Đề thi THPT quốc gia 2023 môn văn mới nhất
Mỗi lần đến kỳ thi THPT Quốc Gia, đề thi Văn luôn là đề tài thảo luận sôi nổi và được nhiều sự quan tâm từ các thí sinh nhất. Vì mỗi năm, nội dung có những sự đổi mới và chủ đề đa dạng khác nhau. Do đó, BTEC FPT đã giúp các bạn tổng hợp các đề Văn những năm gần đây và đề thi THPT Quốc Gia 2023 môn văn mới nhất. Giúp các sĩ tử có thể ôn tập hiệu quả hơn.
Đề thi THPT Quốc Gia 2023 môn Văn
Mới đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố chính thức đề thi THPT Quốc Gia 2023 môn Văn. Về cấu trúc, mật độ khó của đề thi nhìn chung dễ hơn những năm trước. Ở câu 3 đọc hiểu, trước đây thường yêu cầu thí sinh trình bày hiểu biết còn hiện tại ở mức thông hiểu dễ làm hơn. Còn câu 4 phần đọc hiểu là câu hỏi vận dụng, có sự tương đương so với yêu cầu các đề thi những năm trước đây. Với câu này thí sinh nên trình bày ngắn gọn, súc tích thành một hoặc hai đoạn văn. Tránh lan man, dài dòng không vào trọng tâm.
👉 Xem thêm: Bộ 20 đề thi thử THPT quốc gia 2023 môn văn (Có Lời Giải)
👉 Xem thêm: Bộ đề thi tham khảo THPT quốc gia 2023 môn văn ( Có Lời Giải )
👉 Xem thêm: Tài liệu ôn thi THPT quốc gia 2023 môn văn cực chuẩn
👉 Xem thêm: Cấu trúc đề thi thpt quốc gia 2023 môn văn
👉 Xem thêm: Cách học văn thi thpt quốc gia điểm cao
Đề thi THPT Quốc Gia 2022 môn Văn
Đề thi THPT Quốc Gia 2022 môn Văn vẫn giữ cấu trúc cơ bản gồm 2 phần: Đọc hiểu (30%) và Làm văn (70%). Theo khung giảm tải của Bộ GD&ĐT, đề thi được giảm tải về độ khó và chiều sâu. Nhưng vẫn không mất đi yêu cầu về tư duy và vận dụng kiến thức trong chương trình văn học phổ thông.
Tại phần đọc hiểu, 4 câu hỏi tương ứng với các mức độ: Nhận biết; Thông hiểu; Vận dụng; Vận dụng cao. Tuy nhiên, 4 câu hỏi được đánh giá là khá dễ lấy điểm cho các thí sinh. Phần nghị luận xã hội cũng không đem lại quá nhiều khó khăn cho các sĩ tử trong việc phân tích và nêu lên quan điểm cá nhân của mình.
Đáp án đề thi tốt nghiệp THPT môn Văn năm 2022
I. ĐỌC HIỂU
Câu 1.
Thể thơ: Tự do.
Câu 2
Những tính từ miêu tả vẻ đẹp của tuổi trẻ trong đoạn thơ là: tinh khiết, khỏe, mơn mởn.
Câu 3.
- Biện pháp so sánh: Tuổi trẻ như sao trời mát mắt; và cháy bùng như lửa thiêng liêng.
- Biện pháp so sánh: Tuổi trẻ như sao trời mát mắt; và cháy bùng như lửa thiêng liêng.
- Ý nghĩa:
- Biện pháp so sánh giúp có hình ảnh được diễn đạt thêm sinh động, hấp dẫn, dễ hình dung.
- Sử dụng biện pháp so sánh “Tuổi trẻ” với sao trời, như ngọn lửa bùng cháy nhằm nhấn mạnh vẻ đẹp, sức mạnh quật cường, kiên cường của tuổi trẻ khi đất nước bình yên cũng như khi đất nước bị xâm lược.
