Cùng với sự bùng nổ của công nghệ số đã tạo ra rất nhiều xu thế mới về ngành nghề. Đây là cơ hội việc làm lớn cho các bạn trẻ. Điển hình đó là ngành truyền thông marketing, ngành học có sức hấp dẫn đối với GenZ năng động.
Ngành Truyền thông Marketing (Marketing Communications – Marcom) là sự kết hợp giữa Marketing và Truyền thông, giúp doanh nghiệp xây dựng thương hiệu, quảng bá sản phẩm/dịch vụ đến khách hàng thông qua các phương tiện truyền thông khác nhau.
Các công cụ truyền thông như báo chí, truyền hình luôn là phương thức nhanh chóng nhất để cập nhật và gắn kết. Sự bùng nổ của thời đại số khiến các phương tiện truyền thông trở nên phổ biến và dần trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống chúng ta ngày nay.
Trong thời đại ấy, sức mạnh của truyền thông còn được vận dụng để phục vụ mục đích kinh doanh. Do đó ngành truyền thông marketing ra đời để tiếp thị sản phẩm thông qua việc xây dựng hình ảnh. Đem tới cho người dùng thông điệp và giá trị sâu sắc.
Có rất nhiều cách thức để doanh nghiệp đưa sản phẩm của mình đến với khách hàng tiêm năng. Tuy nhiên điều này đang trở nên dễ đang hơn bao giờ hết với sự bùng nổ của Internet. Cùng với sự gia tăng chóng mặt của các thiết bị thông minh, truyền thông marketing trở thành một sự lựa chọn không thể tuyệt hơn.
Ngành truyền thông Marketing học những gì?
Chuyên ngành truyền thông Marketing sẽ đòi hỏi các bạn xây dựng được chiến lược và triển khai đa dạng hình thức truyền thông. Các công cụ quảng cáo, xúc tiến bán, khuyến mãi, quan hệ công chúng,... Mục tiêu là dùng tất cả các ông cụ truyền thông nhắm đến đối tượng mục tiêu.
Tham gia học ngành này bạn sẽ được học:
Các kiến thức cơ bản về truyền thông, xã hội, quản trị doanh nghiệp,
Phân tích hành vi khách hàng
Phân tích nhu cầu và xu thế của thị trường.
Triển khai các công cụ xúc tiến quảng cáo.
Sử dụng các phần mềm phân tích thống kê.
Bên cạnh đó là rèn luyện cho sinh viên tư duy sáng tạo. Sự nhanh nhẹn bắt kịp với xu hướng của thời đại. Các kĩ năng tự học và làm việc nhóm.
Ngành Truyền thông Marketing (Marketing Communications - Marcom) bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau nhằm giúp doanh nghiệp kết nối với khách hàng và xây dựng thương hiệu. Dưới đây là các lĩnh vực chính:
1. Quảng cáo (Advertising)
Là việc sử dụng các phương tiện truyền thông để giới thiệu sản phẩm/dịch vụ đến khách hàng.
Các hình thức phổ biến:
Quảng cáo truyền hình (TV Ads), radio
Quảng cáo báo chí, tạp chí
Quảng cáo ngoài trời (billboard, banner)
Quảng cáo số (Facebook Ads, Google Ads, TikTok Ads…)
2. Quan hệ công chúng (PR – Public Relations)
Là quá trình xây dựng hình ảnh thương hiệu thông qua truyền thông và báo chí.
Các hoạt động chính:
Viết thông cáo báo chí
Tổ chức sự kiện, họp báo
Hợp tác với KOLs, Influencers
Quản lý khủng hoảng truyền thông
3. Digital Marketing
Là việc sử dụng nền tảng số để tiếp cận khách hàng tiềm năng.
Các mảng chính:
SEO (Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm)
Quảng cáo trực tuyến (Google Ads, Facebook Ads…)
Social Media Marketing (Facebook, Instagram, TikTok…)
Email Marketing
Website & Blog Content
4. Tiếp thị trực tiếp (Direct Marketing)
Là phương thức tiếp cận khách hàng tiềm năng một cách trực tiếp và cá nhân hóa.
