Làm sale học ngành gì? Trường nào tốt nhất?
Làm sale, hay còn được gọi là nhân viên kinh doanh, luôn là vị trí không thể thiếu trong bất cứ doanh nghiệp nào. Vậy nếu muốn làm sale thì học ngành gì? Học trường nào thì tốt nhất? Đối với các doanh nghiệp, đây là công việc được thực hiện nhằm đưa sản phẩm tới nhiều người dùng hơn, thuyết phục khách hàng sử dụng sản phẩm dựa trên nhu cầu cùng với giá trị sản phẩm đem lại. .
Làm sale học ngành gì?
Bất cứ ngành nào cũng cần có nhân viên bán hàng, tuy nhiên để được đào tạo và học chuyên sâu về kỹ năng bán hàng, dưới đây là 4 ngành đào tạo chuyên nghiệp phổ biến trên thị trường.
Quản trị kinh doanh
Ngành tổng hợp tất cả các kiến thức cơ bản về kỹ năng và kiến thức chuyên sâu nằm trong khối ngành kinh tế nhằm phát triển doanh nghiệp như tài chính, kế toán, marketing, nhân sự; đặc biệt là “quản trị” - “kinh doanh". Thông thường ngành học hướng đến đối tượng muốn làm quản lý hoặc nhân viên phát triển kinh doanh cao cấp.
👉 Xem thêm: Sáng tạo nội dung học ngành gì? Trường nào tốt nhất?
👉 Xem thêm: Khối B học ngành gì? Làm nghề gì lương cao
👉 Xem thêm: Con gái học khối a nên chọn ngành gì tốt, lương cao
Sau khi học quản trị kinh doanh, một số kỹ năng bạn được đào tạo bao gồm:
- Hoạch định chiến lược dài hạn - ngắn hạn và xây dựng kế hoạch cho các hạng mục khác nhau: kinh doanh, marketing, phân phối
- Tìm hiểu, khảo sát và phân tích, đánh giá thị trường ngành
- Cải thiện kiến thức, trau dồi kỹ năng kiểm soát tài chính của doanh nghiệp
Tâm lý học
Khác với ngành Quản trị kinh doanh, Tâm lý học sẽ cung cấp và đào tạo các bạn cách giao tiếp, thấu hiểu và cảm thông bản chất con người đối với các nhu cầu khác nhau trong cuộc sống thông qua các dấu hiệu đã được nghiên cứu qua nhiều năm. Công việc phổ biến của ngành chính là tư vấn tâm lý.
Bên cạnh đó, ngành này cũng có tiềm năng mở ra nhiều cơ hội việc làm khác như chuyên viên nhân sự, nhân viên bán hàng, chuyên viên truyền thông tại các công ty. Có thể thấy, công việc nào cũng đòi hỏi phải nắm bắt tâm lý con người, khách hàng; vì vậy mà đây cũng được coi là một ngành học phù hợp nếu như muốn trở thành một nhân viên bán hàng. Theo học chuyên ngành này, nhân viên bán hàng được trau dồi các kiến thức về hành vi, tinh thần và tư tưởng của con người trong đời sống hàng ngày.
Marketing
Marketing được coi là một hoạt động không thể thiếu trong kinh doanh, mọi phương thức và hoạt động nhỏ lẻ đều được triển khai với mục đích thoả mãn nhu cầu và mong muốn của khách hàng như phát triển thương hiệu và tiếp thị sản phẩm; kết nối doanh nghiệp và khách hàng mục tiêu.
Theo học ngành này, các bạn sẽ được đào tạo hệ thống kiến thức cơ bản, bao gồm: nghiên cứu thị trường, xây dựng và phát triển các mối quan hệ khách hàng, thiết kế phân phối sản phẩm, tổ chức sự kiện, quảng bá thương hiệu thông qua một số môn chuyên ngành: quản trị marketing, quản trị bán hàng, hành vi tiêu dùng, chiến lược sản phẩm, khuyến mãi, dịch vụ, PR, …
Truyền thông báo chí và khoa học xã hội
Các kiến thức cơ bản và nâng cao về xã hội, văn hoá là những hạng mục các bạn sẽ được cung cấp và đào tạo khi theo học 2 ngành trên. Chủ yếu sẽ thiên về các kỹ năng viết và giao tiếp - được coi là công cụ xây dựng niềm tin vững chắc với khách hàng.
