Học ngành kinh tế ra làm gì lương cao? 

15:16 27/05/2023

Học ngành kinh tế ra làm gì còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, nhất là định hướng và mục tiêu nghề nghiệp riêng của mỗi người. Và kinh tế là ngành học đang rất hot ở thời điểm hiện tại và được nhiều bạn học sinh lựa chọn theo học sau khi tốt nghiệp THPT. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu một số vị trí công việc dành cho các cử nhân kinh tế sau khi ra trường mà bạn có thể tham khảo?

Học ngành kinh tế là học gì? 

Học kinh tế không chỉ mang đến khối kiến thức sâu rộng về kinh tế, thị trường mà còn mở ra cơ hội việc làm rộng lớn cho các bạn sinh viên. Tuy nhiên, để giải đáp thắc mắc học ngành kinh tế ra làm gì, trước hết cần tìm hiểu học kinh tế là học những gì?

Học ngành kinh tế có nhiều cơ hội việc làm sau khi ra trường
Học ngành kinh tế có nhiều cơ hội việc làm sau khi ra trường

Theo đó, ngành kinh tế được chia ra rất nhiều chuyên ngành với các lĩnh vực như: kinh tế, kinh doanh, trao đổi, giao thường hàng hóa và dịch vụ, quản lý và tổ chức các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, lập các kế hoạch báo cáo về hoạt động kinh doanh, sản xuất, kỹ thuật, xã hội, hay khoa học công nghệ…

Lựa chọn theo đuổi ngành kinh tế nghĩa là các bạn sinh viên phải thu nạp lượng lớn kiến thức liên quan đến ngành học, cùng với đó là các kiến thức về xã hội, công nghệ… Và những kiến thức này cũng góp phần mở ra thêm nhiều cơ hội việc làm cho sinh viên sau khi ra trường và giảm rủi ro thất nghiệp.

Ngành kinh tế giúp các sinh viên có thể đánh giá và phân tích sự ảnh hưởng và mối quan hệ giữa các thành phần kinh tế của xã hội. Đồng thời, ngành học còn giúp các bạn nghiên cứu về các bản chất thành phần kinh tế, quá trình sản xuất, phân phối và cách thức quản lý tài nguyên hiệu quả. 

👉 Xem thêm: Khối D học ngành gì dễ xin việc, lương cao?
👉 Xem thêm: Không giỏi tiếng anh nên chọn ngành nào dễ xin việc, ổn định
👉 Xem thêm: Không giỏi môn nào nên học ngành gì lương cao, ổn định 

Hiện nay, ngành kinh tế được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau, từ thương mại tài chính đến giáo dục hay xã hội học… Để hiểu hơn về học gì khi chọn ngành kinh tế, dưới đây là một số môn học của ngành mà các bạn có thể tham khảo:

  • Tư duy kinh tế và Định hướng nghề nghiệp
  • Nguyên lý kinh tế vi mô
  • Nguyên lý kinh tế vĩ mô
  • Marketing căn bản
  • Luật kinh doanh quốc tế
  • Phân tích chi phí - lợi ích
  • Kinh tế quốc tế
  • Kinh tế môi trường
  • Quản trị tài chính quốc tế
  • Ứng dụng định lượng trong phân tích kinh tế
  • Thị trường vốn…

Banner TNNN2 1

Học kinh tế ra làm gì lương cao? 

Là một trong những ngành học rộng và được chia thành nhiều lĩnh vực, học ngành kinh tế ra làm gì, đảm nhận những vị trí công việc nào là điều rất được quan tâm. Và tất nhiên sau khi ra trường làm gì còn tùy thuộc vào định hướng chuyên ngành của mỗi người. Dưới đây là danh sách các vị trí công việc chuyên ngành kinh tế mà các bạn sinh viên có thể ứng tuyển sau khi ra trường.

Trong ngân hàng 

Ngành kinh tế ra làm nghề gì, các vị trí làm việc trong ngân hàng chính là câu trả lời đầu tiên dành cho các bạn sinh viên. Đây cũng là sự lựa chọn được nhiều bạn hướng đến sau khi tốt nghiệp. Làm việc trong ngân hàng hiện nay mang đến nguồn thu nhập rất tốt, các sinh viên có nền tảng kinh tế vững chắc luôn được các ngân hàng đánh giá cao.

Làm việc trong các ngân hàng mang lại mức thu nhập tốt
Làm việc trong các ngân hàng mang lại mức thu nhập tốt

Các vị trí làm việc trong ngân hàng có thể kể đến như: Chuyên viên Thẩm định, chuyên viên hỗ trợ tín dụng, tổ trưởng phát triển khách hàng, tổ trưởng tổ thẩm định… Mức lương của các nhân viên trong ngân hàng khởi đầu sẽ rơi vào khoảng 9 - 10 triệu đồng/tháng.

Phân tích, nghiên cứu thị trường 

Chuyên viên phân tích, nghiên cứu thị trường là các công việc khi được hỏi học ngành kinh tế ra trường làm gì. Nhân viên phân tích và nghiên cứu thị trường sẽ chịu trách nhiệm khảo sát, thu thập và phân tích các thông tin liên quan đến thị trường và khách hàng. 

Những thông tin được cập nhật sẽ là tài nguyên giúp các doanh nghiệp nắm bắt xu hướng của người tiêu dùng, từ đó đưa ra các định hướng kinh doanh đúng đắn nhất. Đây là một trong những lĩnh vực cao cấp trong ngành kinh tế, nên chế độ đãi ngộ luôn được đánh giá hấp dẫn. Tùy vào công ty và năng lực của từng chuyên viên mà mức lương dao động từ 10 triệu đồng - 30 triệu đồng/tháng.

