
Tiết kiệm và tối ưu chi phí trong hoạt động lưu thông, phân phối hàng hóa
Giá cả hàng hóa trên thị trường sẽ bằng giá cả ở nơi sản xuất cộng với chi phí lưu thông. Chi phí lưu thông của hàng hóa chiếm một tỷ lệ không hề nhỏ. Chúng là bộ phận cấu thành giá cả hàng hóa trên thị trường. Vận tải là một yếu tố vô cùng quan trọng của lưu thông bởi chúng có nhiệm vụ đưa hàng hóa đến nơi tiêu dùng và tạo khả năng để thực hiện giá trị và giá trị sử dụng của hàng hóa đó.
Đặc biệt là hàng hóa trong buôn bán Quốc tế, Logistics chiếm vai trò vô cùng quan trọng bởi chi phí vận tải chiếm tỷ trọng lớn. Nếu dịch vụ Logistics ngày càng chuẩn xác và hiện đại sẽ tiết kiệm được phần lớn chi phí cho vận tải và các chi phí phát sinh khác trong quá trình lưu thông. Chúng sẽ giảm được chi phí lưu thông và tiết kiệm.
Gia tăng giá trị kinh doanh của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ vận tải giao nhận
Logistics là một loại hình dịch vụ có quy mô rộng mở. Chúng phức tạp hơn so với các hoạt động vận tải giao nhận phổ biến thông thường. Do sự phát triển của công đoạn sản xuất, lưu thông, các chi tiết của một số sản phẩm có thể do nhiều Quốc gia tham gia cung ứng. Ngược lại, một loại sản phẩm của doanh nghiệp có thể tiêu thụ ở nhiều Quốc gia khác nhau, nhiều thị trường khác nhau. Nhờ đó mà dịch vụ mà khách hàng yêu cầu từ người kinh doanh nhận phải luôn đa dạng và phong phú.
Chính vì vậy, vị trí giao nhận ngày nay đã triển khai cung cấp các dịch vụ.Nhằm đáp ứng được những nhu cầu thực tế của khách hàng. Họ trở thành đơn vị cung cấp dịch vụ Logistics. Bên cạnh đó, dịch vụ Logistics đã góp phần làm gia tăng giá trị kinh doanh của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ giao thông vận tải giao nhận.
Phát triển hỗ trợ mở rộng thị trường Quốc tế
Logistics được ví như là chiếc cầu nối trong việc vận chuyển hàng hóa ra thị trường mở rộng mới mà không giới hạn mặt hàng sản phẩm. Chính vì thế mà các nhà kinh doanh muốn chiếm lĩnh và mở rộng thị trường cần phải có sự hỗ trợ của Logistics. Như vậy, Logistics cũng đã khẳng định được tầm quan trọng của mình. Việc chúng phát triển có lợi rất lớn cho việc khai thác và mở rộng thị trường kinh doanh cho các doanh nghiệp.
Supply Chain
Khi tìm hiểu rõ hơn về Supply chain, ta có thể thấy được tầm quan trọng của Supply chain đối với sự phát triển của doanh nghiệp như:
Supply chain giúp doanh nghiệp tăng thêm sức cạnh tranh trên thị trường
Chuỗi cung ứng bao gồm nhiều hoạt động và ảnh hưởng trực tiếp đến nhiều khâu. Nhiều giai đoạn khác nhau trong quá trình sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp. Chính vì vậy, việc quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả sẽ đem lại nhiều lợi thế cho doanh nghiệp. Ví dụ như tăng độ phủ của nhận diện thương hiệu trên thị trường, phát triển mạnh mẽ các chiến lược Marketing. Đem lại lợi thế cạnh tranh so với đối thủ và mở rộng hơn trong tương lai.
Quản lý hiệu quả cung cầu trong doanh nghiệp
Quản lý chuỗi cung ứng có mặt trong tất cả các hoạt động của doanh nghiệp. Từ việc lên kế hoạch, hoạch định chiến lược, quản lý việc tìm nguồn hàng, thu mua và sản xuất sản phẩm, hậu cần,...cho đến giai đoạn phối hợp với các đối tác, các bên trung gian và nhà cung cấp.
Bởi vậy, nếu quản lý chuỗi cung ứng tốt sẽ giúp doanh nghiệp quản lý hiệu quả được vấn đề cung cầu trong doanh nghiệp. Đồng nghĩa với việc đem lại sự tăng trưởng về doanh thu, lợi nhuận. Nắm bắt các cơ hội với những “cú nhảy” trên thị trường.
