Có một lẽ thường thấy nhất là ở các nước châu Á như Việt Nam, Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ...cha mẹ luôn hướng con theo nghề nghiệp của mình; hoặc tạo sẵn một cơ ngơi vững để con “làm chủ”. Để con nghe lời thì cũng muôn cách: kiên quyết ngay từ khi con còn nhỏ, khuyên nhủ tỉ tê rồi dẫn chứng người này thành công, người kia thất bại. Việc hướng con theo nghề nghiệp của mình là một con “dao hai lưỡi”, vì sao lại như thế? Mời quý phụ huynh tham khảo bài viết dưới đây sẽ rõ.
Trường hợp thứ nhất: Cha mẹ là những mentor đầu đời cho con
Thật may mắn khi định hướng tương lai của con cùng với lĩnh vực của cha mẹ, những hình ảnh đẹp về nghề nghiệp đã được phụ huynh in sâu vào kí ức của con. Lúc này đây, cha mẹ không chỉ là người sinh ra con trẻ, mà hơn thế nữa còn là những người dẫn dắt đầu đời cho con, đặt những viên gạch đầu tiên trên đường đời, lĩnh vực định hướng mà con lựa chọn.
Con sẽ chủ động hỏi cha mẹ về nghề nghiệp, lắng nghe sự tư vấn và những kinh nghiệm quý báu. Một điều dễ thấy hơn nữa, trong mắt con cha mẹ không chỉ là gia đình mà còn là người cực quan trọng trong nghề nghiệp, tương lai sau này. Sự lựa chọn của con trùng với nghề nghiệp của mình, cha mẹ trở thành những mentor đầu tiên cho con.
Trường hợp thứ hai: Cha mẹ là bạn của con
Có nhiều phụ huynh nói rằng khi hướng cho con theo nghề nghiệp của mình thì con không phản đối, có tìm hiểu học và thử sức nhưng sau đó từ bỏ vì một lý do nào đó.
Chẳng hạn như nghề trang điểm, quả thật cha mẹ không thể ép con gắn bó với nghề nghiệp suốt cuộc đời. Con có thể học và sử dụng làm nghề tay trái của mình để kiếm tiền. Số tiền kiếm ra có thể không nhiều nhưng những gì con nhận lại còn nhiều hơn thế: các mối quan hệ mới, nhận thức đúng đắn về đồng tiền kiếm ra bằng sức lao động, kinh nghiệm nhìn nhận đánh giá vấn đề xã hội - con người…Cha mẹ chỉ có thể cho con tiền học các khóa ngắn hạn, có thể cổ vũ, tôn trọng niềm yêu thích ngắn hạn của con.
Đối với một số ngành nghề mang tính đặc thù như bác sĩ, giáo viên, phân tích dữ liệu...thì con bạn không thể nào áp dụng để làm nghề tay trái. Tuy nhiên trong suốt quá trình học tập, tìm hiểu về nghề thì con sẽ học được các kỹ năng ứng biến, xây dựng và lập kế hoạch khoa học. Hơn thế nữa, con học được cách trân trọng con người lao động, “sao chép” và lưu giữ những đức tính cao đẹp: yêu thương đồng loại, cẩn thận, không ngừng học tập và giúp đỡ kẻ yếu.
Sinh con ai cũng muốn con mình lớn lên khỏe mạnh và tài giỏi theo định hướng của mình, tuy nhiên thay vì áp đặt con làm theo ý mình thì hãy làm tấm gương sáng cho con noi theo một cách tự nhiên nhất. Thay vì tạo áp lực cho con, hãy học cách tôn trọng và làm bạn với con.
Trường hợp thứ ba: Bất đồng quan điểm, ước muốn - cha mẹ là “người lạ” với con
Đây là một trong những trường hợp mà kết quả khó lường nhất. Có những đứa trẻ không biết mình muốn gì nhưng biết chắc là không thích nghề nghiệp của cha mẹ mình. Ví như cha mẹ làm bác sĩ nhưng con lại sợ máu, kim tiêm, sợ mùi thuốc, phụ huynh ép con theo học bác sĩ thì đúng là “cơn ác mộng” bởi lẽ đối mặt với nỗi sợ là chuyện không dễ dàng, huống hồ là những điều mình ghét.
Phụ huynh hãy đứng ở vị trí của con để hiểu, chỉ hướng con theo nghề của mình khi con không ghét nghề này nhưng cũng không có định hướng. Hướng dẫn và dạy các kĩ năng căn bản về nghề lúc này mới đem lại hiệu quả. Và điều này sẽ có giá trị hơn khi giúp con không còn quẩn quanh ở nhà hay chọn ngành nghề theo bạn bè, thời thế. Con có thể đi làm vài năm rồi nản hoặc cũng có thể chưa học học xong đã bỏ giữa chừng vì thấy không hứng thú.
