Cuộc thi lập trình Swin Hackathon đã chính thức khép lại với những kết quả ấn tượng và không thể không nhắc đến đội hình "Fearless Squad" với 5 anh chàng sinh viên tài năng đến từ BTEC FPT Hà Nội. Nhờ vào sự nỗ lực không ngừng, đội thi đã xuất sắc lọt vào TOP 10 cuộc thi, mang lại niềm tự hào cho trường cũng như cho chính bản thân các thành viên.
Swin Hackathon là cuộc thi lập trình quốc tế danh giá với mục đích ứng dụng AI và công nghệ kỹ thuật số vào các khía cạnh khác nhau của cuộc sống do Swinburne University tổ chức. Chủ đề năm nay là "Áp dụng Công nghệ AI cho Giải pháp Thông minh", mở rộng thách thức cho các đội ngũ trong việc tìm kiếm các giải pháp ứng dụng AI trên nhiều lĩnh vực khác nhau như giáo dục, dữ liệu, tiếp thị, truyền thông, kinh doanh,... Đây sẽ là là điểm đến giúp các bạn trẻ học được cách khai thác sức mạnh của AI để tạo ra các giải pháp thông minh và đột phá cho xã hội.
Fearless Squad xuất sắc lọt top 10 cuộc thi
Thật vinh dự khi BTEC FPT với sự góp mặt của đội thi Fearless Squad đã được sướng tên vào top 10 của cuộc thi. "Fearless Squad" là một đội hình gồm 5 chàng trai tài năng bao gồm Nguyễn Thế Cương, Nguyễn Điện Biên, Nguyễn Thành Đạt, Bùi Quang Vinh và Trần Thành Đạt đến từ BTEC FPT Hà Nội. Theo bạn Nguyễn Điện Biên chia sẻ: "Cái tên Fearless Squad xuất phát từ việc 5 thành viên đều là những kẻ liều, không sợ đối thủ mạnh. Đặc biệt nếu càng gặp người giỏi hơn mình, tụi em càng thích thú, càng bật dậy tinh thần." Có lẽ vì thế mà nhiệt huyết chinh chiến của đội thi luôn dồi dào hơn bao giờ hết, chính cái tinh thần và sản phẩm độc đáo đã gây ấn tượng mạnh đến với ban giám khảo.
"Những kẻ liều, đối thủ càng mạnh càng lên tinh thần chiến đấu"
HÀNH TRÌNH LẬP ĐỘI
Tâm sự về lý do tham gia Swin Hackathon, bạn Bùi Quang Vinh có chia sẻ rằng: "Điều mà khiến chúng em quyết định thành lập một đội để tham gia cuộc thi này đó là mong muốn được học hỏi và phát triển bản thân. Khi làm việc nhóm, chúng em có thể tận dụng được sự đa dạng về kiến thức và kỹ năng của từng cá nhân, từ đó tạo nên sự phối hợp hiệu quả hơn để giải quyết các vấn đề khó và phức tạp."
Bạn Bùi Quang Vinh K7 Quản Trị Kinh Doanh, phụ trách nội dung Marketing cũng như thuyết trình của đội
Còn với bạn Nguyễn Thế Cương: "Việc thành lập một đội không chỉ giúp chúng em chia sẻ trách nhiệm mà còn giúp chúng tôi học hỏi lẫn nhau trong quá trình làm việc, từ việc đưa ra ý tưởng đến việc xây dựng và tạo ra sản phẩm. Đây là cơ hội để chúng em phát triển năng lực bản thân và trau dồi kỹ năng làm việc nhóm trong một môi trường năng động và sáng tạo."
Cuối cùng, Fearless Squad đã tập hợp thành một tổ hợp 5 người với những điểm mạnh khác nhau nhưng có cùng chung một lý tưởng tạo nên một sản phẩm thiết thức trong đời sống AI. Theo đó, đội thi được phân công rõ ràng các nhiệm vụ như 3 bạn phụ trách coding và 2 bạn còn lại sẽ là người xây dựng nội dung marketing, thiết kế slide, video mô phỏng. Cụ thể bạn Bùi Quang Vinh làm marketting cho sản phẩm, bạn Nguyễn Thành Đạt phụ trách thuyết trình và hỗ trợ bạn Vinh. Bạn Nguyễn Thế Cương là vai trò lập trình nhúng, Trần Thành Đạt là làm frontend còn bạn Nguyện Điện Biên sẽ phụ trách BackEnd vs Model. Chính sự phân công rõ ràng này đã giúp cho sản phẩm các bạn có chất lượng tốt và được các ban giám khảo đánh giá cao.