- Qua hình ảnh so sánh tác giả ngợi ca, tôn vinh vẻ đẹp của sức mạnh tuổi trẻ.
Câu 4: Gợi ý: Suy ngẫm của tác giả về ý nghĩa sự hy sinh của tuổi trẻ:
- Tuổi trẻ là độ tuổi hồn nhiên, vui tươi, mang trong mình đầy những ước mơ, hoài bão.
- Khi đất nước bình yên, hay khi đất nước bị xâm lăng những người trẻ tuổi ấy không ngại từ bỏ những hoài bão của mình để đứng lên chống lại quân xâm lược.
- Dẫu có hy sinh, vẻ đẹp tâm hồn, tình yêu tổ quốc, tinh thần chiến đấu của những người trẻ tuổi ấy vẫn sống mãi như ánh sao chói lên lần cuối.
- Tinh thần bất khuất ấy sẽ là hành trang cho thế hệ mai sau. Họ sẽ bất tử cùng dân tộc.
- Sự hy sinh của những con người trẻ tuổi trong đoạn trích chính là bài học về lẽ sống cho thế hệ trẻ hôm nay.
II. LÀM VĂN
Câu 1.
1. Mở đoạn
– Giới thiệu vấn đề: Trách nhiệm của thế hệ trẻ trong việc tiếp bước các thế hệ đi trước.
2. Thân đoạn
a. Giải thích
– Trách nhiệm: là việc mà mỗi người phải làm và có ý thức với những việc làm đó.
=> Thế hệ trẻ phải có trách nhiệm của thế hệ trẻ trong việc tiếp bước các thế hệ đi trước.
b. Phân tích
* Tại sao thế hệ trẻ ngày nay cần có trách nhiệm tiếp bước các thế hệ đi trước?
– Ông cha ta từ ngàn đời xưa đã có công gây dựng và giữ gìn đất nước, chúng ta đang sống và được thừa hưởng nền độc lập dựa trên máu xương của biết bao thế hệ ấy, vì thế chúng ta cần có trách nhiệm phát huy và gây dựng đất nước ngày càng văn minh giàu mạnh hơn.
– Thế hệ trẻ chúng ta đang được quan tâm, tiếp nhận nhiều nền đào tạo, xu hướng, những kiến thức mới, cần mang những tri thức mình đã học được ra để giúp đỡ xây dựng nước nhà.
– Đối với thế hệ trẻ, tiếp bước các thế hệ đi trước trong học tập, xây dựng và bảo tồn dân tộc không chỉ đang góp phần xây dựng nước nhà, xã hội mà còn có cơ hội phát triển bản thân, tích lũy được nhiều kinh nghiệm, tạo ra nhiều cơ hội cho bản thân.
– Mỗi công dân, gia đình là tế bào của xã hội, được xã hội đào tạo và trau dồi, vì thế nếu mỗi người đều là những công dân có ích, noi gương các thế hệ đi trước sẽ giúp xây dựng một xã hội văn minh, gần gũi, phát triển
* Thế hệ trẻ cần làm gì để tiếp bước các thế hệ đi trước
– Đối với học sinh, sinh viên, chúng ta cần ra sức học tập, trau dồi bản thân và tích lũy cho mình nhiều kiến thức
– Không ngại khó khăn, thử thách, dám dấn thân vào làm, vào học để có nhiều trải nghiệm, tích lũy kinh nghiệm cho bản thân
– Có ý thức, biết ơn sâu sắc tới những thế hệ đi trước, những người đã có công gây dựng và là tấm gương để noi theo
c. Phản đề
– Nhiều bạn trẻ vẫn sống ỷ lại, dựa dẫm, không có ý thức muốn học hỏi, cống hiến cho xã hộI
– Lối sống ích kỉ, chỉ biết đến bản thân và không muốn vươn lên, an phận thủ thường đã kìm hãm sự phát triển của thế hệ ngày nay
3. Kết đoạn
– Khẳng định vấn đề: Trách nhiệm của thế hệ trẻ trong việc tiếp bước các thế hệ đi trước là một điều quan trọng.
