KHỦNG HOẢNG KINH TẾ DO DỊCH COVID-19, CÁC STARTUP CẦN LÀM GÌ ĐỂ VƯỢT “BÃO”?

Tháng Tư 10, 2020

KHỦNG HOẢNG KINH TẾ DO DỊCH COVID-19, CÁC STARTUP CẦN LÀM GÌ ĐỂ VƯỢT “BÃO”?

Danh mục

Danh mục

Đại dịch Covid-19 không ngừng hoành hành khắp thế giới từ Âu sang Á, số người dương tính với virus ngày một tăng; tại các nước có dân số già thì số ca tử vong đặc biệt tăng nhanh. Tính đến 7h ngày 19/3 theo giờ Việt Nam, trên thế giới ghi nhận 215.947 người nhiễm virus, 8.749 người đã tử vong. Số ca nhiễm và tử vong cũng tăng lên theo từng ngày từng giờ. Thậm chí Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus đã nói trong buổi họp báo ngày 18/3 “Virus corona đang đặt ra cho chúng ta thách thức chưa từng có tiền lệ”; WHO gọi Covid-19 là “kẻ thù của nhân loại”. 

covid 2 01

Dịch bệnh covid-19 gây tổn hại nghiêm trọng đến kinh tế toàn thế giới. 

Dịch bệnh lần này giáng đòn mạnh vào nền kinh tế của toàn thế giới. Không chỉ các doanh nghiệp lớn lao đao vì các khoản thiệt hại, mà ngay cả các doanh nghiệp nhỏ - startup cũng khốn khó, “mong manh” trên bờ vực phá sản. 

Những ảnh hưởng trực tiếp của dịch Covid-19 đến các startup

Thiếu nhân lực hoặc nhân sự không có việc để làm, năng suất lao động giảm 

Cơ cấu chung của startup bao giờ cũng mang tính “nhỏ gọn” với số lượng nhân lực hạn chế, mỗi người sẽ làm nhiều việc với nhiều vị trí khác nhau. Dịch bệnh xảy đến có thể làm hao hụt lượng người lao động bởi nhiều nguyên nhân: 
- Họ nằm trong nhóm người bị dương tính hoặc tình nghi bị nhiễm bệnh, cần cách ly. 
- Họ bận tâm nhiều hơn về các vấn đề sức khỏe cá nhân và gia đình, mua sắm nhu yếu phẩm cho mùa dịch, chăm sóc con trẻ trong những ngày chúng không đến trường. 
- Do nhiều nguyên nhân nên người lao động khó khăn trong việc di chuyển đến chỗ làm: nơi họ sống trở thành khu vực cách ly, họ buộc phải di chuyển đến nơi xa hơn. 
- Hơn thế nữa chính công ty làm việc cũng e ngại những đối tượng lao động nằm trong vùng cách ly, nhiều khả năng họ cũng nhiễm bệnh và có thể lây nhiễm cho đồng nghiệp, cấp trên. 
Và tất nhiên các startup không thể điều hành các hoạt động một cách suôn sẻ như thường ngày, sản xuất đình trệ thậm chí buộc phải ngừng hẳn vì không có người làm. 
Ở một khía cạnh khác chẳng hạn như lĩnh vực dịch vụ du lịch, lữ hành, khách sạn, hàng không...thì người lao động sẽ rơi vào tình trạng không có việc để làm. Không có khách hàng kèm theo không có doanh thu, người lao động cùng với chủ doanh nghiệp như “ngồi trên đống lửa” vì vẫn phải trả các chi phí thuê, thuế đều đặn. Người lao động thì đối diện với nguy cơ mất việc, chủ doanh nghiệp thì phá sản do nguồn thu không có, nguồn chi ngày một tăng cao; việc sa thải nhân viên, tuyên bố phá sản là chuyện khó tránh. 

Số lượng lẫn chất lượng sản phẩm, dịch vụ ngày kém 

Dịch bệnh đảo lộn các hoạt động kinh doanh mua bán, nhiều mặt hàng trở nên thừa thãi trong danh sách nhu yếu phẩm: quần áo, mỹ phẩm, giày dép, xe cộ....Trong khi đó các dòng khẩu trang, nước rửa tay, đồ bảo hộ,...trở nên đắt giá, cung không đủ cầu. Các chuỗi F&B trở nên vắng khách hơn bao giờ hết. Nhu cầu về hàng hóa giảm, các dịch vụ vận chuyển cũng không có khách hàng, hàng hóa để giao - nhận. 

covid 2 02

Nguồn thu trong mọi lĩnh vực kinh tế đều lao dốc nhanh chóng. 

