Lịch sử Việt nam từ 1930-1945 môn sử 12
Việt Nam từ năm 1930 đến năm 1945 là phần kiến thức trọng tâm trong chương trình Lịch Sử lớp 12 và đề thi THPT Quốc Gia. Để giúp các bạn học sinh ôn tập hiệu quả, BTEC FPT đã tổng hợp kiến thức trọng tâm, sơ đồ tư duy và các câu hỏi trắc nghiệm lịch sử Việt Nam từ 1930 đến 1945 trong bài viết dưới đây.
Những điểm nổi bật trong lịch sử Việt Nam từ 1930 đến 1945
I. Phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh.
- Chính trị: quần chúng tự do tham gia các đoàn thể cách mạng, các đội tự vệ đỏ và tòa án nhân dân thành lập.
- Kinh tế: chia ruộng đất công cho dân cày nghèo, bãi bỏ thuế thân, thuế chợ, thuế đò, thuế muối, xóa nợ cho ngƣời nghèo. Đắp đê, phòng lụt, sửa chữa cầu đƣờng. Lập các tổ chức sản xuất để nông dân giúp đỡ nhau
- Văn hóa, xã hội: xóa bỏ tệ nạn mê tín, dị đoan, rượu chè, cờ bạc, trộm cắp; trật tự trị an giữ vững, biết đoàn kết giúp đỡ nhau.
II. Khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền
1. Khởi nghĩa từng phần (từ tháng 3 đến giữa tháng 8/1945)
a. Hoàn cảnh lịch sử
Thế giới:
- Đầu 1945, Liên Xô đánh bại phát xít Đức, giải phóng các nước Trung và Đông Âu.
- Ở Đông Dương, lực lượng Pháp theo phái Đờ Gôn chờ thời cơ phản công Nhật, mâu thuẫn Nhật - Pháp trở nên gay gắt.
Trong nước:Tối 09/03/1945, Nhật đảo chính Pháp, Pháp đầu hàng. Nhật tuyên bố: ”giúp các dân tộc Đông Dương xây dựng nền độc lập ”, dựng Chính phủ bù nhìn Trần Trọng Kim, đưa Bảo Đại làm ”Quốc trưởng ”. Thực chất là độc chiếm Đông Dương, tăng cường vơ vét, bóc lột và đàn áp dã man những người cách mạng.
Ngày 12/03/1945, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra chỉ thị: ”Nhật – Pháp bắn nhau và
hành động của chúng ta”, nhận định:
- Kẻ thù chính của nhân dân Đông Dương là phát xít Nhật.
- Khẩu hiệu: ”Đánh đuổi phát xít Nhật ”.
- Thay khẩu hiệu ”Đánh đuổi phát xít Nhật – Pháp ” bằng ”Đánh đuổi phát xít Nhật ”.
- Hình thức đấu tranh: từ bất hợp tác, bãi công, bãi thị đến biểu tình thị uy, vũ trang du kích và sẵn sàng chuyển qua tổng khởi nghĩa khi có điều kiện.
2. Khởi nghĩa từng phần, chuẩn bị tiến tới tổng khởi nghĩa.
- Ở căn cứ địa Cao - Bắc - Lạng, Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân và Cứu quốc quân phối hợp với lực lƣợng chính trị của quần chúng giải phóng hàng loạt xã, châu, huyện, chính quyền nhân dân đƣợc thành lập.
- Ở Bắc Kỳ,và Bắc Trung Kỳ trƣớc nạn đói trầm trọng, Đảng chủ trương ”Phá kho thóc, giải quyết nạn đói”, đáp ứng nguyện vọng cấp bách của nông dân, tạo thành phong trào đấu tranh mạnh mẽ chƣa từng có.
- Việt Minh lãnh đạo quần chúng nổi dậy ở Hiệp Hòa (Bắc Giang), Tiên Du (Bắc Ninh), Bần Yên Nhân (Hưng Yên).
- Ở Quảng Ngãi, tù chính trị ở nhà lao Ba Tơ nổi dậy, lập chính quyền cách mạng, tổ chức đội du kích Ba Tơ.
- Ở Nam Kỳ, Việt Minh hoạt động mạnh mẽ ở Mỹ Tho, Hậu Giang.