– Liên hệ bản thân: Là một học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường, em ý thức được bản thân cần có trách nhiệm với những gì cha ông ta đã gây dựng trước đó, phải cố gắng nỗ lực rèn luyện hơn nữa để xứng đáng kế thừa và phát huy các thành quả của các thế hệ đi trước.
Đăng ký nhận học bổng ngay
Câu 2.
Cách giải.
I. Mở bài:
* Giới thiệu tác giả, tác phẩm:
– Tác giả: Nguyễn Minh Châu là cây bút văn xuôi tài năng của văn học Việt Nam hiện đại. Trước những năm tám mươi, ông sáng tác theo khuynh hướng sử thi thiên về trữ tình, lãng mạn. Sau đó, ông chuyển sang cảm hứng thế sự với những vấn đề đạo đức, triết lí nhân sinh. Là người mở đường tinh anh, cây bút tiên phong trong văn học thời kì đổi mới.
– Tác phẩm: “Chiếc thuyền ngoài xa” là một trong những truyện in đậm phong cách tự sự triết lí của Nguyễn Minh Châu, thể hiện những chiêm nghiệm sâu sắc của ông về nghệ thuật và cuộc đời.
* Khái quát vấn đề nghị luận: Phát hiện thứ nhất của nhân vật Phùng, liên hệ hình ảnh chiếc thuyền trong đoạn trích với hình ảnh chiếc thuyền đang chống chọi với sóng gió giữa phá được miêu tả trong truyện để rút ra thông điệp về mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống.
II. Thân bài:
1. Phân tích đoạn trích – Phát hiện thứ nhất của nhân vật Phùng.
a. Giới thiệu vị trí đoạn trích.
Đoạn trích nằm ở phần đầu tiên của tác phẩm khi nhân vật Phùng sau bao ngày tìm kiếm cũng phát hiện được một “cảnh đắt trời cho”.
b. Phân tích: Phát hiện thứ nhất – về cái tuyệt mĩ, tuyệt thiện:
– Khung cảnh biển buổi sáng trong sương mai hiện lên đẹp đẽ, tuyệt bích như bức họa mực tàu.
– Khung cảnh rộng lớn của biển cả với hình ảnh chiếc thuyền thơ mộng, thanh bình xuất hiện giữa bầu sương mù trắng như sữa lại pha chút hồng hồng do ánh mặt trời chiếu vào.
– Vài bóng người lớn lẫn trẻ con ngồi im như tượng trên chiếc mui khum khum đang hướng mặt vào bờ.
-> Cảm nhận tinh tế cùng với đôi mắt của người nghệ sĩ đã phát hiện ra vẻ đẹp của bức tranh cuộc sống mà anh cho rằng đây là “cảnh đắt trời cho”. Đó là bức họa diệu kỳ do thiên nhiên, cuộc sống ban tặng cho con người; là sản phẩm quý hiếm của hóa công mà trong đời người nghệ sĩ nhiếp ảnh nào cũng khao khát được chứng kiến. Chính vì thế người nghệ sĩ cảm thấy bị rung động, hạnh phúc đó là niềm hạnh phúc của sự khám phá và sáng tạo, của sự cảm nhận cái đẹp tuyệt diệu.
– Trong giây lát, Phùng đã nhận ra được chân lý của sự hoàn mỹ, thì ra đứng trước cảnh đẹp, trước sự toàn bích, hài hòa, lãng mạn của cuộc đời, tâm hồn người nghệ sĩ có thể được thanh lọc để trở nên trong trẻo hơn.
