Học kỹ thuật phần mềm ra làm gì? Lương bao nhiêu?
Kỹ thuật phần mềm là một ngành học được dự đoán có cơ hội việc làm rộng mở sau khi ra trường. Vậy học kỹ thuật phần mềm ra làm gì? Lương sinh viên ngành kỹ sư phần mềm sau khi ra trường là bao nhiêu? Học ngành kỹ sư phần mềm ở đâu chuẩn chất lượng quốc tế? Hãy cùng tham khảo những thông tin hữu ích về ngành học này qua nội dung bài viết dưới đây.
Ngành kỹ thuật phần mềm là gì?
Ngành kỹ thuật phần mềm là gì là câu hỏi nhận được nhiều sự quan tâm. Theo đó, kỹ thuật phần mềm là ngành chuyên nghiên cứu về cách thức, quy trình hoạt động và thử nghiệm, kiểm tra các chương trình máy tính nhằm đáp ứng nhu cầu của người dùng.
Nếu bạn đã từng sử dụng máy tính thì ắt hẳn sẽ biết đến các phần mềm như: Microsoft Excel, Word, Powerpoint, Google, Cốc Cốc,... hay các trang mạng xã hội như: Zalo, Facebook, Tiktok, Instagram,... Đây đều là những phần mềm được lập trình bởi các kỹ sư - những người đã trải qua thời gian đào tạo trong ngành kỹ thuật phần mềm.
Chuyên ngành Kỹ thuật phần mềm này sẽ rất phù hợp với những ai yêu thích lập trình thuần túy. Sau khi lập trình xong, người ta sẽ tạo ra sản phẩm cuối cùng được gọi là chương trình, phần mềm hay ứng dụng.
👉 Xem thêm: Ngành kỹ thuật phần mềm điểm chuẩn là bao nhiêu?
👉 Xem thêm: Con gái có học được ngành kỹ thuật phần mềm không?
👉 Xem thêm: Kỹ thuật phần mềm học trường nào? Top 10 trường tốt nhất
👉 Xem thêm: Kỹ thuật phần mềm là gì? Mức lương vào việc làm
👉 Xem thêm: Kỹ thuật phần mềm học những gì? Cần những kỹ năng gì
Ngành kỹ thuật phần mềm học gì?
Theo thời gian, công nghệ thông tin dần trở thành một phần tất yếu trong cuộc sống của con người. Để đào tạo nên những người kỹ sư phần mềm sáng tạo, giỏi chuyên môn thì các trường đại học cần xây dựng cho mình một chương trình học đạt chuẩn và hiệu quả. Vậy ngành kỹ thuật phần mềm học những gì?
Tại trường đại học, sinh viên ngành kỹ thuật phần mềm sẽ được trang bị các kiến thức cơ bản và chuyên sâu về kỹ thuật phần mềm như: Quy trình phát triển phần mềm, các giai đoạn của quá trình sản xuất dự án như tiếp nhận yêu cầu, phân tích dữ liệu, thiết kế, lập trình, thử nghiệm, vận hành và bảo trì.
Trong hai năm đầu đại học, sinh viên ngành kỹ thuật phần mềm sẽ được trang bị các kiến thức của những môn đại cương như: Giải tích, xác suất thống kê, vật lý đại cương, đại số tuyến tính, nhóm các môn triết học và pháp luật. Bên cạnh những môn đại cương nói trên, sinh viên cũng bắt đầu học các môn cơ sở ngành như: Nhập môn lập trình, lập trình hướng đối tượng, cơ sở dữ liệu, cấu trúc dữ liệu, nhập môn công nghệ phần mềm, phương pháp phát triển phần mềm,...
Từ năm học thứ 3 trở đi, sinh viên được lựa chọn ngành học nghiên cứu chuyên sâu bao gồm hai lĩnh vực là: Phát triển game và môi trường ảo hoặc Phát triển ứng dụng (mobile/ web).
- Nếu lựa chọn học chuyên ngành Phát triển ứng dụng (mobile/web), sinh viên sẽ được học các môn như: Nhập môn ứng dụng di động, lập trình thiết bị di động, thiết kế dữ liệu, kiến trúc phần mềm, công nghệ phần mềm chuyên sâu, phân tích yêu cầu, giao diện người dùng, phát triển vận hành và bảo trì phần mềm, giao tiếp người máy, công nghệ web và ứng dụng, công nghệ NET. Trong bộ môn này, sinh viên cũng được cung cấp kiến thức nền tảng về các loại hệ thống, các phương thức xây dựng và phát triển ứng dụng trong các lĩnh vực như kinh tế, xã hội, giáo dục, y tế, quản lý doanh nghiệp,... Ngoài ra, chuyên ngành này cũng cung cấp kiến thức về các quy trình, mô hình, các công cụ hỗ trợ và giải pháp công nghệ mới để xây dựng phần mềm.
