Hóa hữu cơ 12: lý thuyết, kinh nghiệm học và bài tập
Hóa hữu cơ 12 là một trong những kiến thức quan trọng trong chương trình Hóa học lớp 12 và thường xuyên xuất hiện trong đề thi THPT Quốc Gia hàng năm. Để đạt điểm cao trong phần này đòi hỏi các em học sinh phải nắm vững lý thuyết và công thức lượng tử ánh sáng. Trong bài viết dưới đây BTEC FPT đã tổng hợp lại lý thuyết trọng tâm và kinh nghiệm học hóa hữu cơ thông qua sơ đồ tư duy cho các bạn học sinh tham khảo.
Lý thuyết hóa hữu cơ 12
1. Este
Este là hợp chất hữu cơ được tạo thành từ acid, trong đó có ít nhất 1 nhóm hydroxyl được thay thế bằng alkyl, thông thường nó được cấu tạo từ acid carboxylic và alcohol.
Công thức chung R-COO-R’.
Phân loại:
- Este đơn chức: Được tạo thành từ acid và ancol đơn chức với công thức cấu tạo chung là RCOOR’. Trong đó, R là gốc hidrocacbon và R’ là gốc ancol.
- Este đa chức
Tính chất vật lý:
- Este thường là chất lỏng ở điều kiện thường, có mùi thơm dễ chịu.
- Este không tan trong nước nhưng tan trong các dung môi hữu cơ.
- Nhiệt độ sôi của este thấp hơn axit và ancol có cùng số nguyên tử cacbon.
Tính chất hóa học:
- Phản ứng thủy phân
- Phản ứng khử
- Phản ứng đốt cháy este tạo CO2 và H2O
- Phản ứng cộng đối với các este không no
- Phản ứng trùng hợp của este không no
👉 Xem thêm: Đề thi thpt quốc gia 2024 môn hóa mới nhất
👉 Xem thêm: Bộ 30 đề thi thử thpt quốc gia 2024 môn hóa mới nhất
👉 Xem thêm: Cấu trúc đề thi thpt quốc gia 2024 môn hóa chính xác
👉 Xem thêm: Tài liệu ôn thi thpt quốc gia 2024 môn hóa mới nhất
2. Lipit
Lipit là một nhóm các hợp chất hữu cơ tự nhiên không hòa tan trong nước nhưng hòa tan trong dung môi hữu cơ như rượu, ether, chloroform, benzen,...
Gồm gốc axit béo (axit đơn chức có số C chẵn, mạch dài, không phân nhánh) + gốc hiđrocacbon của glixerol.
Lipit gồm có : chất béo, sáp, setori, photpholipit, … đặc thù của chúng đều là những este phức tạp
Tính chất vật lý
- Các triglixerit chứa chủ yếu các gốc axit béo no thường là chất rắn ở nhiệt độ phòng, như mỡ động vật.
- Các triglixerit chứa chủ yếu các gốc axit béo không no thường là chất lỏng ở nhiệt độ phòng và được gọi là dầu, thường có nguồn gốc thực vật hoặc từ động vật máu lạnh như dầu cá…
- Chất béo nhẹ hơn nước và không tan trong nước, tan trong các dung môi hữu cơ không phân cực như benzen, xăng, ete…
Tính chất hóa học
- Phản ứng thủy phân trong môi trường axit
- Phản ứng xà phòng hóa
- Phản ứng cộng hidro của chất béo lỏng
3. Amin
Amin là hợp chất hữu cơ khi thay thế một hay nhiều nguyên tử hidro trong phân tử NH3 bởi gốc hidrocacbon
Tính chất vật lý
- Metyl, đimetyl, trimetyl, etylamin là chất khí có mùi khai, mùi khai khó chịu, độc, dễ tan trong nước, các amin đồng đẳng cao ơn là lòng hoặc rắn
- Anilin là chất lỏng, nhiệt độ là 184 độ C, không màu, rất độc, ít tan trong nước tan trong ancol, benzen
- Cấu tạo phân tử: Amin đều có nguyên tử nitơ cần một cặp 2 tự do chứa liên kết giống NH3 dễ nhận proton H+. Vì vậy các amin có tính bazo giống NH3. => Tính bazo yếu
Tính chất hóa học
- Tính bazơ
- Phản ứng với axit nitro
- Phản ứng ankyl hóa
- Phản ứng thế brom vào nhân thơm của anilin
Đăng ký nhận học bổng ngay
4. Amino axit
Amino axit là hợp chất hữu cơ tạp chức, phân tử chứa đồng thời nhóm amino (NH2) và nhóm cacboxyl (COOH).