=> Phát hiện đầu tiên của nhân vật Phùng cho chúng ta thấy hình ảnh của một người nghệ sĩ chân chính, một người nghệ sĩ với sự một tâm hồn nhạy cảm, tinh tế, yêu cái đẹp và trân trọng cái đẹp. Đối với anh cái đẹp chính là đạo đức. Thế nhưng cũng từ phát hiện này ta cũng nhận ra cái nhìn của nhân vật Phùng có chút phiến diện, chỉ toàn màu hồng, toàn những điều đẹp đẽ mà chưa mang sự từng trải, cái nhìn đa chiều.
2. Liên hệ với hình ảnh chiếc thuyền chống chọi với sóng gió giữa phá được miêu tả trong truyện để rút ra thông điệp về mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống.
– Hình ảnh chiếc thuyền trong đoạn trích: là hình ảnh đẹp, bình dị có chút thơ mộng. Đây chính là hình ảnh tượng trưng cho nghệ thuật, vẻ đẹp của cuộc sống.
– Hình ảnh chiếc thuyền phải chống chọi giữa phá: là hình ảnh mang tính hiện thực thể hiện những khó khăn, những góc khuất của cuộc đời.
-> Nhìn hiện tượng thì đây là hai hình ảnh đối lập nhau nhưng trên thực tế cả hai con thuyền đều hướng đến giá trị riêng: một giá trị là cái dễ thấy, dễ nhìn, một giá trị thì cần đào sâu, tìm tòi mới có thể phát hiện được. Bởi vậy, người nghệ sĩ đứng trước cái đẹp không chỉ đơn giản là nhìn thấy mà còn cần phải nhìn thấu.
=> Thông điệp về mối quan hệ giữa nghệ thuật với cuộc sống: Nghệ thuật phải gắn liền và bắt nguồn từ cuộc sống, không được xa rời cuộc sống và phải quay trở về để phục vụ cuộc sống. Và đối với người nghệ sĩ cũng cần có con mắt tinh tường, thấu cảm trước mọi sự việc của cuộc đời, để từ đó không chỉ phát hiện ra những vẻ đẹp bề nổi mà còn phát hiện những vẻ đẹp khuất lấp, gai góc của cuộc đời này.
III. Kết bài:
– Khái quát lại giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của tác phẩm.
– Khẳng định vị thế của nhà văn.
Đề thi THPT Quốc Gia 2021 môn Văn
Năm 2021, đề Ngữ Văn được đánh giá là tương đối dễ. Đảm bảo được hình thức cũng như nội dung của Bộ Giáo Dục đưa ra. Tuy đề thi có phần nhẹ nhàng, nhưng vẫn không bỏ đi yếu tố phân loại đánh giá học sinh. Ở câu 4 phần đọc hiểu, học sinh cần phải kết hợp các tình huống và vấn đề trong xã hội để trả lời. Với phần bài nghị luận xã hội, câu hỏi đã cung cấp đầy đủ và chính xác các yêu cầu cụ thể. Thí sinh có thể viết được đoạn văn đảm bảo dung lượng, yêu cầu mà đề thi mong muốn.
Điểm hơi khó trong đề thi THPT Quốc Gia môn Văn 2021 là sự giao thoa giữa phần nghị luận xã hội với câu 4 phần đọc hiểu. Với khía cạnh cần bàn luận và chiều sâu. Khiến cho các thí sinh giảm sự hứng thú cũng như giành ít sự sáng tạo vào bài làm.
Đáp án đề thi thpt quốc gia 2021 môn Văn
Phần đọc hiểu:
Câu 1:
Sự ra đời của dòng sông, theo đoạn trích: Từ những kẽ hở trên mặt đất, nước trào lên. Từ một dòng nước nhỏ, nước hòa vào với nước rơi từ trên trời và nước thấm vào đất để tạo nên một dòng suối nhỏ cứ chảy mãi xuống cho tới khi, một dòng sông ra đời.
Câu 2:
Theo đoạn trích, món quà cuối cùng nước dành tặng cho loài người trước khi hòa vào biển cả là những vùng châu thổ màu mỡ – những vùng nông nghiệp vĩ đại.