- Còn nếu lựa chọn theo học chuyên ngành Phát triển Game và môi trường ảo, sinh viên sẽ được trang bị các kiến thức về: Nhập môn phát triển game, lập trình đồ họa 3D, lập trình game trên thiết kế di động, lập trình game nâng cao, thiết kế 3D game engine, phát triển và vận hành game, phát triển ứng dụng VR. Bộ môn này cũng bao gồm các kiến thức về U-computing, U-commerce và công nghệ xây dựng ngôi nhà thông minh. Đặc biệt, sinh viên sẽ được đào tạo về Engine development - tức là nghiên cứu chuyên sâu các công nghệ đồ họa ba chiều, âm thanh, vật lý phục vụ cho việc phát triển game.
Tùy thuộc vào năng lực và sở thích của bản thân mà sinh viên sẽ lựa chọn một chuyên ngành để được đào tạo và nghiên cứu chuyên sâu hơn về lĩnh vực mà mình mong muốn.
Để theo đuổi ngành Kỹ thuật phần mềm, bạn cần sở hữu các tố chất như sau:
- Có đam mê với kỹ thuật, lập trình và phần mềm
- Sở hữu kiến thức thực tiễn và tinh thần thực chiến
- Cẩn trọng, chính xác và tỉ mỉ trong công việc
- Có tinh thần ham học hỏi, sẵn sàng cập nhật các kiến thức mới
- Có khả năng tư duy nhạy bén, sáng tạo và luôn luôn đổi mới
- Chịu được áp lực công việc lớn, sắp xếp công việc khoa học.
Học kỹ thuật phần mềm ra làm gì?
Có thể thấy, công nghệ thông tin đang dần trở thành nhu cầu tất yếu trong mọi mặt của đời sống xã hội, đặc biệt là trong sản xuất và kinh doanh thương mại.
Kỹ thuật phần mềm ra làm nghề gì là câu hỏi được nhiều sinh viên quan tâm. Theo đó, sau khi tốt nghiệp ngành kỹ thuật phần mềm tại trường đại học, bạn sẽ trở thành những Kỹ sư phần mềm thạo chuyên môn. Một số vị trí công việc mà sinh viên có thể tham khảo khi theo học ngành này như sau:
Đăng ký nhận học bổng ngay
- Làm việc tại các doanh nghiệp, công ty phát triển phần mềm, gia công phần mềm, thiết kế website, thiết kế game hoặc làm trong bộ phận vận hành và phát triển công nghệ thông tin của các cơ quan, trường học, nhà máy,...
- Làm việc ở vị trí chuyên viên phân tích, cài đặt, thiết kế, bảo trì, quản trị các phần mềm máy tính, đáp ứng nhiều nhu cầu khác nhau tại các doanh nghiệp.
- Làm việc tại các bộ phận công nghệ thông tin như viễn thông, hàng không, xây dựng, hành chính sự nghiệp, ngân hàng,...
- Làm việc tại các công ty gia công phần và sản xuất phần mềm trong và ngoài nước.
- Tự mình phát hành các sản phẩm phần mềm, ứng dụng, game trên máy tính và thiết bị di động.
Mức lương cho ngành kỹ thuật phần mềm là bao nhiêu?
Công nghệ thông tin được bình chọn là 1 trong 10 ngành có mức lương cao nhất hiện nay. Trong đó, kỹ thuật phần mềm là chuyên ngành có mức lương khá hấp dẫn. Trong đó, nhân sự đảm nhiệm các vị trí khác nhau sẽ có mức lương khác nhau. Môi trường làm việc sẽ tùy vào văn hóa của từng công ty, nhưng nhìn chung các công ty công nghệ đều có môi trường làm việc sáng tạo, năng động, chuyên nghiệp, tạo điều kiện cho nhân viên phát triển hết năng lực của bản thân.