3. Sự chuẩn bị cuối cùng trước ngày Tổng khởi nghĩa.
Từ ngày 15 đến 20/4/1945, Hội nghị quân sự cách mạng Bắc kỳ quyết định:
- Ngày 16/4/1945 Ủy Ban dân tộc giải phóng Việt Nam và Ủy Ban Dân tộc giải phóng các cấp thành lập.
- 15/05/1945, Việt Nam cứu quốc quân và Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân thống nhất thành Việt Nam giải phóng quân.
- 5 - 1945 Bác Hồ chọn Tân Trào (Tuyên Quang) làm trung tâm chỉ đạo phong trào cách mạng trong cả nước.
- 04/06/1945 thành lập Khu giải phóng Việt Bắc
- Trước tháng 8/1945, lực lượng cách mạng Việt Nam đã chuẩn bị chu đáo và đang từng bước khởi nghĩa, sẵn sàng cho một cuộc tổng khởi nghĩa khi thời cơ xuất hiện.
4. Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945.
- Trưa 15/08/1945, Nhật hoàng tuyên bố đầu hàng. Bọn Nhật ở Đông Dương và chính quyền Trần Trọng Kim hoang mang đến cực độ.
- Điều kiện khách quan có lợi cho Tổng khởi nghĩa đã đến. Đảng đã tận dụng cơ hội ngàn năm có một này để tiến hành Tổng khởi nghĩa tháng Tám giành thắng lợi nhanh chóng và ít đổ máu.
Sơ đồ tư duy việt nam từ 1930 đến 1945
Bài tập trắc nghiệm lịch sử Việt Nam từ 1930 đến 1945
Câu 1: Nguyên nhân sâu xa dẫn tới sự bùng nổ phong trào cách mạng 1930-1931 ở Việt Nam là gì?
a. Sự cổ vũ của phong trào cách mạng thế giới
b. Sự ra đời và lãnh đạo cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam
c. Mâu thuẫn dân tộc phát triển gay gắt
d. Sự xuất hiện của chủ nghĩa phát xít
Câu 2: Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 1929 - 1933 đã làm trầm trọng thêm tình trạng đói khổ của mọi tầng lớp, giai cấp trong xã hội, nhưng khổ cực nhất vẫn là
a. nông dân
b. Trí thức, tiểu tư sản
c. công nhân
d. tư sản
Câu 3: Nội dung nào là nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến sự bùng nổ phong trào cách mạng 1930-1931?
a. Chính sách khủng bố của thực dân Pháp sau khởi nghĩa Yên Bái.
b. Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933.
c. Giai cấp địa chủ phong kiến câu kết với Pháp đàn áp, bóc lột thậm tệ với nhân dân.
d. Ðảng cộng sản Việt Nam ra đời đã kịp lãnh đạo phong trào đấu tranh.
Câu 4: Nhận xét nào sau đây không đúng khi đánh giá về phong trào cách mạng 1930-1931?
a. Diễn ra trên quy mô rộng nhưng thiếu sự liên kết
b. Hình thức đấu tranh phong phú và quyết liệt
c. Lôi cuốn đông đảo quần chúng tham gia với nòng cốt là liên minh công-nông
d. Xác định nhiệm vụ - mục tiêu triệt để
Câu 5: Nguyễn Ái Quốc có vai trò như thế nào tại Hội nghị ban chấp hành trung ương Đảng tháng 5-1941?
a. Chủ trì, triệu tập hội nghị, hoàn chỉnh chủ trương chuyển hướng từ hội nghị tháng 11-1939.
b. Tập hợp lực lượng vũ trang chuẩn bị cho cách mạng tháng Tám.
c. Chuẩn bị những điều kiện cuối cùng cho cuộc Tổng khởi nghĩa.
d. Đề ra chủ trương thành lập khu giải phóng Việt Bắc - hình ảnh thu nhỏ của nước Việt Nam độc lập.
Hy vọng với những kinh nghiệm mà chúng mình đã chia sẻ trên đây sẽ giúp các bạn học sinh có quá trình học tập và ôn thi hiệu quả. BTEC FPT chúc bạn thành công trên con đường học tập!!!
Tin tức mới nhất
Nhập học liền tay