Câu 3:
Câu văn trên ẩn dụ về dòng chảy của nước và cuộc đời của mỗi con người:
– Dòng chảy của nước luôn luôn vận động, không ngừng nghỉ và chứng kiến tất cả những hoạt động diễn ra thường ngày của con người.
– Dòng chảy của nước chính là ẩn dụ cho cuộc đời của mỗi con người.
+ Cuộc đời mỗi con người cũng trải qua những giai đoạn sinh – lão – bệnh – tử, chứng kiến tất cả những hỉ nộ ái ố, những khía cạnh khác nhau của cuộc đời với nhiều trạng thái và cung bậc khác nhau.
+ Dòng sông chầm chậm trôi ẩn dụ cho cuộc đời mỗi con người, khi chúng ta biết sống chậm lại để lắng nghe và quan sát, cuộc sống của chúng ta sẽ trở nên sâu sắc hơn.
Câu 4.
Dựa vào nội dung đoạn trích, HS lựa chọn những bài học phù hợp. Sau đây là gợi ý của Tuyensinh247.com:
Bài học về lẽ sống mà văn bản muốn gửi gắm qua hành trình từ sông ra biển của nước:
– Cuộc đời mỗi con người là hữu hạn, hãy sống thật ý nghĩa. Để giống như dòng chảy kia, khi vừa sinh ra, chúng ta chỉ là những giọt nước nhỏ bé được trào lên từ những kẽ hở trên mặt đất nhưng khi cuối đời, ta đã phát triển thành một vùng đất rộng lớn, góp phần làm nên những vùng nông nghiệp vĩ đại.
– Cuộc sống chứa đựng muôn vàn thử thách và khó khăn, hãy mạnh mẽ như dòng chảy để có thể xuyên qua núi hay thậm chí tạo thành một hẻm núi, đánh bật lại những khó khăn của cuộc đời mình.
– Cuộc sống có vô vàn màu sắc và cung bậc khác nhau, hãy sống chậm lại một chút để lắng nghe và tận hưởng những vẻ đẹp của cuộc đời, để từ đó bồi đắp thêm sự phong phú cho tâm hồn mỗi chúng ta.
Phần làm văn:
Câu 1:
1. Giới thiệu vấn đề: Sự cần thiết phải biết sống cống hiến
2. Giải thích vấn đề:
– Khái niệm cống hiến: là sự tự nguyện, tự giác đem sức lực, tài năng và trí tuệ của mình để đóng góp cho lợi ích chung của xã hội.
– Sống cống hiến là không màng đến lợi ích cá nhân mà làm hết mình vì lợi ích chung, vì sự phát triển của một tập thể, một cộng đồng…
3. Phân tích vấn đề:
– Cống hiến là một trong những đức tính và phẩm chất tốt đẹp của con người.
– Cống hiến ngay từ những gì nhỏ bé nhất: ta có kiến thức – ta vận dụng kiến thức để phát minh, sáng tạo…; ta có cơ bắp – ta lao động để tạo ra của cải vật chất, sản phẩm…; ta có trái tim – ta lan tỏa tình yêu thương và năng lượng tích cực cho nhân loại…
– Ta cống hiến mà không vụ lợi, không đòi hỏi phải được nhận lại điều gì. Lăn xả và cống hiến hết mình cho đất nước, cho xã hội mà không toan tính điều chi. Cho đến thời bình, thế hệ trẻ đang ngày càng cố gắng và nỗ lực học tập, rèn luyện, không ngừng tìm tòi, khám phá để góp phần xây dựng đất nước… Tất cả sự cống hiến ấy đều cao đẹp và có ý nghĩa thật sâu sắc.
– Dẫn chứng:
+ Trong thời chiến: Bác Hồ đã cống hiến cả cuộc đời mình cho độc lập dân tộc, các anh hùng Võ Thị Sáu, Nguyễn Văn Trỗi, Lý Tự Trọng,… đã hi sinh cuộc đời khi ở độ tuổi đẹp nhất để cống hiến cho đất nước mà không cầu lợi danh.
