Bỏ túi 15 thuật ngữ về chuyên ngành Logistics
Logistics - Mua sắm và quản lý cung ứng là lĩnh vực rất rộng, và cũng tạo ra khó khăn cho những bạn mới tìm hiểu về ngành này. Vì thế, ở bài viết này, BTEC FPT đã sưu tầm cho bạn 15 thuật ngữ về chuyên ngành Logistics thông dụng nhất. Cùng khám phá nhé!
Logistics là gì?
Logistics là quá trình lập kế hoạch, thực hiện và kiểm soát dòng di chuyển và lưu kho những nguyên vật liệu trong quy trình sản xuất. Nói cách đơn giản hơn, Logistics là dịch vụ hậu cần và là một phần của quản trị chuỗi cung ứng.
15 thuật ngữ về chuyên ngành Logistics
Thường các thuật ngữ sẽ xuất phát từ tiếng Anh, có hàng nghìn thuật ngữ và viết tắt liên quan đến ngành Logistics. Để biết hết các thuật ngữ đó cũng mất nhiều năm để học và thông thạo. Dưới đây là 15 thuật ngữ cơ bản, thông dụng nhất trong ngành Logistics.
👉 Xem thêm: Ngành logistics học trường nào tốt, học phí rẻ?
👉 Xem thêm: Logistic và quản lý chuỗi cung ứng học gì? Ra làm gì?
👉 Xem thêm: Ngành Logistics thi khối nào? Điểm chuẩn bao nhiêu?
👉 Xem thêm: Logistics và quản lý chuỗi cung ứng học trường nào?
👉 Xem thêm: Ngành logistics ra làm gì? mức lương ra sao?
1, Amendment fee - Phí sửa đổi vận đơn B/L
Phí sửa đổi vận đơn B/L là phí chủ hàng phải trả khi muốn thay đổi nội dung vận đơn. Sau khi quá thời hạn do hãng tàu quy định. Loại chi phí này chỉ áp dụng đối với hàng xuất.
2, Bill of lading (B/L) - Vận đơn đường biển
Vận đơn đường biển là chứng từ quan trọng không thể thiếu trong bộ chứng từ xuất nhập khẩu. B/L thể hiện các thông tin về hàng hóa, chứng từ được hãng tàu cung cấp cho người gửi hàng.
3, Container Freight Station (Kho CFS) - Trạm container hàng lẻ
Trạm container hàng lẻ là khi có một lô hàng lẻ xuất/ nhập khẩu các công ty phải dỡ hàng hóa từ container để đưa vào kho hoặc ngược lại. Sau đó họ thu phí CFS.
4, Customs Declaration - Tờ khai hải quan
Tờ khai hải quan là chứng từ kê khai hàng hóa xuất, nhập khẩu với cơ quan hải quan để hàng hóa có đủ điều kiện xuất, nhập khẩu.
5, Door to Door - Từ kho đến kho
Door to Door được hiểu là phương thức vận chuyển hàng hóa từ kho gửi hàng đến kho nhận hàng. Thường kết hợp với nhiều phương thức vận tải khác nhau.
6, Direct Bill of Lading - Vận đơn đi thẳng
Vận đơn đi thẳng là loại vận đơn đường biển, cấp cho hàng hóa chở thẳng từ cảng gửi hàng đến cảng nhận hàng không qua chuyền tải.
7, Freight collect/ Freight Prepaid - Cước phí trả sau/ Cước phí trả trước
Cước phí trả sau là loại cước phí mà người nhận hàng sẽ trả tại cảng đến. Thường áp dụng khi mua hàng theo điều kiện giao hàng FOB hoặc EXW.
Cước phí trả trước là loại cước phí được trả trước tại cảng xếp hàng. Thường áp dụng khi mua bán hàng hóa theo điều kiện C hoặc D.
