Xét học bạ có cần thi đại học không?
Bước vào giai đoạn cuối cấp bậc THPT, nhiều học sinh và phụ huynh có cùng chung một câu hỏi liệu việc xét học bạ có cần thi đại học không. Việc xét học bạ là một cách để các bạn học sinh xét tuyển vào nguyện vọng trường đại học mà không cần phải tham gia kỳ thi THPT Quốc gia. Tuy nhiên, liệu trường hợp này có dành cho tất cả học sinh hay không. Hãy cùng BTEC FPT tìm hiểu chi tiết về việc xét học bạ có cần thi đại học không qua bài viết dưới đây nhé!
Xét học bạ có cần thi đại học không?
Xét học bạ là phương thức được nhiều bạn trẻ lựa chọn khi mỗi kì thi THPT Quốc gia đến gần. Đây là phương thức tuyển sinh được xét dựa trên kết quả điểm của 3 năm học THPT hoặc điểm trung bình năm lớp 12 cùng tổ hợp môn đã chọn để làm cơ sở xét tuyển vào các trường cao đẳng, đại học trên cả nước. Xét tuyển học bạ sẽ tạo điều kiện cho các thí sinh trúng tuyển nguyện vọng cao đẳng, đại học mình mong muốn đơn giản hơn và giảm áp lực khi ôn tập và thi cử.
👉 Xem thêm: Học cao đẳng có phải học quân sự không?
👉 Xem thêm: Học cao đẳng có cần đăng ký nguyện vọng không?
👉 Xem thêm: Nên học cao đẳng hay đại học?
👉 Xem thêm: Học cao đẳng mấy năm? Học phí có rẻ không
Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tất cả các thí sinh có nguyện vọng nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển vào cao đẳng, đại học đều cần phải có bằng tốt nghiệp THPT hoặc Giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời.
Bên cạnh đó, đây là điều kiện bắt buộc đối với mọi cơ sở đào tạo áp dụng phương thức tuyển sinh này. Tùy theo tính chất và đặc trưng của ngành học., mỗi trường sẽ có quy định về điều kiện và mốc thời gian xét tuyển khác nhau cũng như đặt ra thêm các điều kiện khác như học lực, ngoại ngữ, bảng điểm trung bình các môn trong tổ hợp xét học bạ…
Như vậy, nếu muốn xét tuyển đại học bằng phương thức xét học bạ, những thí sinh chưa tốt nghiệp THPT sẽ buộc phải tham gia kỳ thi THPT Quốc gia.
Đăng ký nhận học bổng ngay
Điều kiện xét học bạ
Điều kiện để được xét học bạ có thể sẽ khác nhau tùy thuộc vào trường cao đẳng, đại học. Tuy nhiên, điều kiện chung là các thí sinh cần có kết quả học tập đạt yêu cầu của các trường có phương thức xét tuyển học bạ. Đặc biệt là điểm của các môn học quan trọng như Toán, Văn, Anh và các môn trong tổ hợp.
Với năm 2023, điều kiện xét học bạ của mỗi trường sẽ khác nhau, một vài hình thức xét tuyển quen thuộc như:
- Dựa trên kết quả học tập năm lớp 12
- Xét học bạ dựa trên kết quả trung bình của cả 3 năm học THPT
- Xét học bạ dựa trên kết quả trung bình 3 môn trong tổ hợp xét tuyển cao đẳng, đại học
- Xét học bạ dựa trên kết quả trung bình cả 3 năm học THPT của từng môn trong tổ hợp môn xét tuyển đại học
- Xét học bạ dựa trên học lực 5 học kỳ THPT
Những trường hợp được miễn thi THPT
Ngoài việc xét tuyển dựa trên học bạ, các trường cao đẳng, đại học cũng cho phép miễn thi THPT Quốc gia đối với một số trường hợp đặc biệt. Những trường hợp này bao gồm:
- Trường hợp 1: Thí sinh được triệu tập tham gia kỳ thi chọn đội tuyển Quốc gia dự thi Olympic Quốc tế hoặc Olympic khu vực các môn văn hóa nếu đáp ứng các điều kiện như: Được triệu tập vào học kỳ 2 lớp 12, xếp loại hạnh kiểm tốt và học lực khá trở lên trong cả năm lớp 12, có tên trong danh sách miễn thi từ Bộ GD&ĐT .
- Trường hợp 2: Thí sinh là người trong đội tuyển tham gia các cuộc thi Olympic Quốc tế hoặc Olympic khu vực về Khoa học kỹ thuật, Văn hóa - văn nghệ nếu đáp ứng các điều kiện như: Được triệu tập vào học kỳ 2 lớp 12, xếp loại hạnh kiểm và học lực trung bình trở lên trong cả năm lớp 12, có tên trong công văn đề nghị miễn thi, xác nhận tham dự tập huấn và dự thi đúng quy định của cơ quan tuyển chọn gửi đến sở GD&ĐT trước ngày thi tốt nghiệp THPT.
- Trường hợp 3: Người khuyết tật đặc biệt nặng và người khuyết tật nặng theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 3 Nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày 10/4/2012 của Chính phủ; Người hoạt động trong kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên; con đẻ của người hoạt động trong kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học, bản thân bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên cần phải đáp ứng các điều kiện như:
- Đối với người khuyết tật học theo chương trình giáo dục chung: Học hết chương trình THPT; đạt đủ điều kiện dự thi theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Quy chế này; có giấy xác nhận khuyết tật do cơ quan có thẩm quyền cấp.
- Đối với người khuyết tật không đáp ứng được chương trình giáo dục chung: Cần phải có xác nhận kết quả thực hiện kế hoạch giáo dục cá nhân từng năm ở cấp THPT từ Hiệu trưởng trường phổ thông nơi đăng ký học tập; có giấy xác nhận khuyết tật do cơ quan có thẩm quyền cấp.
- Đối với người hoạt động kháng chiến, con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học: Học hết chương trình THPT; đủ điều kiện dự thi theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Quy chế này; có giấy xác nhận bị nhiễm chất độc hóa học và bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên do cơ quan có thẩm quyền cấp.
Cuối cùng, việc xét học bạ có cần thi đại học hay không sẽ phụ thuộc vào hình thức tuyển sinh và quy định của nhà trường. Để có thể lựa chọn phương án tốt nhất, các bạn học sinh và bậc phụ huynh nên tìm hiểu kỹ các điều kiện tuyển sinh của từng trường để có thể đảm bảo đáp ứng đủ các yêu cầu và đưa ra lựa chọn tốt nhất cho mình. Các bạn học sinh cũng nên lưu ý rằng việc xét tuyển dựa trên học bạ không hẳn là phương án dễ dàng mà đòi hỏi cao về sự nỗ lực và chăm chỉ trong học tập suốt quá trình cấp ba.
Tin tức mới nhất
Nhập học liền tay