Quản trị kinh doanh gồm những chuyên ngành nào? Tiềm năng ra sao?

Quản trị kinh doanh là một ngành học rộng lớn, đào tạo sinh viên những kiến thức và kỹ năng cần thiết để quản lý và điều hành doanh nghiệp. Ngành học này được chia thành nhiều chuyên ngành khác nhau, và đang trở thành một lựa chọn hấp dẫn cho nhiều người muốn theo đuổi sự nghiệp kinh doanh. Mỗi chuyên ngành sẽ tập trung vào một lĩnh vực cụ thể. Cùng BTEC FPT tìm hiểu quản trị kinh doanh gồm những chuyên ngành nào và tiềm năng của chúng qua bài viết dưới đây nhé!

Quản trị kinh doanh gồm những chuyên ngành nào
Quản trị kinh doanh gồm những chuyên ngành nào
Những chuyên ngành quản trị kinh doanh tại Việt Nam
Quản trị kinh doanh là một ngành học rộng, bao gồm nhiều môn học khác nhau, chia thành các nhóm chính như kiến thức nền tảng, kiến thức chuyên ngành và kỹ năng bổ trợ. Dưới đây là danh sách các môn học phổ biến trong ngành quản trị kinh doanh tại Việt Nam:
1. Môn học cơ sở (Kiến thức nền tảng)
- Kinh tế vi mô – Nghiên cứu hành vi của cá nhân, doanh nghiệp và cách thị trường vận hành.
- Kinh tế vĩ mô – Tìm hiểu về nền kinh tế tổng thể, chính sách tài chính, lạm phát, thất nghiệp.
- Nguyên lý kế toán – Hiểu cách lập và phân tích báo cáo tài chính của doanh nghiệp.
- Tài chính doanh nghiệp – Quản lý tài chính, dòng tiền, đầu tư và tối ưu hóa lợi nhuận.
- Thống kê kinh doanh – Ứng dụng thống kê trong phân tích dữ liệu kinh doanh.
- Pháp luật kinh tế – Tìm hiểu về các quy định pháp lý liên quan đến hoạt động kinh doanh.
- Quản trị học – Cung cấp kiến thức về nguyên tắc và chức năng quản trị trong tổ chức.
2. Môn học chuyên ngành (Kiến thức chuyên sâu)
- Quản trị chiến lược – Xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển doanh nghiệp.
- Quản trị nhân sự – Tuyển dụng, đào tạo, phát triển và giữ chân nhân viên.
- Quản trị marketing – Phát triển chiến lược tiếp thị, quảng bá thương hiệu, nghiên cứu khách hàng.
- Quản trị tài chính – Lập kế hoạch tài chính, phân tích đầu tư, kiểm soát chi phí.
- Quản trị chuỗi cung ứng – Điều phối và tối ưu hóa quy trình sản xuất, kho bãi, vận chuyển.
- Quản trị rủi ro – Nhận diện, đánh giá và kiểm soát các rủi ro trong kinh doanh.
- Khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo – Học về cách xây dựng doanh nghiệp mới, gọi vốn và phát triển mô hình kinh doanh.
- Quản trị vận hành – Quản lý quy trình sản xuất, tối ưu hóa hoạt động kinh doanh.
- Thương mại điện tử – Ứng dụng công nghệ số trong kinh doanh, bán hàng trực tuyến.
- Quản trị bán hàng – Kỹ năng bán hàng, quản lý đội ngũ kinh doanh, chiến lược bán hàng.
3. Môn học kỹ năng bổ trợ
- Kỹ năng lãnh đạo – Phát triển khả năng quản lý, truyền cảm hứng, ra quyết định.
- Kỹ năng đàm phán và giao tiếp – Học cách thuyết phục, đàm phán hợp đồng, xử lý tình huống.
- Kỹ năng phân tích dữ liệu kinh doanh – Ứng dụng Excel, Power BI, Python để xử lý dữ liệu.
- Tư duy thiết kế trong kinh doanh (Design Thinking) – Phương pháp sáng tạo để giải quyết vấn đề.
- Kỹ năng làm việc nhóm – Cách phối hợp và làm việc hiệu quả trong môi trường doanh nghiệp.
Tùy vào chuyên ngành cụ thể trong quản trị kinh doanh, bạn có thể tập trung vào một số môn học chuyên sâu hơn.