SẢN PHẨM GÂY ẤN TƯỢNG MẠNH
Sản phẩm của "Fearless Squad" tại Swin Hackathon 2024 đã gây ấn tượng mạnh với ban giám khảo bởi tính sáng tạo, khả năng ứng dụng thực tế và tiềm năng phát triển. Dự án tập trung vào việc thiết kế một Smart Pen lưu lại chữ viết của người dùng, khi thông qua AI sẽ được gắn thêm chức năng phiên dịch giọng nói của người dùng. Theo như Điện Biên: "Thiết bị của tụi em có một chức năng ấn tượng đó là khi người dùng ấn nút, thông qua cảm biến nó nhận diện được quỹ đạo của bút khi người dùng viết chữ và thông qua model deeplearning nó sẽ nhận diện đấy là người dùng viết chữ gì số gì. Đối với chức năng dịch thì đội có gắn thêm loa mic vào bút và nó thu âm và trả ra kết quả dịch." Đặc biệt hơn, khi sản phẩm này được lên ý tưởng xuất phát từ mong muốn chung của nhóm trong việc bảo vệ môi trường. Việc sử dụng Smart Pen không chỉ giúp người dùng tìm kiếm thông tin ghi chép dễ dàng hơn mà còn là một biện pháp trong việc giảm thiểu việc tàn phá rừng để sản xuất bút, giấy hàng loạt.
"Sản phẩm là kết quả của những lý tưởng chưa được thực hiện được của tụi em" - Điện Biên chia sẻ
NHỮNG KHÓ KHĂN VÀ BÀI HỌC
Trong quá trình tham gia cuộc thi, đội cũng đã gặp rất nhiều khó khăn, nhiều khi tưởng chừng có thể bỏ cuộc đến nơi rồi. Điện Biên có chia sẻ rằng: "Ký niệm đáng nhớ nhất của em về cuộc thi là trải nghiệm đúng hẳn một ngày không ngủ để lập trình sản phẩm trong vòng 24h coding và chính xác đội e đã thức 29 tiếng code. Đến bây giờ nghĩ lại cũng thấy nhóm cũng phi thường thật sự."
Điện Biên - chàng sinh viên lập trình máy tính phụ trách coding của đội
Đặc biệt đôi khi, hoàn thành một sản phẩm không phải là một điều dễ dàng. "Điều khó khăn nhất trong cuộc thi đối với bọn em là dữ liệu đầu vào của thiết bị nó bị nhiễu nhiều và cuối cùng bọn em cũng khắc phục được điều đó." - Điện Biên chia sẻ.
Còn với Quang Vinh, một chàng trai đến từ ngành Quản trị kinh doanh chưa có nhiều kiến thức về AI và IT thì việc trao đổi làm việc với các bạn trong nhóm nhiều khi cũng gặp khó khăn. "Nhiều lúc trao đổi về công nghệ em chưa hiểu rõ lắm, dù phần việc của em là nội dung marketing tuy nhiên em vẫn sẽ tham gia vào quá trình coding của các bạn để xem cách các bạn làm để hiểu hơn về sản phẩm. Các bạn team em cũng rất nhiệt tình trao đổi, tìm cách dễ nhất để truyền đạt thông tin cho nhau, từ đó ai cũng nắm bắt được công việc của từng người. Nhờ đó mà tụi em có được kết quả tốt."