Việc sản phẩm hàng hóa thiếu hụt về số lượng lẫn chất lượng là điều dễ hiểu. Bởi lẽ nguồn nguyên liệu trở nên thiếu thốn do quá trình sản xuất trì trệ. Chưa kể đến việc trong quá trình vận hành còn xảy ra nhiều rủi ro, cắt bớt các bước thực hiện nên chất lượng khó đảm bảo. Sau hàng loạt ảnh hưởng tiêu cực, dịch vụ cũng không thể “khá khẩm” hơn. 

Tạm dừng hoạt động, tìm giải pháp là điều tất yếu 

Để giảm các khoản phát sinh nếu quá trình hoạt động vẫn đang diễn ra, các startup buộc lòng tạm dừng việc kinh doanh. Hơn thế nữa, để đảm bảo sức khỏe cho nhân viên lẫn chính mình, người làm chủ phải cho nhân viên tạm nghỉ hoặc làm việc tại nhà. Nhiều startup do không đủ khả năng bù lỗ nên phải sa thải nhân viên. Đây có thể là giải pháp tạm thời nhưng do tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, khả năng cao nhiều startup phải tuyên bố phá sản. 

Các Startup cần làm những điều sau đây để vượt qua cơn khủng hoảng do dịch bệnh

Dự toán, ngăn ngừa rủi ro và đưa ra các định hướng hoạt động một cách linh hoạt 

Dự toán ngân sách chắc chắn là một trong những việc các startup đặt lên hàng đầu. Tìm đến các nhà đầu tư để phòng bị cho các nguy cơ cũng là một giải pháp tốt. Việc tìm kiếm nguồn vốn từ các nhà đầu tư sẽ dễ dàng hơn nếu các startup vững chuyên môn và biết thiết lập các mối liên hệ thân thiết với họ ngay từ sớm. 
Song song đó, lắng nghe góp ý từ những người đi trước, người thành công trong cùng lĩnh vực và liên tục cập nhật thông tin về dịch bệnh Covid-19 để có được những giải pháp ứng phó phù hợp. Hạn chế những rủi ro đến mức thấp nhất, tăng cường “sức đề kháng” cho doanh nghiệp trước mọi khó khăn của thời thế. 

covid 2 07

Nhiều startup không chi nỗi các khoản phí nên đành “sang mặt bằng” tháo chạy. 

Đối tác và khách hàng đối với startup giữ vai trò cũng không kém quan trọng. Do mối quan hệ phụ thuộc mang lại nhiều lợi ích cho nhau, nên việc giúp startup vượt qua khó khăn cũng là đảm bảo cho nguồn lợi và khả năng sinh tồn của họ. Các startup cần có cuộc họp bàn bạc lại với đối tác và khách hàng về các điều khoản hợp đồng, quy trình vận hành,...sao cho phù hợp với thực tế. Vừa đảm bảo được các yêu cầu hoạt động ngắn hạn, vừa đảm bảo được hiệu suất dài hạn. 
Thêm giải pháp khác phải kể đến trong thời điểm kinh tế khó khăn mà nhiều startup đã áp dụng đó chính là điều chỉnh các ưu đãi, tổ chức các chương trình tri ân khách hàng. Các hoạt động này nhằm thu hút lại các khách hàng, đối tác cũ đồng thời tăng cường sự thân thiết với các đối tượng tiềm năng. Tuy vậy, trong quá trình tương tác, các startup cần thận trọng để tránh rò rỉ một số thông tin mật của doanh nghiệp mình. 

Điều chỉnh lại cơ cấu, định hướng của doanh nghiệp theo từng giai đoạn 

Đặt nền tảng vững chắc ngay từ những bước đầu tiên: Do sức ép của việc “xoay đồng vốn trả đồng lãi” nên các startup chỉ chú trọng khâu bán hàng, marketing cho các chiến dịch thu lợi lớn mà xem nhẹ việc xây dựng và tối ưu hóa nội dung lẫn hình ảnh, huấn luyện nhân viên, quản trị tài chính doanh nghiệp. 
Việc gấp rút tạo ra doanh thu là điều cần thiết nhưng nếu cơ cấu chưa thật sự vững chắc thì về lâu dài sẽ rất nguy hại. Giống như việc xây nhà phải dựng móng cho chắc trước, chẳng ai xây mái trước tiên cả! Xây dựng nội dung, giá trị cốt lõi từ bên trong trước mới là điều quan trọng nhất. 

