Hóa vô cơ là gì? Công thức, lý thuyết và bài tập
Hóa vô cơ là phần kiến thức cực kỳ quan trọng trong chương trình hóa học THPT. Đây cũng là phần chiếm nhiều điểm số nhất trong đề thi THPT Quốc Gia. Vì vậy việc nắm chắc kiến thức hóa vô cơ là vô cùng quan trọng. Trong bài viết dưới đây, chúng mình đã tổng hợp lại kiến thức lý thuyết và công thức hóa vô cơ đại cương 12 cho các bạn học sinh tham khảo.
Hóa vô cơ là gì?
Hóa vô cơ là một nhánh của hóa học nghiên cứu về các hợp chất vô cơ, bao gồm kim loại, khoáng chất và các hợp chất cơ kim. Hợp chất vô cơ là những hợp chất hóa học không có mặt nguyên tử cacbon, ngoại trừ khí CO, khí CO2, axit H2CO3 và các muối cacbonat, hydrocacbonat và các carbide kim loại.
Một số ví dụ về các hợp chất vô cơ phổ biến bao gồm:
- Kim loại: Sắt, nhôm, đồng, vàng, bạc,...
- Muối: NaCl, KCl, NaHCO3,...
- Axit: HCl, H2SO4, HNO3,...
- Bazơ: NaOH, KOH, Ca(OH)2,...
- Oxit: CO2, SO2, SiO2,...
- Hợp chất phức tạp: Hemoglobin, chlorophyll,...
👉 Xem thêm: Đề thi thpt quốc gia 2024 môn hóa mới nhất
👉 Xem thêm: Bộ 30 đề thi thử thpt quốc gia 2024 môn hóa mới nhất
👉 Xem thêm: Cấu trúc đề thi thpt quốc gia 2024 môn hóa chính xác
👉 Xem thêm: Tài liệu ôn thi thpt quốc gia 2024 môn hóa mới nhất
Lý thuyết hóa vô cơ 12
1. Đại cương kim loại
Vị trí của kim loại trong bảng tuần hoàn hóa học:
Trong bảng tuần hoàn có hơn 80% các nguyên tố hóa học là kim loại, gồm:
- Các nguyên tố s thuộc nhóm IA và IIA (trừ H, He).
- Các nguyên tố p thuộc nhóm IIIA (trừ Bo), Sn, Pb (nhóm IVA), Bi (nhóm VA) và Po (nhóm VIA).
- Tất cả các nguyên tố d (thuộc các nhóm B).
- Tất cả các nguyên tố f (thuộc họ Lantan và họ Actini).
Tính chất vật lí:
- Kim loại có tính chất vật lí chung là dẻo, dẫn điện, dẫn nhiệt và có ánh kim.
- Các tính chất vật lí chung này là do các e tự do có trong mạng tinh thể kim loại gây ra.
Tính chất hóa học của kim loại
- Tác dụng với phi kim
- Tác dụng với nước
- Tác dụng với dung dịch axit
- Tác dụng với dung dịch muối
- Phản ứng với dung dịch kiềm
2. Kim loại kiềm, kiềm thổ, nhôm
2.1. Kim loại kiềm
- Vị trí – cấu hình e ngtử :Kim loại kiềm thuộc nhóm IA,gồm Na,K,Rb,Cs,Fr. Cấu hình e ngoài cùng ns1
- Tính chất vật lí: Các kim loại kiềm có màu trắng bạc và có ánh kim, dẫn điện tốt, tonc, tos thấp, khối lượng riêng nhỏ, độ cứng thấp vì chúng có mạng tinh thể lập phương tâm khối.
- Tính chất hóa học
- Tác dụng với pk
- Tác dụng với axit
- Tác dụng với H2O
Đăng ký nhận học bổng ngay
2.2. KIm loại kiềm thổ
- Vị trí và cấu tạo :Kim loại kiềm thổ thuộc nhóm IIA, gồm Be,Mg,Ca,Sr,Ba,Ra. electron lớp ngoài cùng nS2
- Tính chất vật lý: Nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi tương đối thấp.Độ cứng có cao hơn kim loại kiềm nhưng vẫn thấp. Khối lượng riêng tương đối nhỏ,là những kim loại nhẹ hơn nhôm.(trừ Ba)
- Tính chất hoá học:
- Tác dụng với phi kim
- Td với H2O
2.3. Nhôm
- Vị trí và cấu tạo: Nhôm có số hiệu nguyên tử 13, thuộc chu kì 3, nhóm IIIA, chu kì 3 BTH
- Cấu tạo của nhôm: Cấu hình e: 1s22s22p63s23p1 hay [Ne]3s23p1. Số oxi hoá: +3.
- Tính chất vật lí: Al màu trắng bạc, mềm, dễ kéo sợi và dát mỏng, nhẹ (2,7g/cm3), t0nc = 6600C, dẫn điện và nhiệt tốt.
- Tính chất hóa học
- Tác dụng với phi kim
- Tác dụng với axit
- Tác dụng với nước
- Tác dụng với dung dịch kiềm
3. Sắt và hợp chất
Vị trí: Sắt là một nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn nguyên tố có ký hiệu Fe, số nguyên tử bằng 26, phân nhóm 2, chu kỳ 4.
- Cấu hình e nguyên tử: 26Fe: 1s22s22p63s23p63d64s2.