Các hình thức chính:
Gửi email quảng cáo
Gửi SMS, tin nhắn Zalo, Messenger
Telesales – Gọi điện tư vấn trực tiếp
Bán hàng tận nơi (Door-to-door)
5. Truyền thông thương hiệu (Brand Communication)
Tập trung vào việc xây dựng và duy trì hình ảnh thương hiệu.
Các hoạt động chính:
Xây dựng câu chuyện thương hiệu (Brand Storytelling)
Định vị thương hiệu
Quản lý hình ảnh trên các kênh truyền thông
Xây dựng bộ nhận diện thương hiệu
Giữ chỉ tiêu sớm
Nhận ngay học bổng lên tới 70% học phí
6. Marketing sự kiện (Event Marketing)
Tổ chức sự kiện để quảng bá thương hiệu và tạo kết nối với khách hàng.
Các loại sự kiện:
Sự kiện ra mắt sản phẩm
Hội nghị, hội thảo (Conference, Webinar)
Activation – Chương trình quảng bá ngoài trời
Sponsorship – Tài trợ sự kiện
7. Nghiên cứu thị trường (Market Research)
Tìm hiểu nhu cầu, hành vi khách hàng để tối ưu chiến dịch Marketing.
Phương pháp chính:
Phỏng vấn nhóm, khảo sát
Phân tích dữ liệu khách hàng
Quan sát hành vi tiêu dùng
Đánh giá đối thủ cạnh tranh
8. Quản lý quan hệ khách hàng (CRM – Customer Relationship Management)
Xây dựng và duy trì mối quan hệ lâu dài với khách hàng.
Các công cụ CRM phổ biến:
Email & SMS Marketing
Chương trình khách hàng thân thiết (Loyalty Program)
Dịch vụ khách hàng (Customer Support)
Phần mềm quản lý khách hàng (HubSpot, Salesforce…)
9. Marketing truyền miệng (Word-of-Mouth Marketing - WOMM)
Lợi dụng sự lan truyền tự nhiên của khách hàng để quảng bá sản phẩm.
Các hình thức chính:
Đánh giá & nhận xét (Review)
KOLs, Influencer Marketing
Chia sẻ trên mạng xã hội (Viral Marketing)
10. Trade Marketing (Tiếp thị tại điểm bán)
Tập trung vào việc quảng bá thương hiệu tại điểm bán (siêu thị, cửa hàng).
Hoạt động chính:
Chạy chương trình khuyến mãi
Thiết kế quầy kệ trưng bày sản phẩm
Tổ chức sampling (dùng thử sản phẩm)
Những ai phù hợp với ngành truyền thông marketing
Ngành Truyền thông Marketing đòi hỏi sự sáng tạo, khả năng giao tiếp và tư duy chiến lược. Nếu bạn có những tố chất sau, đây có thể là ngành phù hợp với bạn!
1. Sáng tạo & Tư duy đột phá
Bạn thích nghĩ ra những ý tưởng mới, không thích rập khuôn?
Bạn có khả năng tạo ra nội dung thu hút trên mạng xã hội, quảng cáo?
Ngành Truyền thông Marketing cần bạn để sáng tạo chiến dịch hấp dẫn!
2. Kỹ năng giao tiếp & thuyết phục
Bạn có khả năng nói chuyện, viết lách tốt?
Bạn thích làm việc nhóm, kết nối với mọi người?
Trong Marketing, bạn cần làm việc với khách hàng, đối tác, đội nhóm để tạo ra các chiến dịch hiệu quả.
3. Nhạy bén với xu hướng thị trường
Bạn thường xuyên cập nhật xu hướng mới trên mạng xã hội?
Bạn tò mò về cách thương hiệu xây dựng hình ảnh?
Marketing thay đổi liên tục, nếu bạn yêu thích tìm hiểu xu hướng, đây sẽ là lợi thế lớn!
4. Đam mê kinh doanh & thương hiệu
Bạn quan tâm đến cách thương hiệu phát triển?
Bạn thích tìm hiểu về hành vi khách hàng và cách họ ra quyết định mua sắm?
Marketing giúp doanh nghiệp bán hàng và xây dựng thương hiệu, nếu bạn yêu thích kinh doanh, đây là ngành phù hợp!