Tại Việt Nam, mức lương trung bình của chuyên ngành kỹ thuật phần mềm dao động từ 10 - 25 triệu/tháng. Sinh viên vừa ra trường thường có mức lương dao động từ 8 - 11,2 triệu/tháng. Đối với những cá nhân có kinh nghiệm, trình độ quản lý sẽ sở hữu mức lương khoảng 30- 66 triệu/tháng. Đối với lập trình viên có kinh nghiệm và kiến thức về Blockchain thì mức lương sẽ càng hấp dẫn. Tùy vào mỗi vị trí và kinh nghiệm làm việc mà kỹ sư phần mềm sẽ có các mức lương khác nhau.
Mức lương của kỹ thuật phần mềm theo kinh nghiệm
Vị Trí | Năm Kinh Nghiệm | Mức Lương |
TTS Kỹ Thuật Phần Mềm | < 6 tháng | 4.000.000đ - 8.000.000đ |
Nhân Viên Kỹ Thuật Phần Mềm | 6 tháng - 2 năm | 8.000.000đ - 15.000.000đ |
Chuyên Viên Kỹ Thuật Phần Mềm | >2 năm | 12.000.000đ - 30.000.000đ |
Trưởng Phòng Kỹ Thuật Phần Mềm | >3 năm | 25.000.000đ - 50.000.000đ |
PO dự án | >3 năm | 25.000.000đ - 50.000.000đ (Tùy theo dự án) |
Giám Đốc Kỹ Thuật (CTO) | >5 năm | 40.000.000đ - 80.000.000đ |
Tại sao nên học kỹ thuật phần mềm?
Chắc hẳn nhiều bạn đang băn khoăn lý do vì sao nên học kỹ thuật phần mềm. Lý giải về sức hút của ngành này, dưới đây là những thông tin hữu ích và rất thuyết phục khi bạn chọn học kỹ thuật phần mềm.
- Nhu cầu nhân lực ngành kỹ thuật phần mềm luôn lọt hàng “top”: Thống kê từ Trang tuyển dụng uy tín TopDev, ngành này luôn thiếu hụt về lượng nhân sự. Theo đó, năm 2021 thiếu hụt đến gần 200.000 người. Do đó, học kỹ thuật phần mềm giúp các bạn sinh viên ít áp lực về nghề nghiệp sau khi ra trường.
- Thu nhập luôn ở vị trí “khủng” so với các nghề nghiệp khác: Kỹ thuật phần mềm được đánh giá là có mức đãi ngộ khá hấp dẫn. Theo mặt bằng chung, mức thu nhập của ngành này chưa bao giờ bị văng ra khỏi top 10 ngành có thu nhập cao nhất.
- Cơ hội tiếp cận, phát triển và trở thành những người dẫn đầu: Công nghệ 4.0 liên tục tạo ra sự đột phá trong công nghệ, đáp ứng công việc và nâng cao chất lượng cuộc sống. Tham gia lĩnh vực này, bạn hoàn toàn có thể tự nghiên cứu, tìm tòi và khả năng trở thành người tiên phong với những phần mềm sáng chế của riêng mình.
- Đóng góp vào sự phát triển chung của nền kinh tế, chính trị, xã hội nước nhà: Công nghệ luôn có vị trí tiên phong và góp phần quyết định với sự phát triển thịnh vượng của các đất nước. Học kỹ thuật phần mềm cũng là cách bạn trở thành một phần đóng góp vào sự hưng thịnh, khẳng định vị thế của Việt Nam đối với các nước láng giềng.
Bằng cấp có quan trọng trong ngành kỹ thuật phần mềm? Cần lưu ý những gì?
Ở tư tưởng cũ, các bậc phụ huynh vẫn luôn muốn con mình phải có một tấm bằng đại học. Nghĩ rằng việc có một tấm bằng đại học vô cùng quan trọng. Là một chiếc chìa khóa để bắt đầu bước trên con đường sự nghiệp của mình. Tuy nhiên, hiện nay đại học đã không còn là chiếc chìa khóa duy nhất để mở cửa thành công. Chúng ta cần một môi trường tốt, đào tạo ra sinh viên có trình độ chuyên môn,…Đặc biệt là kỹ năng áp dụng cho công việc trong thực tế.
Đối với một ngành học và đặc thù như vậy, bạn vẫn có thể trở thành một lập trình viên. Không cần đến bằng cấp đại học, ta vẫn có thể vận dụng kĩ năng bạn học được để làm việc. Bạn có thể học qua các trường cao đẳng, trung tâm đào tạo ngắn hạn, dễ dàng tự học thêm. Bạn cũng có thể nâng cao kỹ năng của bản thân qua Internet, các khóa học ngắn hạn & dài hạn trên nền tảng online,…
Do đó, triển vọng nghề nghiệp cho các bạn trẻ theo học ngành kỹ thuật phần mềm khá cao. Khi theo học ngành kỹ thuật phần mềm, bạn không cần phải lo lắng về vấn đề phân biệt bằng học.