Cân nhắc kĩ các khoản phí, tăng vốn dự phòng 

Các khoản tiền từ tờ giấy, cây viết đến sản phẩm, nguyên vật liệu đều phải chi tiêu, vì thế hãy cân nhắc thật thận trọng trong các khoản phí để tránh lãng phí không cần thiết. Và nhất là các doanh nghiệp mới khởi sự thì nguồn vốn rất hạn hẹp. Với xu hướng thời đại 4.0, nhiều startup hạn chế nhiều khoản chi phí đến không ngờ: phí thuê mặt bằng, văn phòng, chuyển phí marketing trực tiếp thành xây dựng thương hiệu trên các kênh online, máy móc hóa trong nhiều công việc để hạn chế về nhân lực,...
Với diễn biến phức tạp của kinh tế xã hội, chẳng ai biết trước điều bất trắc gì sẽ xảy đến, ví như đại dịch Covid-19 trong năm 2020 này. Giảm chi và còn phải tăng thu, nhất là các nguồn vốn dự phòng. Dù là startup hay đã là doanh nghiệp lớn thì nguồn vốn dự phòng chưa bao giờ là đủ. Vốn dự phòng sẽ giúp startup “sống sót” qua các biến cố kinh tế. 

covid 2 08

Các rủi ro về sức khỏe kéo theo hàng loạt thiệt hại về người và của, không chỉ startup mà cả người lao động. 

Làm việc từ xa, đa dạng kênh bán hàng 

Việc cập nhật và ứng dụng liên tục các hệ thống giao tiếp kỹ thuật số (digital communication) sẽ rút ngắn thời gian đồng thời đảm bảo hiệu quả làm việc của mỗi người, từ chủ doanh nghiệp đến nhân viên. Một trong số đó phải kể đến: Skype, Zoom, Trello, Telegram…Ở bất kỳ nơi nào, các startup đều vẫn nắm rõ thông số, tình hình công ty, chỉ cần có mạng wifi là đủ. 

Đào tạo chéo, nâng cao năng lực quản trị của nhân viên 

Việc chuyên môn hóa một lĩnh vực nào đó cho từng bộ phận nhân viên là điều tốt, tuy nhiên sẽ thực sự hiệu quả đối với các doanh nghiệp lớn, công ty đa quốc gia. Còn đối với startup, ranh giới chuyên môn phần nào đó sẽ tạo ra rào cản, mất đi tính linh hoạt và làm chậm quá trình vận hành của công ty. Thời đại biến đổi không ngừng, linh hoạt để thích nghi là điều tất yếu giúp startup và cả người lao động có thể “sống sót” và cạnh tranh mạnh mẽ; tránh để rơi vào tình trạng phá sản, thất nghiệp. 
Việc tái cơ cấu, đào tạo chéo nhân viên giúp họ có điều kiện thử sức ở lĩnh vực ngành nghề khác. Một nhân viên có thể làm hai bước trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp, họ sẽ hiểu hơn về quy trình hoạt động của công ty. Ví dụ một nhân viên bán hàng, họ có thể tham gia việc viết nội dung cho website, hoặc đơn giản là các chia sẻ thật trong quá trình sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ty lên các fanpage. 
Startup có thể hạn chế các rủi ro về nhân sự thông qua cách làm này. Tuy nhiên, đừng quá lạm dụng, bắt ép một nhân viên làm quá nhiều việc khác nhau vì như thế chất lượng công việc khó đảm bảo. 
Dù làm việc offline hay online, thì một trong những yếu tố quan trọng giúp cá nhân người lao động lẫn startup tiến bộ đó chính là năng lực quản trị. Hãy đặt ra các quy tắc để mỗi nhân viên nỗ lực hoàn thành công việc ngày một tốt hơn. Mỗi nhân viên không chỉ là chuyên viên trong lĩnh vực họ đang làm, mà hơn thế nữa họ có thể giúp đỡ các bộ phận khác hoàn thành KPI, hợp đồng công ty đúng hạn. 

Ưu tiên các doanh thu ngắn hạn, đợi thời điểm tăng trưởng dài hạn 

Trong một phạm vi có thể, các startup nên cân nhắc các hợp đồng nhỏ và ít ngày để có nguồn thu kịp thời, đảm bảo thanh toán nhiều khoản chi tiêu không để chúng phát sinh lãi. Các mô hình kinh doanh ngắn hạn chạy đua nhịp nhàng với nhu cầu tiêu dùng, biến động kinh tế. 

covid 2 09

Điều quan trọng nhất thời điểm dịch: Hãy bảo vệ sức khỏe cho bản thân, gia đình và xã hội. Tuyên truyền và nâng cao ý thức cộng đồng.