Công thức chung: (H2N)x – R – (COOH)y
Tính chất vật lý
- Amino axit có dạng tinh thể không màu, vị hơi ngọt, có nhiệt độ nóng chảy cao (khoảng 220 3000C), dễ tan trong nước.
- Axit amin có cấu tạo ion lưỡng cực, nghĩa là chúng có cả nhóm chức axit (-COOH) và nhóm chức amin (-NH2). Các ion lưỡng cực này tương tác với nhau thông qua liên kết hydro, tạo thành mạng tinh thể.
- Vị ngọt của axit amin là do nhóm chức amin. Nhóm chức amin này có thể tương tác với các thụ thể vị giác trên lưỡi, tạo ra cảm giác ngọt.
Tính chất hóa học
- Tính axit: (do nhóm COOH)
- Tính Bazơ (do nhóm NH2)
- Phản ứng trùng ngưng
5. Cacbohidrat
Cacbohidrat (còn gọi là gluxit hoặc saccarit) là những hợp chất hữu cơ tạp chức, với công thức chung là Cn(H2O)m
Cacbohidrat được chia thành 3 loại thường gặp là:
- Monosaccarit: glucozơ, fructozơ có CTPT là C6H12O6
- Đisaccarit: saccarozơ và mantozơ có CTPT là C12H22O11
- Polisaccarit: xenlulozơ và tinh bột có CTPT là (C6H10O5)n
Sơ đồ tư duy học hóa hữu cơ 12
Sơ đồ tư duy là một trong những công cụ hiệu quả giúp các bạn học sinh học tập tốt không chỉ đối với môn hóa học mà còn có thể áp dụng trong tất cả các môn học khác như toán, văn, ngoại ngữ,... Phương pháp này không chỉ giúp các bạn học tập một cách hệ thống, logic mà còn giúp tăng khả năng sáng tạo và tư duy, đặc biệt là tiết kiệm rất nhiều thời gian ôn bài.
Các bạn học sinh có thể tham khảo sơ đồ tư duy hóa hữu cơ dưới đây để tự hệ thống lại kiến thức nhé!
Kinh nghiệm học hóa hữu cơ 12
Trước hết, các bạn học sinh cần nắm chắc lý thuyết về hóa hữu cơ 12 bao gồm este, lipit, amin, amino axit, cacbohidrat để có thể dễ dàng áp dụng vào giải bài tập. Để ghi nhớ kiến thức nhanh chóng, hiệu quả các bạn học sinh nên tự xây dựng cho mình sơ đồ tư duy cá nhân cho mỗi bài.
Việc giải bài tập thường xuyên cũng là một cách hiệu quả để củng cố kiến thức và nâng cao điểm số. Các bạn học sinh nên làm nhiều dạng bài tập khác nhau, bao gồm cả bài tập trắc nghiệm và bài tập tự luận có mức độ từ dễ đến khó.
Các bạn học sinh nên chú ý chọn những nguồn tài liệu tham khảo uy tín, bám sát đề thi THPT Quốc Gia. Có rất nhiều nguồn tài liệu uy tín các bạn có thể tham khảo để luyện giải bài tập như sách giáo khoa, sách bài tập và các loại sách tham khảo được xuất bản bởi Bộ giáo dục và đào tạo, Đại học Quốc Gia Hà Nội,…
Hy vọng với những kinh nghiệm mà chúng mình đã chia sẻ trên đây sẽ giúp các bạn học sinh có quá trình học tập và ôn thi hiệu quả. BTEC FPT chúc bạn thành công trên con đường học tập.
Tin tức mới nhất
Nhập học liền tay