Cần lưu ý những gì khi để học ngành Kỹ thuật phần mềm hiệu quả?
Là người yêu thích lĩnh vực công nghệ
Nếu không có đam mê, bạn sẽ rất dễ bị stress với đặc thù công việc. Nhất là khi ngồi nhiều tiếng đồng hồ để viết phần mềm hay làm những dự án công nghệ. Nếu bạn có niềm yêu thích, bạn sẽ rèn luyện được tính kiên trì cho bản thân mình. Việc vượt qua những khó khăn, áp lực trong khi theo học và công việc sẽ trở nên dễ dàng hơn. Ngoài ra, đây cũng là một yếu tố quan trọng giúp bạn dễ dàng học hỏi và tiếp thu những kiến thức mới hơn.
Đề cao sự chính xác và logic trong công việc
Bạn cần có đủ khả năng quan sát, sự nhạy bén để giải quyết vấn đề. Trau dồi thêm phương pháp logic và khả năng suy đoán chính xác nhất có thể. Bởi tư duy logic và sự chính xác là một trong những yếu tố quan trọng nhất của một nhân viên kỹ thuật. Nếu không có sự logic và khả năng suy luận, bạn sẽ gặp không ít khó khăn khi làm việc trong ngành này.
Luôn chủ động học hỏi và tiếp nhận thêm kiến thức mới mỗi ngày
Trong lĩnh vực công nghệ thông tin, tốc độ phát triển của chúng luôn thay đổi không ngừng. Khi không có sự đam mê và chủ động học hỏi, bạn sẽ rất dễ bị tụt lại phía sau. Để trở thành một nhân viên Kỹ thuật phần mềm “vững” trong ngành, bạn cần liên tục cập nhật kiến thức. Ngoài ra, tích cực tìm hiểu các thông tin sẽ giúp làm việc hiệu quả và chất lượng hơn.
Cần phải học tốt tiếng Anh chuyên ngành
Là một môn “khó” mà không phải bạn theo ngành kỹ thuật phần mềm nào cũng giỏi. Tuy nhiên, bạn nên tập làm quen và rèn luyện mỗi ngày. Để có thể đi xa hơn cùng với ngành, bạn cần có khả năng đọc hiểu ngoại ngữ tốt. Hầu hết các tài liệu quan trọng của lĩnh vực Công nghệ thông tin đều được viết bằng tiếng Anh. Bạn cũng có thể học thêm một vài ngôn ngữ khác để có thể phục vụ cho công việc. Một ví dụ cho bước đệm phát triển đột phá trong lĩnh vực công nghệ thông tin chính là ngôn ngữ Nhật.
Học kỹ thuật phần mềm tại BTEC FPT
BTEC FPT là một trong những đơn vị đào tạo ngành Kỹ thuật phần mềm có chất lượng dẫn đầu cả nước với giáo trình được nhập khẩu trực tiếp từ nước ngoài cùng hệ thống cơ sở vật chất hiện đại.
Khi theo học chuyên ngành kỹ thuật phần mềm tại BTEC FPT sinh viên sẽ được cung cấp các kiến thức chuẩn, từ cơ bản đến nâng cao về kỹ thuật phần mềm, đồng thời được thực hành xuyên suốt, từ đó sinh viên có thể nhanh chóng thích nghi nhanh chóng với môi trường doanh nghiệp.
Đặc biệt, với vị thế và danh tiếng của BTEC FPT, các chương trình và dự án hợp tác, trao đổi sinh viên với các tổ chức lớn trong và ngoài nước liên tục được tổ chức. Đây chính là cơ hội lớn để sinh viên tìm kiếm các cơ hội về nghề nghiệp và học hỏi, trau dồi cũng như phát triển các kỹ năng khác. Đây chắc hẳn là điểm cộng to lớn mà chỉ các bạn sinh viên theo học BTEC FPT được đón nhận.
Trên đây là một số thông tin về vấn đề học kỹ thuật phần mềm ra làm gì mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn. Nếu bạn cần được tư vấn kỹ hơn về các vấn đề tuyển sinh, hãy liên hệ với BTEC FPT theo hotline 0329605828 để được hỗ trợ trong thời gian sớm nhất.
Tin tức mới nhất
Nhập học liền tay