Những chuyên ngành quản trị kinh doanh chương trình quốc tế
Những chuyên ngành quản trị kinh doanh chương trình quốc tế
Như đại học RMIT Việt Nam dưới đây đang triển khai chương trình học quản trị kinh doanh với phần là chuyên ngành chính và chuyên ngành phụ. Để sinh viên có nhiều lựa chọn hơn cho tương lai, nhà trường cho phép các bạn tự thiết kế chương trình học với nhiều lựa chọn chuyên ngành chính lẫn chuyên ngành phụ:
- Chuyên ngành chính (Major) là lĩnh vực sinh viên mong muốn đào sâu và nghiên cứu, thường sẽ bao gồm 96 tín chỉ (tương đương 8 môn học)
- Chuyên ngành phụ (Minor) là lĩnh vực cung cấp thêm kiến thức tổng quan về một lĩnh vực sinh viên quan tâm, thường sẽ bao gồm 48 tín chỉ (tương đương 4 môn học)
Chọn từ 9 chuyên ngành chính (Major):
- Kinh doanh trên ứng dụng blockchain
- Kinh doanh và công nghệ
- Kinh tế
- Tài chính
- Kinh doanh toàn cầu
- Logistics & chuỗi cung ứng
- Quản trị và thay đổi
- Quản trị nhân sự
- Khởi nghiệp kinh doanh
Chọn từ 13 chuyên ngành phụ (Minor):
- Kế toán trong doanh nghiệp
- Kinh doanh trên ứng dụng blockchain
- Kinh doanh và công nghệ
- An toàn thông tin
- Digital marketing
- Kinh tế
- Khởi nghiệp kinh doanh
- Tài chính
- Kinh doanh toàn cầu
- Logistics & chuỗi cung ứng
- Quản trị và thay đổi
- Quản trị nhân sự
- Quản trị du lịch và khách sạn
Giống như BTEC FPT, chúng tôi mang tới sự đào tạo và giáo trình bao quát nhất về quản trị kinh doanh cho những học viên của mình. Chương trình học ở BTEC FPT sẽ bao gồm các môn học:
- Sub: The Contemporary Business Environment (Môi trường kinh doanh đương đại)
- Sub: Marketing Processes and Planning (Kế hoạch và quy trình Marketing)
- Sub: Management of Human Resources (Quản trị nguồn nhân lực)
- Sub: Leadership and Management (Lãnh đạo và quản trị)
- Sub: Accounting Principles (Nguyên lý kế toán)
- Sub: Managing a Successful Business Project (Pearson Set) (Quản trị dự án kinh doanh)
- Sub: Business Law (Luật kinh doanh)
- Sub: Entreprenerial Ventures (Khởi sự Kinh doanh)
- Sub: Organisational Behaviour Management (Quản trị hành vi tổ chức)
- Sub: Statistics for Management (Thống kê kinh tế)
- Sub: Principles of Operations Management (Nguyên tắc quản lý vận hành)
- Sub: Sales Management (Quản trị bán hàng)
- Sub: Managing and Leading Change (Quản trị và lãnh đạo sự thay đổi)
- Sub: Global Business Environment (Môi trường kinh doanh toàn cầu)
- Sub: Research Project (Pearson Set) (Đồ án tốt nghiệp)
- Sub: Academic Writing (Phương pháp viết học thuật):
👉 Xem thêm: Top 7 khóa học quản trị kinh doanh ngắn hạn online miễn phí
👉 Xem thêm: Nên học marketing hay quản trị kinh doanh?
👉 Xem thêm: Học văn bằng 2 quản trị kinh doanh tại BTEC FPT
👉 Xem thêm: Ngành quản trị kinh doanh marketing là gì? ra trường làm gì?
👉 Xem thêm: Học quản trị kinh doanh khó xin việc?
Giữ chỉ tiêu sớm
Nhận ngay học bổng lên tới 70% học phí
Các vị trí trong ngành Quản trị kinh doanh
Ngành Quản trị Kinh doanh (QTKD) đang là một trong những lựa chọn học phổ biến nhất ở Việt Nam hiện nay, nhờ vào tính ứng dụng cao và sự đa dạng trong các lĩnh vực công việc sau khi tốt nghiệp. Với kiến thức nền tảng vững chắc về kinh doanh, quản lý, marketing, tài chính và nhiều lĩnh vực khác, sinh viên của ngành này có thể dễ dàng tìm kiếm cơ hội việc làm trong các ngành nghề đa dạng.
Chuyên viên Marketing:
- Xác định mục tiêu marketing dựa trên mục tiêu kinh doanh và nghiên cứu thị trường.
- Nghiên cứu thị trường để hiểu nhu cầu và mong muốn của khách hàng.
- Phân tích đối thủ cạnh tranh để định hình và điều chỉnh chiến lược marketing.
- Xây dựng chiến lược marketing phù hợp, bao gồm lựa chọn kênh phân phối và quảng cáo.
- Quản lý các kênh marketing như quảng cáo trực tuyến, truyền thông xã hội, email marketing, v.v.
- Tạo và phát triển các nội dung marketing thu hút và giữ chân khách hàng.
Chuyên viên Kinh doanh:
- Tìm kiếm và liên lạc với khách hàng tiềm năng.
- Tư vấn về sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp.
- Đàm phán và chốt hợp đồng với khách hàng.
- Chăm sóc khách hàng sau khi đã bán hàng để duy trì mối quan hệ.
Chuyên viên Quan hệ khách hàng:
- Tiếp nhận và giải quyết các khiếu nại từ khách hàng.
- Cung cấp thông tin về sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp.
- Xây dựng và duy trì mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng.
Chuyên viên Nghiên cứu thị trường:
- Thu thập và phân tích dữ liệu thị trường.
- Đánh giá xu hướng và tiềm năng của thị trường.
- Đề xuất các chiến lược kinh doanh dựa trên thông tin nghiên cứu.
Chuyên viên Tư vấn quản trị thương mại:
- Tư vấn cho doanh nghiệp về quản trị thương mại.
- Hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng và thực hiện chiến lược kinh doanh.
Quản lý Doanh nghiệp:
- Lãnh đạo và điều hành các hoạt động của doanh nghiệp.
- Đề ra chiến lược phát triển và quản lý tài chính, nhân sự, v.v.
Giám đốc Điều hành (CEO):
- Đứng đầu ban lãnh đạo của doanh nghiệp.
- Chịu trách nhiệm cao nhất về hoạt động của doanh nghiệp.
Giám đốc Tài chính:
- Quản lý các hoạt động tài chính của doanh nghiệp.
- Lập kế hoạch tài chính và báo cáo tài chính.
Mức lương của Quản trị kinh doanh sau khi ra trường
Mức lương khởi điểm của sinh viên mới tốt nghiệp ngành quản trị kinh doanh trung bình từ 5 đến 10 triệu đồng/tháng. Đối với những người có kinh nghiệm từ 1-2 năm, mức lương có thể lên đến 15-20 triệu đồng/tháng. Dưới đây là mức lương của một số vị trí công việc phổ biến trong ngành quản trị kinh doanh:
- Chuyên viên marketing: 8-15 triệu đồng/tháng
- Chuyên viên tài chính: 8-12 triệu đồng/tháng
- Chuyên viên kế toán: 7-10 triệu đồng/tháng
- Chuyên viên nhân sự: 7-10 triệu đồng/tháng
- Chuyên viên kinh doanh: 8-15 triệu đồng/tháng