8, House Bill (HBL) - Vận đơn hàng lẻ
Vận đơn hàng lẻ là những loại vận đơn do công ty Forwarder phát hành cho Shipper, là người xuất hàng thực tế và người nhận hàng thực tế. Những loại vận đơn do hãng tàu phát hành như Bill gốc, Telex Release hay Express Release. Thì các công ty Forwarder vẫn có quyền phát hành những hóa đơn này.
9, Incoterms
Incoterms là chữ viết tắt của International Commerce Terms. Tập hợp các quy tắc của thương mại quốc tế quy định, về trách nhiệm của các bên trong hợp đồng ngoại thương.
10, Mater Bill (MBL) - Vận đơn chủ
Vận đơn chủ là loại vận đơn do người sở hữu phương tiện vận chuyển cấp cho người đứng tên trên hóa đơn với tư cách là chủ hàng. Hình thức nhận diện của MBL là trên vận đơn có thông tin của hãng tàu. Như tên công ty, số điện thoại, logo, văn phòng hãng tàu.
11, Overweight - Quá tải
Quá tải là thuật ngữ chỉ việc phương tiện vận tải chở hàng hóa vượt quá trọng lượng của hàng hóa cho phép.
12, Peak Season (PSS) - Phí mùa cao điểm
Phí mùa cao điểm thường được các hãng tàu áp dụng mùa cao điểm từ tháng 8 đến tháng 10. Khi có sự tăng mạnh về nhu cầu vận chuyển hàng hóa để chuẩn bị cho các dịp lễ.
13, Port of Discharge (POD)/ Port of Loading (POL) - Cảng dỡ hàng/ Cảng xếp hàng
Cảng dỡ hàng là cảng trung chuyển hoặc có thể gọi là cảng đích.
Cảng xếp hàng là nơi nhận hàng để xuất, tùy vào việc thanh toán bằng LC hoặc TT mà đặt tàu cho đúng yêu cầu LC.
14, Port Congestion Surcharge (PCS) - Phụ phí tắc nghẽn cảng
Phụ phí tắc nghẽn cảng chỉ áp dụng khi khi cảng xếp hoặc lỡ xảy ra ùn tắc, làm tàu bị chậm trễ dẫn đến phát sinh chi phí liên quan đến chủ tàu.
15, Stock - Keeping Unit (SKU) - Mã hàng hóa
SKU là đơn vị phân loại hàng hóa tồn kho dựa trên hình dạng, chức năng hoặc trên một chuỗi các kí tự gồm số/ chữ.
Chuyên ngành Logistics tại BTEC FPT
Tại BTEC FPT, sinh viên theo học chuyên ngành Logistics sẽ được học bằng chương trình quốc tế, kết hợp tinh hoa giữa hai nền giáo dục của FPT Edu và Pearson Edu. Chương trình học ngắn hạn chỉ với 2 năm 6 kỳ, trang bị cho các bạn sinh viên đầy đủ các kiến thức về ngành cũng như các kỹ năng mềm khác nhau. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có cơ hội làm việc tại các công ty dịch vụ Logistics hay các doanh nghiệp xuất nhập khẩu.
BTEC FPT ĐÀO TẠO 3 KHỐI NGÀNH HOT NHẤT
Lập trình máy tính: Kỹ Thuật Phần Mềm – Phân tích dữ liệu
Quản trị kinh doanh: Quản trị kinh doanh – Marketing – Logistics Mua sắm và quản lý cung ứng
Thiết kế đồ họa: Thiết kế đồ họa – Thiết kế nội thất
>> Đăng ký để trở thành tân sinh viên BTEC FPT tại: https://btec.fpt.edu.vn/r/7e
——————
CAO ĐẲNG ANH QUỐC BTEC FPT
BẰNG QUỐC GIA ANH – HỌC NHANH, NGHỀ TỐT
Facebook: https://www.facebook.com/fptbtec
Tiktok: https://www.tiktok.com/@fpt_btec
IG: https://www.instagram.com/btecfpt
Hotline: 032 960 5828
Tin tức mới nhất
Nhập học liền tay