Còn về các mục tiêu tăng trưởng đó là cả một quá trình “dài hơi”, trong thời buổi đại dịch dường như khó thực hiện. Startup nên tạm gác lại các chiến dịch lớn và thay vào đó là cuộc chạy đua chống lại sự suy thoái kinh tế do dịch bệnh. 

Tạm kết 

Đại dịch covid-19 ảnh hưởng trầm trọng đến mọi lĩnh vực đời sống kinh tế không riêng gì sự tồn tại của startup. Lên các kế hoạch dự phòng về ngân sách, nhân sự càng nhanh sẽ giúp tăng “sức đề kháng” cho doanh nghiệp. Hy vọng với những chia sẻ ngắn trên, các startup phần nào đã đưa ra được các định hướng đúng đắn cho mình, vượt qua khó khăn kinh tế, duy trì hoạt động và chờ đợi cơ hội phát triển mạnh mẽ trong tương lai.
..................................................................................................................................................

Bệ phóng tương lai “CÙNG BTEC BƯỚC RA THẾ GIỚI” năm 2020 

Cơ hội săn học bổng và trở thành sinh viên quốc tế tại trường Cao đẳng Quốc tế BTEC FPT năm 2020 chính thức bắt đầu vào ngày 8/6/2020. Với số lượng lên đến 700 suất, giá trị học bổng trải dài từ 5% đến 70% học phí, suất cao nhất có giá trị đến hơn 90 triệu đồng, sẽ được khấu trừ trực tiếp vào các lần đóng học phí trong suốt quá trình học tập.

Tìm hiểu chi tiết về chương trình học bổng TẠI ĐÂY
Hiện tại BTEC FPT đào tạo chương trình quốc tế với 3 chuyên ngành chính: 
- Quản trị kinh doanh quốc tế
- Thiết kế đồ họa quốc tế
- Công nghệ thông tin quốc tế.
Hotline: + Cơ sở Hà Nội: 098 1090 513
                + Cơ sở Đà Nẵng: 0236 730 9268 / 086 5509 709
                + Cơ sở Hồ Chí Minh: 028 7300 9268/ 093 1313 329

btec BTEC FPT

Tin tức mới nhất

Xem tất cả
Editor lương bao nhiêu? Lộ trình thăng tiến? Tháng Mười Hai 3, 2024
Bạn có đam mê với việc sáng tạo nội dung và muốn trở thành một editor chuyên nghiệp? Nghề editor không chỉ đòi hỏi sự sáng tạo mà còn yêu cầu những kỹ năng chuyên môn nhất định. Vậy mức ...
Các trường hệ thống thông tin quản lý trên toàn quốc Tháng Mười Hai 3, 2024
Ngành Hệ thống Thông tin Quản lý (MIS) đang ngày càng trở thành một lựa chọn hấp dẫn đối với các bạn trẻ đam mê công nghệ và quản lý. Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông ...
CÙNG CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ RIKAI TECHNOLOGY KHƠI NGUỒN CẢM HỨNG MỞ LỐI TƯƠNG LAI CHO NHỮNG TÀI NĂNG TRẺ Tháng Mười Hai 2, 2024
Vừa qua, các bạn sinh viên BTEC FPT Đà Nẵng đã được tham quan và trải nghiệm môi trường làm việc chuyên nghiệp tại Công ty TNHH Công Nghệ RIKAI Technology - một trong những công ty tiên phong tại ...
Quản trị marketing là gì? Cần làm những gì? Tháng Mười Hai 2, 2024
Bạn có biết rằng việc xây dựng một thương hiệu thành công không chỉ dựa vào chất lượng sản phẩm mà còn phụ thuộc rất nhiều vào cách bạn tiếp cận khách hàng? Quản trị marketing chính là công cụ ...
Quản trị logistic là gì? Cần làm những gì? Tháng Mười Hai 2, 2024
Quản trị logistic là một khái niệm không còn xa lạ trong thời đại thương mại điện tử phát triển mạnh mẽ. Đó là quá trình hoạch định, kiểm soát và thực hiện việc vận chuyển hàng hóa từ nhà ...
Kinh doanh thương mại lương bao nhiêu? Lộ trình thăng tiến? Tháng Mười Một 30, 2024
Bạn có biết rằng, ngành Kinh doanh thương mại đang là một trong những ngành “hot” nhất hiện nay? Nhưng mức lương và lộ trình thăng tiến trong ngành này có thực sự hấp dẫn như những gì bạn đang ...

Nhập học liền tay

Nhận ngay học bổng lên tới 70% học phí