8/3 - TRĂNG KHUYẾT NƠI HỌC ĐƯỜNG VÀ NHỮNG CÂU CHUYỆN CHƯA KỂ
Cụm từ “LGBT" hiện đã không còn quá xa lạ, nhất là đối với môi trường học đường. Tuy nhiên, việc hiện diện không có nghĩa là cái nhìn về nó tại nơi này hoàn toàn khác. Chúng ta vẫn còn những ngộ nhận, định kiến về LGBT, vẫn còn những suy nghĩ ngây ngô về điều mà đáng lẽ chúng ta phải hiểu và chấp nhận hơn qua mỗi ngày. Bởi nếu từ chính môi trường của thế hệ Z, LGBT không được chấp nhận thì liệu ở ngoài kia, khi mà thế giới sẽ trở thành nhà của thế hệ Z, LGBT sẽ được nhìn nhận ra sao?
Cộng đồng LGBT tại học đường với những ngộ nhận
Hiện nay, việc xuất hiện của cụm từ “LGBT" cũng như cộng đồng tại học đường không còn là điều quá xa lạ và mới mẻ. Giới trẻ nói chung và học sinh/sinh viên nói riêng cũng đã có cái nhìn thoáng hơn rất nhiều đối với những người thuộc cộng đồng LGBT. Thế nhưng, chúng ta vẫn chỉ đang có một cái nhìn khá nông đối với những vấn đề như thế này, điều mà đáng lẽ phải đi kèm với nỗ lực giáo dục giới tính của ngành giáo dục những năm vừa qua. Chúng ta chỉ đơn thuần nghĩ nếu một người là LGBT, họ sẽ thuộc 2 dạng là gay (đồng tính luyến ái nam) hoặc lesbian (đồng tính luyến ái nữ). Thế nhưng, thật ra LGBT ( LGBTQ+ hay GLBTQ+) là tên viết tắt của Cộng đồng những người đồng tính luyến ái nữ (Lesbian), đồng tính luyến ái nam (Gay), song tính luyến ái (Bisexual), Hoán tính hay còn gọi là Người chuyển giới (Transgender) và Questioning (đang trong giai đoạn tìm hiểu về bản thân). Dấu cộng thể hiện sự tồn tại của những giới tính chưa được liệt kê. Bắt đầu được sử dụng từ những năm 1990, tên viết tắt này bắt nguồn từ LGB, được dùng để thay thế thuật ngữ gay do sự bắt đầu của cộng đồng LGBT vào nửa cuối thập niên 1980, khi những nhà hoạt động xã hội tin rằng cụm từ cộng đồng gay không đại diện chính xác những người mà nó nói đến.
LGBTQ+ thể hiện sự đa dạng của các nền văn hoá nhân loại dựa trên thiên hướng tình dục và bản dạng giới. Thiên hướng tính dục của con người được chia thành ba loại chủ yếu: dị tính luyến ái, đồng tính luyến ái và song tính luyến ái, còn theo bản dạng giới thì phân thành: người chuyển giới và người không chuyển giới.
Để hiểu về giới một cách dễ dàng nhất, chúng ta nên tìm hiểu thêm về ba khía cạnh: Bản dạng giới (cảm nhận, nhận dạng về giới của mỗi người dựa trên những hiểu biết về giới của bản thân); Thể hiện giới (cách chúng ta thể hiện giới của mình ra bên ngoài qua quần áo, hành động và cử chỉ) và Giới tính sinh học (các bộ phận sinh học trên cơ thể mà ta nghĩ là nam hay nữ).
Việc một bạn làm là gay không có nghĩa là bạn ấy sẽ muốn trở thành con gái, việc một bạn nữ là lesbian không có nghĩa là bạn ấy muốn trở thành con trai. Đến nay, việc hiểu rõ về giới tính cũng như các khía cạnh xung quanh nó là điều mà các chúng ta cần có cái nhìn sâu sắc, cụ thể hơn. Bởi đây chính là điều chúng ta có thể góp phần vào việc thay đổi nhận thức của chính mình cũng như người xung quanh về cộng đồng LGBT. Tránh gặp phải những trường hợp khó xử bởi chúng ta chưa đủ hiểu biết về vấn đề này.
Comeout với cộng đồng liệu có khó khăn?
Đối với những bạn LGBT, việc comeout là một hành trình tìm thấy chính mình. Comeout với cộng đồng là những ngày chính mình cũng loay hoay để tìm cách đối diện với bản thân. Ta không thể tìm một ai để chia sẻ, cái suy nghĩ "tôi khác mọi người" và "họ khác chúng ta" trở thành rào cản, khiến những nỗi niềm không thể được giãi bày và lắng nghe bởi bất kì ai.