+ Trong thời bình: Các y bác sĩ lên đường vào thành phố Hồ Chí Minh, Bắc Giang chống dịch; Những người chiến sĩ nơi biển đảo xa xôi, họ sẵn sàng hi sinh tuổi trẻ, tình yêu, hạnh phúc sum vầy bên gia đình để làm nhiệm vụ bảo vệ đất nước.
– Việc cống hiến không chỉ giúp chúng ta có được những hiểu biết sâu rộng, có nền tảng vững chắc cho tương lai mà còn đưa đất nước ngày càng phát triển, hòa nhập với thế giới một cách bình đẳng và khẳng định được vị thế.
– Tuy nhiên, bên cạnh những con người đã và đang cống hiến thì còn tồn tại một số bộ phận con người sống lười nhác, ích kỷ, chỉ nghĩ đến vụ lợi của bản thân mà không muốn đóng góp cho cộng đồng. Họ chỉ nghĩ xem họ làm có được nhận lại gì hay không, có lợi cho họ hay không. Đó không phải là một phong cách sống đẹp.
4. Liên hệ bản thân/Đúc kết vấn đề
– Với tư cách là một học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường, tôi hiểu rằng mình cần phải nỗ lực miệt mài học tập, rèn luyện hơn nữa để cống hiến và đóng góp thật nhiều cho đất nước, cho xã hội,…dù là những gì nhỏ bé nhất.
– Cống hiến là một đức tính tốt mà con người cần phải có, đặc biệt là chúng ta – thế hệ chủ nhân tương lai của đất nước.
Câu 2:
1. Mở bài:
– Giới thiệu tác giả Xuân Quỳnh: Xuân Quỳnh là một trong số những nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ. Bà được xem là một trong những người viết thơ tình hay nhất trong nền thơ Việt Nam từ sau 1945. Đó là tình yêu vừa nồng nàn, sôi nổi, say đắm, vừa tha thiết dịu dàng, vừa giàu trực cảm, lại lắng sâu trải nghiệm những suy tư.
– Giới thiệu tác phẩm: “Sóng” là tác phẩm tiêu biểu của Xuân Quỳnh được in trong tập “Hoa dọc chiến hào” xuất bản năm 1968. Tác phẩm đã thể hiện khát vọng tình yêu như một nhu cầu tự nhận thức, khám phá. Cảm xúc thơ do vậy vừa sôi nổi mãnh liệt, vừa gợi tới chiều sâu của sự triết lí.
– Giới thiệu luận đề: Cảm xúc về đoạn trích. Nhận xét vẻ đẹp nữ tính trong thơ Xuân Quỳnh.
2. Thân bài:
a. Vị trí đoạn trích
Đoạn trích nằm trong tác phẩm “Sóng” thuộc giới hạn từ khổ thơ thứ 3 đến khổ thơ thứ 5. Đoạn trích nói đến khát vọng tự nhận thức và nỗi nhớ trong tình yêu của người phụ nữ.
b. Cảm nhận đoạn trích:
* Khát vọng tự nhận thức của người con gái trong tình yêu (Khổ 3 và khổ 4)
Hình tượng “sóng” diễn tả bản chất của tình yêu – sự bí ẩn không thể lý giải được của tình yêu:
Trước muôn trùng sóng bể
…..
Khi nào ta yêu nhau
– Ở khổ thơ này, nhân vật “em” đã trực tiếp xuất hiện, đối diện với muôn trùng sóng biển, với bao la đất trời, em đã nghĩ về biển lớn tình yêu của mình: “Trước muôn… lên”. Biện pháp điệp từ và điệp cấu trúc câu “em nghĩ về” cùng những câu hỏi dồn dập: “Từ khi nào sóng lên? Gió bắt đầu từ đâu? Khi nào ta yêu nhau?” đã diễn tả sự trăn trở, khắc khoải của em khi nghĩ về tình yêu.