Còn khi con đã có lựa chọn nghề nghiệp, định hướng tương lai nhưng không phải nghề của mình, hoặc thậm chí những nghề mình ghét thì sao?
Câu trả lời: Cha mẹ phải học cách tôn trọng và nghe giãi bày từ con cái. Nếu chỉ biết tranh cãi, bắt ép thì chỉ làm khổ đôi bên. Một lĩnh vực mình không thích, không có khả năng, việc học ngành nghề của cha mẹ đối với con chỉ lãng phí thời gian công sức lẫn tiền bạc. Việc gắn bó với nghề của cha mẹ không chỉ gây ám ảnh chán ghét, mà hơn hết sẽ sống trong ngột ngạt, bức bối. Trên thực tế đã có không ít đứa trẻ mất niềm tin cuộc sống, mất phương hướng và sống trong vô định.
Ép con theo nghề để có được tấm bằng, vào chỗ làm mình đã lo liệu, bản thân gia đình tốn không ít tiền công sức; và mất nhiều hơn thế nữa. Con không xem cha mẹ là người thân, ngại chia sẻ hoặc thậm chí chống đối quyết liệt. Có nhiều bạn trẻ thậm chí vì bất đồng quan điểm nên xem cha mẹ là “người lạ”. Có được tấm bằng trong tay, đi làm vài năm với chỗ “quen” và những tai tiếng để lại do năng lực kém. Cha mẹ đánh mất uy tín, tiền bạc, mối quan hệ, con xa rời gia đình...đấy là “mất” chứ không phải “được”.
Con lựa chọn nghề mà gia đình ghét thì mâu thuẫn lại càng lớn. Ví như con muốn làm diễn viên ca sĩ và hoàn toàn có những năng lực đó, thế nhưng cha mẹ cho rằng giới nghệ sĩ vô cùng phức tạp, sợ con sa ngã, sống sai lệch và quyết liệt ngăn cấm. Sự đấu tranh trong việc chọn nghề có thể để lại nhiều hậu quả, đứa trẻ ấy có thể từ bỏ gia đình để làm điều mình muốn.
Con là những đứa trẻ ham chơi
Còn một bộ phận khác chơi nhiều hơn học, bản thân không có chút kiến thức lẫn kinh nghiệm đã về “làm chủ” doanh nghiệp của gia đình. Cha mẹ có thể mất 30 năm để gây dựng và con cái có thể mất một năm để đạp đổ tất cả. Vì vậy, nếu con sẵn lòng làm nghề theo cha mẹ, các bậc phụ huynh hãy chắc rằng con mình có ý thức nỗ lực để đủ năng lực đảm nhiệm công việc, có lương tâm nghề nghiệp về sau.
Mong rằng với những chia sẻ ngắn trên, các bậc phụ huynh có thể nhìn nhận rõ hơn về việc hướng nghiệp cho con. Xuất phát từ tình yêu thương con vô bờ nhưng sẽ tạo thương tổn nếu thiếu đi sự lắng nghe và thấu hiểu từ hai phía. Hãy dành cho nhau những cuộc trò chuyện thân mật, chia sẻ tâm tình trước khi quyết định chọn nghề, vì chọn nghề là chọn nghiệp chọn cuộc đời.
................................................................................................................................................
Bệ phóng tương lai “CÙNG BTEC BƯỚC RA THẾ GIỚI” năm 2020
Cơ hội săn học bổng và trở thành sinh viên quốc tế tại trường Cao đẳng Quốc tế BTEC FPT năm 2020 chính thức bắt đầu vào ngày 8/6/2020. Với số lượng lên đến 700 suất, giá trị học bổng trải dài từ 5% đến 70% học phí, suất cao nhất có giá trị đến hơn 90 triệu đồng, sẽ được khấu trừ trực tiếp vào các lần đóng học phí trong suốt quá trình học tập.
Tìm hiểu chi tiết về chương trình học bổng TẠI ĐÂY.
Hiện tại BTEC FPT đào tạo chương trình quốc tế với 3 chuyên ngành chính:
- Quản trị kinh doanh quốc tế.
- Thiết kế đồ họa quốc tế.
- Công nghệ thông tin quốc tế.
Hotline: + Cơ sở Hà Nội: 098 1090 513
+ Cơ sở Đà Nẵng: 0236 730 9268 / 086 5509 709
+ Cơ sở Hồ Chí Minh: 028 7300 9268/ 093 1313 329