Có những bạn đã comeout từ trước, nhưng đến với một môi trường mới, họ lại phải tìm cách để nói với mọi người rằng mình như thế nào. Không phải với tất cả, việc comeout đều dễ dàng và được chấp nhận. Chúng tôi đã có dịp trò chuyện cùng với một vài người bạn đặc biệt để lắng nghe về những chuyến hành trình của họ. Đúng là có những câu chuyện, những cảm xúc mà bạn sẽ không bao giờ được biết tới cho đến khi thực lòng muốn lắng nghe và sẻ chia.
Khoảng thời gian mình bắt đầu nhận thấy bản thân thuộc giới tính thứ 3 là lúc mọi thứ dần trở nên tồi tệ. Một phần vì mình không có nhiều thông tin và hiểu biết về chính điều mà mình đang trải qua, và đặc biệt hơn chính là việc công khai giới tính với bố mẹ. Ngày mình nói ra, họ không tin đó là sự thật, gia đình từng đưa mình đến bệnh viên tâm thần chỉ vì nghĩ mình có bệnh, họ còn nói rất nhiều điều khó nghe về giới tính. Thế nhưng sau này, khi hiểu hơn về vấn đề giới tính, bố mẹ mới bắt đầu thông cảm và có cái nhìn khác với mình.
Ở trường, đa số mọi người đều xem mình như một người bình thường. Tuy nhiên, mình vẫn phải nhận những lời chỉ trích từ lúc mọi người biết giới tính thật của mình. Thật ra ban đầu cũng sẽ hơi khó chịu, nhưng một thời gian thì mình cũng quen. Mình đâu làm gì ảnh hưởng đến họ? mình vẫn sống tốt và đóng góp cho xã hội mỗi ngày mà.
Đó là câu nói mình nhớ nhất khi vừa bước vừa bước vào trường chưa đầy 2 tháng. Mình vẫn chưa comeout với gia đình, chỉ có một vài người bạn ở trường của mình biết được. Tuy nhiên, ở bên ngoài thì mình thường sống thật với con người của mình nhất, mặc dù mình biết điều đó không được nhiều người chào đón cho lắm. Mà ví dụ thì như câu nói mình nhận được đó. Mình từng không dám đối diện với chính bản thân khi nhận ra bản thân, không dám nói với ba mẹ biết mình là người đồng tính. Trong đầu mình luôn tưởng tượng nếu nói những điều ấy ra, bố mẹ sẽ đau lòng đến nhường nào. Từng có một lần, bố đã chỉ về phía một chương trình tivi và nói rằng ”bọn bê đê thật kinh tởm". Khoảnh khắc ấy, tôi nhận ra mình không thể để họ biết được sự thật về mình. Làm sao mà tôi dám mở miệng để nói lên sự thật phũ phàng đó cơ chứ?” Nguyễn A - sinh viên Cao đẳng Quốc tế BTEC Hà Nội chia sẻ.
Đấy là những chia sẻ của 2 trong số nhiều sinh viên thuộc cộng đồng LGBT mà chúng tôi đã tìm hiểu. Có người đã dám bước ra, có người vẫn rụt rè chưa dám đối diện. Giữa một xã hội mà những định kiến còn bén rễ sâu vào trong suy nghĩ của mỗi người, không kể những người lớn tuổi mà cả các bạn trẻ của gen Z, nhất là ở môi trường giáo dục thì việc được sống là chính mình không phải một điều đơn giản. Một xã hội bình đẳng không đồng nghĩa với việc ai cũng có hạnh phúc, huống chi là một xã hội còn nhiều sự kỳ thị. Chắc bạn vẫn nhớ câu nói ở trên chứ? “Bạn không mất một giây nào để nói với thế giới dị tính, nhưng bạn sẽ mất cả đời để nói với thế giới rằng mình đồng tính”. Thậm chí, có người còn ôm nó đi đến tận cuối đời bởi những sự kì thị của cộng đồng.
Bạn có thể không ủng hộ LGBT, nhưng đừng đứng về phía những kẻ bạo hành.
Có vài khoảnh khắc, những trò đùa hay câu nói của mọi người lại vô tình chạm phải nỗi lòng của những người LGBT. Nó không biến mất đi hoàn toàn, mà chỉ chuyển từ hình thức này sang hình thức khác.
Có những suy nghĩ chưa lớn, hay nói thẳng ra là sự vô tâm núp bóng dưới tên của những trò đùa. Và một trong những trò đùa thiển cận và vô tâm nhất đến với người đồng tính lại rơi vào ngày vốn để tôn vinh phụ nữ.
Với nhiều bạn LGBT, đặc biệt các bạn đồng tính nam, những ngày như mùng 8/3 đã trở thành cơn ác mộng hay nỗi sợ hãi. Họ sợ phải nghe những câu nói như:
"Ê, tặng hoa cho cả thằng A đi mày, ngày của nó kìa!"
"Mày thích quà gì hả B? Để mai tụi tao mua tặng luôn."