– “Em nghĩ” hai tiếng ấy lặp lại như là sự khám phá, tìm tòi:
+ Về biển lớn: “Từ nơi nào sóng lên?” -> Trả lời: “Sóng bắt đầu từ gió”
+ Về anh, em: “Khi nào ta yêu nhau?” -> Trả lời “Em cũng không biết nữa”
– Khi tình yêu đến, như một lẽ tự nhiên, thường tình, con người luôn có nhu cầu tìm hiểu, cắt nghĩa. Xuân Quỳnh đã mượn sóng để cắt nghĩa tình yêu: “Sóng bắt đầu từ gió/ Gió bắt đầu từ đâu?”. Tuy nhiên quy luật của thiên nhiên, đất trời còn có thể lý giải được bằng những tri thức, sự hiểu biết nhưng cội nguồn của tình yêu thì không thể nào định nghĩa được một cách rõ ràng. Bởi lẽ tình yêu thuộc về những cung bậc cảm xúc, nó là những rung động hết sức phong phú của mỗi tâm hồn. Nhà thơ chỉ còn biết thú nhận sự bất lực của mình một cách rất đáng yêu: “Em cũng không biết nữa – Khi nào ta yêu nhau”. Hai câu thơ có cấu trúc đảo (đáp trước, hỏi sau) đã diễn tả thật thành công sự bối rối và cả niềm hạnh phúc của người phụ nữ khi yêu.
=> Hai câu hỏi đan cài vào nhau, nhập hòa vào một. Chúng ta có thể lý giải được cội nguồn của sóng, của gió nhưng không thể nào cắt nghĩa, lý giải được nguồn cội của tình yêu. Nó lạ lùng bí ẩn nhưng cũng rất tự nhiên. Sức hấp dẫn của tình yêu chính là ở chỗ đó.
* Nỗi nhớ trong tình yêu (Khổ 5)
Hình tượng “sóng” diễn tả nỗi nhớ trong tình yêu:
Con sóng dưới lòng sâu
….
Dù muôn vời cách trở
– Khổ năm đọng lại một chữ “nhớ”. Nỗi nhớ gắn với không gian “dưới lòng sâu”, “trên mặt nước”, với “bờ”; nó bao trùm cả thời gian “ngày đêm không ngủ được”, và xâm chiếm tâm hồn con người ngay cả trong vô thức “Lòng em nhớ đến anh/ Cả trong mơ còn thức”. Một tiếng “nhớ” mà nói được nhiều điều.
– “Sóng nhớ bờ” là nỗi nhớ vượt qua không gian, “Ngày đêm không ngủ được” là nỗi nhớ vượt qua thời gian. Đó là nỗi nhớ tha thiết khôn nguôi, khắc khoải đến tận cùng.
– Từ nỗi nhớ của sóng đối với bờ, Xuân Quỳnh nói đến nỗi nhớ của em đối với anh: “Lòng em nhớ đến anh/ Cả trong mơ còn thức”. Đây có thể xem là hai câu thơ hay nhất trong bài. Hơn cả sóng, nỗi nhớ của em không chỉ bao trùm không gian, thời gian mà còn ăn sâu vào tiềm thức, vào vô thức.
– Em đã hóa thân vào sóng. Sóng đã hoà nhập vào tâm hồn em để trở nên có linh hồn thao thức.
– Đây là khổ duy nhất trong bài có đến 6 câu thơ, sự phá cách ấy đã góp phần diễn tả sự trào dâng mãnh liệt của nỗi nhớ trong tình yêu.
c. Cảm nhận vẻ đẹp nữ tính của nhà thơ Xuân Quỳnh
– Vẻ đẹp nữ tính trong thơ Xuân Quỳnh chính là tiếng lòng của tâm hồn người phụ nữ khi yêu được thể hiện một cách dịu dàng, đằm thắm.