Những ai phù hợp với ngành truyền thông marketing
5. Khả năng làm việc nhóm & đa nhiệm
Bạn thích môi trường làm việc năng động?
Bạn có thể làm nhiều việc cùng lúc, chịu áp lực tốt?
Ngành Marketing cần sự phối hợp giữa nhiều bộ phận: Content, Quảng cáo, Thiết kế, PR… nên làm việc nhóm là yếu tố quan trọng.
6. Tư duy phân tích & chiến lược
Bạn thích phân tích số liệu, đánh giá hiệu quả quảng cáo?
Bạn có khả năng lập kế hoạch, chiến lược?
Marketing không chỉ là sáng tạo mà còn cần tư duy logic, phân tích để tối ưu chiến dịch.
7. Linh hoạt & chịu được áp lực cao
Bạn có thể làm việc với deadline chặt chẽ?
Bạn có thể thay đổi kế hoạch nhanh chóng khi cần?
Marketing là ngành có cường độ làm việc cao, yêu cầu khả năng thích nghi nhanh với sự thay đổi.
Tóm lại, ai phù hợp với ngành Truyền thông Marketing?
Người sáng tạo, thích đổi mới
Người có khả năng giao tiếp, thuyết phục tốt
Người yêu thích kinh doanh & thương hiệu
Người có tư duy chiến lược & khả năng phân tích
Người linh hoạt, thích làm việc nhóm & chịu được áp lực
Ngành Truyền thông Marketing có dễ xin việc không?
CÓ! Ngành Truyền thông Marketing đang phát triển mạnh trong thời đại số, nhu cầu nhân lực rất lớn. Các doanh nghiệp ngày càng đầu tư nhiều vào Marketing để xây dựng thương hiệu và tăng doanh số, tạo ra nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn.
1. Nhu cầu tuyển dụng ngành Truyền thông Marketing
Mọi doanh nghiệp đều cần Marketing: Từ startup đến tập đoàn lớn, Marketing là bộ phận không thể thiếu.
Bùng nổ Digital Marketing: Xu hướng tiếp thị trực tuyến (Facebook Ads, Google Ads, TikTok Ads…) tạo ra hàng loạt cơ hội việc làm.
Nhiều lĩnh vực để lựa chọn: Bạn có thể làm việc trong các công ty quảng cáo, agency, doanh nghiệp lớn hoặc tự kinh doanh.
Theo báo cáo của VietnamWorks, ngành Marketing nằm trong top 5 ngành có nhu cầu tuyển dụng cao nhất hiện nay.
2. Các vị trí công việc phổ biến trong ngành
Chuyên viên Digital Marketing (SEO, Google Ads, Facebook Ads…)
Chuyên viên Content Marketing (viết bài, sáng tạo nội dung)
Chuyên viên Social Media (quản lý fanpage, chạy chiến dịch mạng xã hội)
Chuyên viên PR & Truyền thông (viết thông cáo báo chí, tổ chức sự kiện)
Chuyên viên Brand Marketing (xây dựng thương hiệu, phát triển sản phẩm)
Media Planner (lập kế hoạch truyền thông, đo lường hiệu quả)
Chuyên viên nghiên cứu thị trường (phân tích khách hàng, đánh giá chiến dịch)
Chuyên viên Trade Marketing (chiến lược tiếp thị tại điểm bán)
3. Mức lương ngành Truyền thông Marketing
Mức lương tùy thuộc vào vị trí, kinh nghiệm và công ty bạn làm việc:
Mới ra trường (0-2 năm kinh nghiệm): 8 - 12 triệu/tháng
Chuyên viên (2-5 năm kinh nghiệm): 15 - 25 triệu/tháng
Trưởng nhóm/Quản lý: 25 - 50 triệu/tháng
Giám đốc Marketing (CMO): Trên 50 triệu/tháng
Ngành này có cơ hội thăng tiến nhanh nếu bạn giỏi chuyên môn và chịu khó học hỏi.
Ngành truyền thông marketing có dễ xin việc không
4. Cơ hội làm việc quốc tế
Nếu giỏi ngoại ngữ, bạn có thể làm Marketing cho các công ty nước ngoài hoặc làm freelancer quốc tế.
Các tập đoàn lớn như Google, Facebook, Unilever, Shopee… luôn tuyển dụng nhân sự Marketing giỏi.