- Vị trí: Fe thuộc ô 26, chu kì 4, nhóm VIIIB.
- Cấu hình e của các ion được tạo thành từ Fe:
- Fe2+ 1s22s22p63s23p63d6
- Fe3+ 1s22s22p63s23p63d5
Tính chất vật lí của sắt
- Màu trắng hơi xám, dẻo, dễ rèn, dễ dát mỏng, kéo sợi; dẫn nhiệt và dẫn điện kém đồng và nhôm.
- Sắt có tính nhiễm từ nhưng ở nhiệt độ cao (8000C) sắt mất từ tính. T0nc = 15400C.
Tính chất hóa học của sắt
- Tác dụng với các phi kim
- Tác dụng với nước
- Tác dụng với dung dịch axit
- Tác dụng với dung dịch muối
Công thức hóa vô cơ 12
- Tính lượng kết tủa xuất hiện khi hấp thụ hết lượng CO2 vào dd Ca(OH)2 hoặc Ba(OH)2:
nkết tủa=nOH– – nCO2 (Đk: nktủa<nCO2)
- Tính lượng kết tủa xuất hiện khi hấp thụ hết lượng CO2 vào dd chứa hỗn hợp NaOH và Ca(OH)2 hoặc Ba(OH)2:
nCO3– = nOH– – nCO2 (Đk: nCO3–<nCO2)
So sánh với nBa2+ hoặc nCa2+ để xem chất nào phản ứng hết
- Tính VCO2 cần hấp thụ hết vào dd Ca(OH)2 hoặc Ba(OH)2 thu được lượng kết tủa theo yêu cầu:
nCO2 = nktủa
nCO2 = nOH– – nktủa
- Tính Vdd NaOH cần cho vào dd Al3+ để xuất hiện lượng kết tủa theo yêu cầu:
nOH– = 3nktủa
nOH– = 4nAl3+ – nktủa
- Tính Vdd HCl cần cho vào dd Na[Al(OH)]4 (hoặc NaAlO2) để xuất hiện lượng kết tủa theo yêu cầu:
nH+ = nktủa
nH+ = 4nNa[Al(OH)]4– – 3nktủa
6.Tính Vdd NaOH cần cho vào dd Zn2+ để xuất hiện lượng kết tủa theo yêu cầu:
nOH– = 2nktủa
nOH– = 4nZn2+ – 2nktủa
- Tính khối lượng muối sunfat thu được khi hoà tan hết hỗn hợp kim loại bằng H2SO4 loãng giải phóng H2:
msunfat = mh2 + 96nH2
- Tính khối lượng muối clorua thu được khi hoà tan hết hỗn hợp kim loại bằng dd HCl giải phóng H2:
mclorua = mh2 +71nH2
- Tính khối lượng muối sunfat thu được khi hoà tan hết hỗn hợp oxit kim loại bằng H2SO4 loãng:
msunfat = mh2 + 80nH2SO4
10.Tính khối lượng muối clorua thu được khi hoà tan hết hỗn hợp oxit kim loại bằng dd HCl:
mclorua = mh2 +27,5nHCl
- Tính khối lượng muối clorua thu được khi hòa tan hết hỗn hợp kim loại bằng dung dịch HCl vừa đủ:
mclorua = mh2 + 35,5 nHCl
- Tính khối lượng muối Sunfat thu được khi hòa tan hết hỗn hợp các kim loại bằng H2SO4 đặc, nóng giải phóng khí SO2: mmuối = mkl + 96nSO2
- Tính khối lượng muối sunfat thu được khi hòa tan hết hỗn hợp các kim loại bằng H2SO4 đặc, nóng giải phóng khí SO2, S, H2S
Kinh nghiệm học hóa vô cơ lớp 12
Hóa vô cơ lớp 12 bao gồm rất nhiều kiến thức lý thuyết và các dạng bài tập khó. Để giải tốt những dạng bài tập này, các bạn học sinh cần nắm chắc lý thuyết và công thức Hóa vô cơ. Một trong những cách hiệu quả nhất để ghi nhớ kiến thức hóa vô cơ mà các bạn học sinh có thể áp dụng là hệ thống lại bằng sơ đồ tư duy cho mỗi bài hoặc mỗi chương.
Việc giải bài tập thường xuyên cũng là một cách hiệu quả để củng cố kiến thức và nâng cao điểm số. Các bạn học sinh nên làm nhiều dạng bài tập khác nhau, bao gồm cả bài tập trắc nghiệm và bài tập tự luận có mức độ từ dễ đến khó. Khi luyện tập, học sinh cần chú ý chọn những nguồn tài liệu tham khảo uy tín, bám sát đề thi THPT Quốc Gia như sách giáo khoa, sách bài tập và các loại sách tham khảo được xuất bản bởi Bộ giáo dục và đào tạo, Đại học Quốc Gia Hà Nội,…
Bài tập hóa vô cơ lớp 12
👉 Xem thêm: 100 bài tập hóa vô cơ
Hy vọng với những kinh nghiệm và kiến thức mà chúng mình đã chia sẻ ở bài viết trên đây sẽ giúp các bạn có quá trình học tập và ôn luyện hiệu quả. BTEC FPT chúc bạn học tốt!
Tin tức mới nhất
Nhập học liền tay