– Bài thơ Sóng là một trong những bài thơ tiêu biểu thể hiện nét nữ tính trong thơ Xuân Quỳnh. Tình yêu được thể hiện trong bài thơ vừa mạnh mẽ, nồng nàn lại vừa dịu dàng, sâu lắng, chính nó đã làm nên vẻ đẹp nữ tính trong hình tượng sóng.
– Tình yêu đó còn chan chứa sự trăn trở, suy tư của người con gái khi yêu. Những băn khoăn, âu lo được Xuân Quỳnh thể hiện vô cùng mềm mại, nữ tính qua những câu hỏi như: Em cũng không biết nữa/ Khi nào ta yêu nhau.
– Tính nữ đó còn được thể hiện một cách bình thường, dung dị qua khao khát hạnh phúc đời thường – khao khát thường trực thể hiện trong thơ Xuân Quỳnh. Đó là nỗi nhớ da diết, cháy bỏng, “cả trong mơ còn thức” của người con gái khi yêu. Là tình yêu mãnh liệt, sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn, sóng gió. Đó còn là khát khao tận hiến, khát vọng được hóa thân, được hòa nhập vào biển lớn tình yêu.
=> Bài thơ Sóng chính là một minh chứng rõ ràng nhất cho vẻ đẹp nữ tính trong thơ Xuân Quỳnh. Tác phẩm cho thấy vẻ đẹp tâm hồn cũng như tấm lòng trắc ẩn của người phụ nữ khi yêu.
3. Kết bài
– Khái quát lại giá trị nội dung của đoạn trích: Khát vọng tự khám phá và nỗi nhớ trong tình yêu của người con gái.
– Đưa ra nhận định, cảm xúc của bản thân về nét nữ tính trong thơ Xuân Quỳnh
– Khái quát lại giá trị nghệ thuật.
Đề thi THPT Quốc Gia 2020 môn Văn
So với năm 2019, đề văn THPT Quốc Gia 2020 có sự phân hóa rõ rệt. Đòi hỏi thí sinh phải có chiều sâu. Tuy nhiên, độ khó của đề thi ở mức vừa phải. Đảm bảo thí sinh có học lực trung bình vẫn có thể kiếm được điểm trung bình. Bên cạnh đó, phần nghị luận xã hội được cho là dễ đoán vì bối cảnh Covid và hình ảnh xã hội chống dịch lúc đó.
Độ khó của đề thi THPT Quốc Gia 2020 môn Văn ở mức vừa phải. Những thí sinh có lực học vừa phải cũng có thể dễ dàng kiếm được điểm trên trung bình. Ngoài ra, phần nghị luận văn học gây bất ngờ với các thí sinh học tủ vì không ra thơ như năm ngoái.
Đề thi THPT Quốc Gia 2019 môn Văn
Đề thi THPTQG môn Văn năm 2019 được đánh giá là thoải mái. Mức độ phân hóa được trải đều bám sát với đề thi mẫu cho thí sinh. Tại phần đọc hiểu, tích hợp với những câu hỏi mở. Giúp thí sinh được suy nghĩ, trình bày quan điểm riêng của mình nhằm tăng sự sáng tạo trong khả năng tư duy.
Nhìn chung, đề thi năm 2019 là một đề hay. Bám sát chương trình sách giáo khoa, có đầy đủ các mức độ nhận thức. Học sinh cần phải nắm chắc kiến thức và thuần thục kĩ năng làm các dạng bài, mới có thể đạt được điểm khá, giỏi.
Trên đây là các đề thi THPT Quốc Gia môn Văn những năm gần đây và đề thi minh họa THPTQG 2023 môn Văn. Được BTEC FPT tổng hợp lại. Mong rằng, đây sẽ là tài liệu giúp ích được cho các bạn khối 12 đang trong quá trình ôn tập. Chúc các sĩ tử của chúng ta ôn tập và luyện đề thật tốt để bước vào kỳ thi THPT Quốc Gia 2023 sắp tới.
Tin tức mới nhất
Nhập học liền tay