Marketing là một trong những ngành dễ làm việc từ xa (remote work) hoặc xuất khẩu lao động trí tuệ ra nước ngoài.
5. Ngành Truyền thông Marketing có khó xin việc không?
DỄ XIN VIỆC nếu bạn có kỹ năng và kinh nghiệm thực tế.
KHÓ XIN VIỆC nếu bạn chỉ có bằng cấp nhưng không có kinh nghiệm hoặc kỹ năng thực tiễn.
Tips để dễ xin việc trong ngành:
Học thêm kỹ năng Digital Marketing (SEO, Ads, Social Media…)
Thực tập sớm, làm freelance hoặc tham gia các dự án thực tế
Xây dựng portfolio cá nhân (website, blog, dự án đã làm…)
Học thêm về phân tích dữ liệu, tâm lý khách hàng
Rèn luyện khả năng viết content, giao tiếp & thuyết trình
Ngành Truyền thông Marketing có đáng học không?
DỄ xin việc nếu bạn chăm chỉ học hỏi, thực hành thực tế
Mức lương hấp dẫn, cơ hội thăng tiến cao
Cơ hội làm việc đa dạng: công ty, agency, freelancer, khởi nghiệp
Làm việc trong môi trường sáng tạo, năng động
Ngành truyền thông Marketing học ở đâu?
Với nhu cầu về việc làm lớn, cơ hội rộng mở bạn có rát nhiều lựa chọn khi muốn theo đuổi ngành học này. Các trường đại học chính quy chuyên về kinh tế hay công nghệ có kinh nghiệm giảng dạy lâu năm. Bạn cũng có thể hoàn toạn chọn những trường với chất lượng đào tạo và giáo trình quốc tế, được cập nhật thường xuyên và đều đặn để bắt kịp với những xu thế của thị trường hiện nay.
Cao đẳng Anh quốc BTEC FPT tự tin là trường đào tạo uy tín về lĩnh vực truyền thông markerting. Với lợi thế từ chương trình kết hợp với tổ chức giáo dục Pearson Anh quốc. Giáo trình cập nhật hằng năm, luôn bám sát với những yêu cầu của thị trường, kết hợp với chương trình đào tạo tiếng Anh bài bản, chắc chắn bạn sẽ có một sụ chuẩn bị vững vàng trước khi ra trường.
Tại BTEC FPT bạn sẽ được học các môn học chuyên sâu như:
Marketing Essentials (Marketing căn bản)
Product and Service Development (Phát triển sản phẩm và dịch vụ)
Integrated Marketing Communications (Truyền thông marketing tích hợp)
Digital Marketing (Marketing kỹ thuật số)
Tháng 4 gõ cửa – cũng là lúc assignment, deadline, bài tập nhóm... dồn dập kéo đến như những cơn sóng không hồi kết. Tháng của chạy deadline của các anh chị em là Giảng viên tại FPI - FPT ...
Vừa qua, sinh viên BTEC FPT đã có cơ hội tham gia chuyến tham quan và giao lưu tại Ngân hàng TNHH MTV Woori Việt Nam - Chi nhánh Đà Nẵng, một trong những ngân hàng lớn nhất Hàn Quốc. ...
“Tương lai được mua bằng hiện tại” - Đó không chỉ là triết lý sống mà còn là kim chỉ nam trong sự nghiệp của Trần Đức Hậu - cựu sinh viên ngành Lập trình máy tính tại BTEC FPT ...
Ngày 19/03/2025 vừa qua, workshop “Chiến lược Sale - Bứt phá doanh số cho doanh nghiệp” của Bộ môn Quản trị kinh doanh BTEC FPT Hà Nội đã diễn ra thành công với sự tham dự của gần 100 các ...
Các trường đại học sẽ không còn được xét tuyển sớm mà phải quy đổi điểm từ mọi phương thức xét tuyển về cùng một thang điểm chung theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Ngày 21/3, ...
Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định giữ nguyên lịch thi tốt nghiệp THPT vào cuối tháng 6, dù một số tỉnh, thành phố đề xuất tổ chức sớm hơn khoảng ba tuần. Ngày 20/3, Bộ Giáo dục và ...