"Thằng N đứng tránh qua 1 bên đi? ngày của mày luôn mà."
"Bạn trai mua quà cho mày chưa thằng kia?"
Nếu không phải là một lời nói thì sẽ là hành động; kiểu như những trò chơi "nào các bạn nam nữ đứng thành 2 bên nào rồi tặng hoa nhau nào", ở dưới sẽ có những tiếng tủm tỉm cười, những cái nhìn đầy ác ý mà ai cũng hiểu khi chàng trai đồng tính xấu số là nạn nhân của những trò đùa đang lủi thủi bước ra sau nhóm con trai.
Đó không phải là trò đùa mà là sự xúc phạm. Và trên thực tế, nó cũng là một dạng bạo hành tinh thần khi năm này qua năm khác, những câu chuyện như vậy vẫn không chấm dứt.
Năm 2010, cậu thanh niên 18 tuổi Tyler Clementi đã nhảy lầu tự tử sau khi những người bạn cùng phòng quay lại cảnh cậu hôn nhau với bạn trai. 2 năm sau đó, cô bé Alyssa Morgan đã phải treo cổ tự tử khi tuổi đời còn rất trẻ vì bị bạn bè trêu chọc là một người song tính.
Đã có những cậu bé, cô bé phải quyên sinh vì bị bạn bè trêu chọc, bạo hành khi tuổi đời còn rất nhỏ. Đã có nước mắt và nỗi đau không bao giờ có thể lành. Người ta tưởng rằng chỉ có những trò đánh đập, hành hung mới là bạo hành nhưng thực tế, nỗi đau tinh thần còn lớn hơn rất nhiều.
Và khi người ta không biết làm sao để giãi bày bản thân, để người khác có niềm tin vào mình; người ta chỉ có một con đường để thoát khỏi những tổn thương tinh thần như vậy: cái chết.
Một chàng trai đồng tính không có nghĩa anh ấy là nữ giới. Những kẻ trêu đùa, họ cứ nghĩ đó là những thứ để vui vẻ nhưng đôi khi sự "hài hước" được lặp đi lặp lại và ngày càng quá đà trở thành một sự xúc phạm thật sự. Liệu có một chàng trai dị tính nào thấy vui vẻ khi bị trêu là con gái không?
Những người đồng tính, đôi khi họ không đòi hỏi những lòng tốt hay sự chấp nhận quá thật tâm từ xã hội. Nhưng ít nhất, hãy là một lòng tốt có hiểu biết. Khi người ta không phân biệt được xu hướng tính dục và bản dạng giới là gì thì những câu chuyện đó sẽ mãi không còn hồi kết.
Chỉ hy vọng mọi người hiểu được 2 điều:
- 8/3 là ngày Phụ nữ, bản dạng giới (gender identity) và xu hướng tính dục (sexual orientation) là 2 khái niệm khác nhau hoàn toàn. Khi nào có một ngày gọi là ngày LGBT thì hãy chúc tụng chúng thoải mái.
- Việc đòi hỏi sự công bằng không có nghĩa là "ờ, chúng mày trêu được trai dị tính thì sao tao không trêu được chúng mày?". Đôi khi ranh giới giữa lời đùa cợt và bạo hành tinh thần nó mong manh tới nỗi, người ta cứ nghĩ rằng ai cũng sẽ vui trước những lời đùa cợt như vậy.
Bạn có thể không chấp nhận những người đồng tính, nhưng ít nhất, đừng đứng về phía của những kẻ bạo hành.
*Bài viết được sử dụng tư liệu từ hai nguồn là: Trường học Cầu Vồng, Kenh14.vn
Bệ phóng tương lai “CÙNG BTEC BƯỚC RA THẾ GIỚI” năm 2020
Cơ hội săn học bổng và trở thành sinh viên quốc tế tại trường Cao đẳng Quốc tế BTEC FPT năm 2020 chính thức bắt đầu vào ngày 25/5/2020, kéo dài đến 15/12/2020. Với số lượng lên đến 700 suất, giá trị học bổng trải dài từ 5% đến 70% học phí, suất cao nhất có giá trị đến hơn 90 triệu đồng, sẽ được khấu trừ trực tiếp vào các lần đóng học phí trong suốt quá trình học tập.
Tìm hiểu chi tiết về chương trình học bổng TẠI ĐÂY.
Hiện tại BTEC FPT đào tạo chương trình quốc tế với 3 chuyên ngành chính:
– Quản trị kinh doanh quốc tế.
– Thiết kế đồ họa quốc tế.
– Công nghệ thông tin quốc tế.
Hotline: + Cơ sở Hà Nội: 0981 090 513
+ Cơ sở Đà Nẵng: 0905 888 535
+ Cơ sở Hồ Chí Minh: 028 7300 9268 / 0931 313 329
Tin tức mới nhất
Nhập học liền tay