Nghiên cứu, giảng dạy 

Học kinh tế ra làm gì, không chỉ trở thành những chuyên viên làm việc trong các ngân hàng, doanh nghiệp mà còn có thể là một nhà nghiên cứu hoặc giảng dạy về kinh tế. Và để có thể đảm nhiệm các vị trí này, các sinh viên phải tốt nghiệp đại học cùng các cấp bậc như tiến sĩ, thạc sĩ. Vị trí giảng dạy kinh tế cần phải có đủ chuyên môn lẫn kỹ năng phân tích dữ liệu và cập nhật xu hướng phát triển kinh tế nhanh nhất.

Trở thành các nhà nghiên cứu kinh tế đòi hỏi nhiều kiến thức và kỹ năng thu thập thông tin, phân tích thị trường…
Trở thành các nhà nghiên cứu kinh tế đòi hỏi nhiều kiến thức và kỹ năng thu thập thông tin, phân tích thị trường…

Tư vấn, cố vấn tài chính 

Bên cạnh những ngành nghề trên, học ngành kinh tế ra làm gì lương cao? Vị trí chuyên viên tư vấn, cố vấn tài chính sẽ là câu trả lời cụ thể nhất cho các bạn sinh viên. Tuy nhiên lương cao đồng nghĩa với việc các bạn sinh viên phải có đủ các kỹ năng phân tích, tính toán nhanh nhạy và kiến thức kinh tế vững chắc.

Khi trở thành các chuyên viên tư vấn, cố vấn tài chính, bạn cần liên tục cập nhật tình hình kinh tế thị trường cả trong và ngoài nước. Đồng thời, việc am hiểu các mô hình kinh tế của các cá nhân, tổ chức cũng là điều cực kỳ quan trọng. 

Lúc này, nhiệm vụ của bạn sẽ là hoạch định, lập kế hoạch tài chính, giám sát tài chính và đưa ra những dự báo biến động và các rủi ro có thể xảy ra. Tại Việt Nam, mức lương của vị trí này thường dao động từ 8 - 15 triệu đồng tùy theo năng lực và các công ty, doanh nghiệp.

Kế toán, kiểm toán 

Học ngành kinh tế ra làm gì thì kế toán và kiểm toán là hai vị trí không chỉ tốt nghiệp đúng chuyên ngành mới có thể đảm nhiệm mà chỉ cần học ngành kinh tế là bạn cũng có thể đảm nhiệm công việc này. Khi trở thành các nhân viên kế toán, kiểm toán, công việc của bạn sẽ là: kiểm soát, giám sát các khoản thu/chi của doanh nghiệp, đồng thời am hiểu về các luật tài chính và kế toán.

Kiểm toán và kế toán là hai vị trí công việc phổ biến trong ngành kinh tế
Kiểm toán và kế toán là hai vị trí công việc phổ biến trong ngành kinh tế

Một nhân viên kế toán, kiểm toán giỏi còn biết thu thật lẫn đánh giá và xác thực các thông tin liên quan đến công ty và tổ chức. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến mức lương của nhân viên kế toán, kiểm toán, nhưng nếu có năng lực sẽ nhận đãi ngộ rất tốt, lương của vị trí này thường từ 9 - 12 triệu đồng/tháng.

Cơ sở nhà nước

Ngành kinh tế học ra trường làm gì còn có thể công tác tại các cơ quan của nhà nước. Đây cũng là một trong những mơ ước của rất nhiều cử nhân. Cụ thể, các bạn có thể trở thành các chuyên viên phân tích rủi ro, phân tích giá cả hay là tư vấn, cố vấn viên tài chính hoặc hoạch định kinh tế. Làm việc tại các cơ quan nhà nước có mức thu nhập ổn định, tuy không cao như các doanh nghiệp nhưng sẽ nhận được nhiều chính sách ưu đãi sau khi nghỉ hưu.

Trên đây là những thông tin cụ thể về học ngành kinh tế ra làm gì cùng các vị trí công việc chuyên ngành và mức lương tương ứng. Nếu là một sinh viên cuối cấp THPT và có ý định theo học ngành kinh tế, hy vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp sẽ giúp bạn định hướng được công việc tương lai.

BTEC FPT không chỉ có chương trình đào tạo chất lượng mà giáo trình giảng dạy còn được cập nhật hàng năm đến mang đến sinh viên khối kiến thức tốt nhất. Khi chọn học kinh tế tại BTEC FPT, sinh viên được trải nghiệm môi trường học tập năng động và tích cực. Nhà trường cũng thường xuyên tạo điều kiện cho các sinh viên tham quan doanh nghiệp. Để từ đó các bạn có nhiều cơ hội giao lưu và học hỏi các chuyên gia kinh tế hàng đầu và tiếp thêm kỹ năng để tiến xa trên con đường sự nghiệp.

—————— 

CAO ĐẲNG ANH QUỐC BTEC FPT 

BẰNG QUỐC GIA ANH – HỌC NHANH, NGHỀ TỐT 

 

Tags:

Có thể bạn chưa đọc

  • Đặt câu hỏi tư vấn
  • BTEC FPT sẽ trực tiếp liên hệ lại với bạn trong vòng 48h để giải đáp cụ thể mọi thắc mắc về vấn đề tuyển sinh và học tập của bạn