Học ngành nào cũng ok nhưng muốn làm nhân viên kinh doanh chuyên nghiệp và thành công, đều phải có tố chất sau:
- Kiến thức chuyên môn: Nắm vững, thành tạo các kiến thức chuyên môn về bán hàng, sản phẩm, doanh nghiệp, cách thu hút khách hàng và khả năng thuyết phục
- Niềm đam mê với công việc: yếu tố không thể thiếu đối với bất kỳ ngành nào. Đây là động lực giúp bạn vượt qua áp lực cạnh tranh thị trường và duy trì tinh thần làm việc mỗi ngày.
- Kiên trì với công việc: Do tính chất công việc phải làm việc với khách hàng nhiều cũng như rất nhiều khách hàng, vậy nên không phải bất cứ lúc nào công việc cũng thuận lợi như mong muốn, khiến các bạn dễ bị nản, bực bội và bỏ cuộc. Vì vậy cần phải kiên trì và nhẫn nại để có thể đưa ra cách thuyết phục phù hợp và đúng đắn với từng khách hàng của bạn.
- Kỹ năng giao tiếp nhằm thuyết phục và xử lý tình huống: Để có thể đàm phán, thuyết phục và giữ mối quan hệ tốt với khách hàng lâu dài, nhân viên kinh doanh cần có kỹ năng giao tiếp tinh tế, nhạy bén và phù hợp với từng đối tượng khách hàng riêng; để có khả năng đối đáp và xử lý bất kỳ tình huống, câu hỏi nào của khách hàng.
Đăng ký nhận học bổng ngay
Làm sale học trường nào?
Một số trường Đại học có uy tín đào tạo chuyên sâu các ngành được đề cập phía trên, cơ hội việc làm các bạn có thể tham khảo:
Miền Bắc
- Đại học Ngoại thương
- Đại học Kinh tế Quốc dân
- Đại học Thương Mại
- Học viện Tài chính
- Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn - ĐHQG Hà Nội.
Miền Nam
- Đại học Kinh tế
- Đại học Ngoại thương TPHCM
- Đại học Quốc tế (ĐHQG TPHCM)
- Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn - ĐHQG TPHCM
- Đại học Tôn Đức Thắng
Các vị trí của nghề sale
Sales Admin - Thư ký phòng kinh doanh
Chịu trách nhiệm phối hợp và hỗ trợ các bộ phận trong doanh nghiệp nhằm thúc đẩy doanh số, tối ưu doanh thu.
Sales Staff - Trực tiếp bán hàng
Chịu trách nhiệm làm việc với khách hàng, bao gồm tư vấn, giới thiệu sản phẩm, giải đáp các thắc mắc và thuyết phục mua hàng.
Sales Executive - Điều hành và quản lý việc kinh doanh
Chịu trách nhiệm xây dựng chiến lược và kế hoạch kinh doanh cho các giai đoạn (dài hạn và ngắn hạn); phân công công việc cho team; hỗ trợ xử lý tình huống phát sinh; sau đó theo dõi, đánh giá và báo cáo kết quả lên trên.
Sales Assistant - Trợ lý kinh doanh
Vị trí thường làm việc trong doanh nghiệp bán lẻ, chịu trách nhiệm liên hệ, đảm bảo giao dịch kinh doanh với các khách hàng diễn ra thuận lợi.
Sales Manager - Trưởng phòng bán hàng
Chịu trách nhiệm dẫn dắt đội ngũ nhân viên kinh doanh nhằm đạt được các mục tiêu kinh doanh đã được đề ra.
Sales Director - Giám đốc kinh doanh
Chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động bán hàng của doanh nghiệp, đảm bảo mô hệ thống bán hàng vận hành thuận lợi và hiệu quả, hướng đến mục tiêu đã được đề ra.
Tin tức mới nhất
Nhập học liền tay