"Đoàn kết, thấu hiểu là yếu tố cần thiết"
Đồng thời, thông qua các vòng thi, đội cũng đã nhận thức rõ được sự thiếu xót của mình đó là sản phẩm có tốt mà truyền tải không tốt thì sẽ ảnh hưởng đến kết quả rất nhiều. Theo Biên:"Chúng em có một khó khăn đó là khả năng nói và nghe tiếng anh. Chúng em nhận thực được ý tưởng sản phẩm của chúng em rất hoàn thiện tuy nhiên chúng em đã không đi được sâu hơn nữa là khi giám khảo hỏi chúng em về công nghệ và chúng em đã không thể truyền đạt qua tiếng anh một cách tốt nhất nên bị hạn chế điều này buộc chúng em phải dừng lại trước các đôị khác. Qua cuộc thi này, em thấy tầm quan trọng của tiếng Anh trong cuộc sống nếu muốn sự nghiệp mình thăng tiến."
"Không đơn giản là khả năng coding mà còn cần trau dồi thêm nhiều các kỹ năng mềm khác nữa" - Điện Biên chia sẻ
Từ những yếu điểm đó, đội cũng đã có rút kinh nghiệm cho những lần sau. Với Quang Vinh, bài học cậu nhận thức được đó là: "Đầu tiên là kĩ năng làm việc nhóm, tại vì cũng là lần đầu mọi người team work nên có nhiều bất cập.Thứ hai là kĩ năng thuyết trình của từng cá nhân, ai cũng cần phải trình bày những gì mình làm để góp phần nâng cao độ nhận diện của sản phẩm mình. Cuối cùng, quan trọng là khả năng tiếng Anh của mọi người, do đây là cuộc thi với nhiều trường quốc tế, nên tiếng Anh cũng rất quan trọng. Dù có kỹ năng tốt nhưng nếu muốn phát triển bản thân hơn thì yêu cầu trình độ tiếng Anh cũng phải tốt."
Chia sẻ về dự định tương lai, đội thi mong muốn sắp tới có thể tiếp tục phát triển sản phẩm và hướng đến những nhà tài trợ tiềm năng giúp sản phẩm được hoàn thiện hơn nữa.
Sự thành công của "Fearless Squad" không chỉ nằm ở kết quả đạt được mà còn là quá trình học hỏi và phát triển không ngừng. Các thành viên trong đội đã có những trải nghiệm quý báu và gắn kết với nhau hơn qua cuộc thi này. Đội đã chứng minh rằng, với niềm đam mê, sự sáng tạo và tinh thần đồng đội, mọi thử thách đều có thể vượt qua. Hy vọng rằng trong tương lai, "Fearless Squad" sẽ tiếp tục gặt hái thêm nhiều thành công hơn nữa và là nguồn cảm hứng cho các thế hệ sinh viên lập trình tiếp theo tại BTEC FPT. Chúc các chàng trai sẽ luôn "Fearless" và tiến xa hơn trên con đường lập trình của mình!
Tuổi trẻ là những chuyến đi, những quyết định và những trải nghiệm để bạn tìm thấy bản thân mình. Và với Nguyễn Thị Ngân - một cựu sinh viên Quản trị Kinh doanh khóa 3 của BTEC FPT, hiện ...
Tại BTEC FPT, học không chỉ gói gọn trong sách vở hay bài giảng lý thuyết, mà còn được định nghĩa bằng những trải nghiệm sống động, những giờ phút “thực chiến” đầy thử thách và hào hứng. Cuộc thi ...
Không phải ánh hào quang nào cũng rực rỡ ngay từ đầu, có những ngọn lửa âm ỉ trong thầm lặng, nhưng khi bùng cháy lại khiến người khác phải ngoái nhìn. Với BTEC FPT Đà Nẵng, Nguyễn Thị Kim ...
Hành trình vạn dặm luôn bắt đầu từ một bước chân. Với Phạm Tấn Thành, cựu sinh viên ngành Quản trị Kinh doanh, thủ khoa Khóa 2 tại BTEC FPT TP. HCM, mỗi lựa chọn trong quá khứ đều là ...
Tháng 4 gõ cửa – cũng là lúc assignment, deadline, bài tập nhóm... dồn dập kéo đến như những cơn sóng không hồi kết. Tháng của chạy deadline của các anh chị em là Giảng viên tại FPI - FPT ...
Vừa qua, sinh viên BTEC FPT đã có cơ hội tham gia chuyến tham quan và giao lưu tại Ngân hàng TNHH MTV Woori Việt Nam - Chi nhánh Đà Nẵng, một trong những ngân hàng lớn nhất Hàn Quốc. ...