Đảm bảo đầu vào và đầu ra của sản phẩm luôn ổn định, hợp lý
Qua hoạt động quản lý chuỗi cung ứng, doanh nghiệp có thể đảm bảo tính ổn định đầu vào và đầu ra cho sản phẩm.
Về đầu vào, dựa theo các dự báo và kế hoạch trong chuỗi Supply Chain. Doanh nghiệp có thể ước tính lượng hàng hóa phù hợp với nhu cầu thị trường và người tiêu dùng. Từ đó, chúng góp phần hạn chế tình trạng tồn kho và mức độ rủi ro cho doanh nghiệp.
Về đầu ra, việc quản lý tốt chuỗi cung ứng giúp doanh nghiệp cung cấp đủ và đúng nhất với lượng sản phẩm cần thiết cho thị trường. Đem về doanh thu lợi nhuận tối đa cho công ty.
Hỗ trợ hoạt động Logistics hiệu quả cao hơn
Với hệ thống chuỗi cung ứng được vận hành bài bản và quản lý tốt. Doanh nghiệp có thể phân phối hàng hóa tới tay khách hàng trong thời gian sớm nhất và đảm bảo chất lượng hàng hóa. Qua đó, chuỗi cung ứng giúp doanh nghiệp này giảm thiểu chi phí và gia tăng lợi nhuận.
Sự khác biệt giữa Logistics và Supply Chain
Logistics Management | Supply Chain Management | |
Thời gian ra đời | Khái niệm logistics có từ rất sớm | Supply cee6.hain là khái niệm mới ra đời |
Phạm vi | Chủ yếu quản trị bên trong doanh nghiệp | Quản trị cả bên trong lẫn bên ngoài doanh nghiệp |
Số lượng doanh nghiệp liên quan | Cá nhân đơn | Nhiều doanh nghiệp |
Mục tiêu |
|
|
Về tầm ảnh hưởng | Ngắn/ trung hạn | Dài hạn |
Về công việc cụ thể | Quản trị hoạt động gồm vận tải, kho bãi, dự báo đơn hàng, giao nhận, dịch vụ khách hàng… | Tất cả hoạt động của logistics Quản trị nguồn cung cấp, sản xuất, hợp tác với đối tác, khách hàng… |
Học gì để làm việc trong lĩnh vực Supply Chain ?
Để có thể thử sức và làm việc trong lĩnh vực Supply Chain, bạn có thể lựa chọn theo học ngành Logistics. Hiện nay có nhiều trường học, trung tâm đào tạo ngành học này. Đặc biệt là các trường chuyên đào tạo về lĩnh vực kinh tế. Tuy nhiên, nếu bạn đang tìm kiếm một môi trường đào tạo chất lượng thì Cao đẳng Anh Quốc BTEC FPT chính là một ứng cử viên sáng giá.
Là một đơn vị giáo dục đào tạo chuẩn Anh Quốc. Đáp ứng sự khan hiếm về nhân lực chất lượng của ngành Logistics. Với lợi thế về ngôn ngữ và môi trường học tập chuẩn quốc tế. Cùng đội ngũ giảng viên ưu tú, nhiệt huyết, có kinh nghiệm dày dặn với thị trường ngành Logistics. Trong quá trình học tập, các bạn sinh viên sẽ được đào tạo những kiến thức nền vững chắc. Trang bị kỹ năng thực tế áp dụng cho công việc trong tương lai. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên BTEC FPT có thể tự tin và có cơ hội việc làm rộng mở ở cả Logistics và Supply Chain.
BTEC FPT ĐÀO TẠO 3 KHỐI NGÀNH HOT NHẤT
Lập trình máy tính : Kỹ Thuật Phần Mềm Quốc Tế – Lập Trình trí tuệ nhân tạo Quốc Tế (AI)
Quản trị kinh doanh : Marketing Quốc Tế – Quản Trị Kinh Doanh Quốc Tế – Logistic Quốc Tế
Thiết kế đồ họa: Thiết kế đồ họa Quốc Tế – Thiết kế nội thất Quốc Tế
>> Đăng ký để trở thành tân sinh viên BTEC FPT tại: https://btec.fpt.edu.vn/r/7e
——————
CAO ĐẲNG ANH QUỐC BTEC FPT
BẰNG QUỐC GIA ANH – HỌC NHANH, NGHỀ TỐT
Facebook: https://www.facebook.com/fptbtec
Tiktok: https://www.tiktok.com/@fpt_btec
IG: https://www.instagram.com/btecfpt
Hotline: 032 960 5828
Tin tức mới nhất
Nhập học liền tay