Tại sao nên học Quản trị kinh doanh
- Cơ hội việc làm rộng mở: Ngành quản trị kinh doanh là một trong những ngành có nhu cầu nhân lực cao nhất hiện nay. Với kiến thức và kỹ năng được đào tạo, sinh viên ngành quản trị kinh doanh có thể làm việc trong nhiều lĩnh vực khác nhau, từ doanh nghiệp tư nhân đến doanh nghiệp nhà nước, từ cơ quan nhà nước đến tổ chức phi chính phủ.
- Môi trường làm việc năng động, sáng tạo: Ngành quản trị kinh doanh đòi hỏi người học phải có khả năng thích ứng với sự thay đổi nhanh chóng của thị trường. Do đó, môi trường làm việc trong ngành này thường rất năng động và sáng tạo.
- Khả năng thăng tiến cao: Với kiến thức và kỹ năng được đào tạo, sinh viên ngành quản trị kinh doanh có thể thăng tiến lên các vị trí cao trong doanh nghiệp một cách nhanh chóng.
- Cơ hội khởi nghiệp: Kiến thức và kỹ năng được đào tạo trong ngành quản trị kinh doanh sẽ giúp sinh viên có nền tảng vững chắc để khởi nghiệp.
- Có thể làm việc ở nhiều quốc gia: Ngành quản trị kinh doanh là một ngành hội nhập quốc tế cao. Sinh viên tốt nghiệp ngành quản trị kinh doanh có thể làm việc ở nhiều quốc gia khác nhau.
- Phát triển kỹ năng mềm: Ngành quản trị kinh doanh giúp sinh viên phát triển các kỹ năng mềm cần thiết cho công việc và cuộc sống như đàm phán, thuyết trình, giải quyết vấn đề, giao tiếp,...

Tại sao nên học quản trị kinh doanh
Trên đây là những thông tin trả lời cho câu hỏi “Quản trị kinh doanh gồm những chuyên ngành nào? Tiềm năng ra sao?”. Qua bài viết, hy vọng rằng các bạn học sinh sẽ có cái nhìn tổng quan hơn về ngành quản trị kinh doanh và đưa ra được quyết định đúng đắn về việc chọn ngành cho bản thân.
Tin tức mới nhất
Nhập học liền tay