Tư duy định tính là gì? Hướng dẫn làm phần tư duy định tính
Kỳ thi đánh giá năng lực hiện nay nhận được nhiều sự quan tâm từ các bạn học sinh trên toàn quốc. Vậy làm sao để đạt điểm cao đánh giá năng lực, đặc biệt ở phần tư duy định tính? Câu hỏi này sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.
Tư duy định tính là gì?
Phần thi tư duy định tính là một trong 3 phần thi quan trọng trong bài thi đánh giá năng lực. Phần thi này tập chung vào việc thu thập dữ liệu bằng chữ và là phương pháp tiếp cận nhằm tìm cách mô tả và phân tích đặc điểm của nhóm người từ quan điểm của nhà nhân học. Có thể hiểu theo một cách khác là các câu hỏi liên quan đến khả năng tư duy đọc hiểu, kiến thức ngữ văn, kiến thức đời sống xã hội của các thí sinh.
Hướng dẫn làm phần tư duy định tính
Phần thi tư duy định tính bắt đầu từ câu hỏi số 51 - 100 (tổng 50 câu hỏi) bắt đầu làm sau khi thí sinh kết thúc phần thi định lượng. Toàn bộ 50 câu hỏi của phần tư duy định tính đều có dạng câu hỏi trắc nghiệm. Ma trận đề thi như sau:
STT câu hỏi | Phạm vi ngữ liệu | Vùng kiến thức/ Đơn vị kiến thức | NB | TH | VD | |
Từ câu 51 đến 70: Kiểm tra kĩ năng đọc hiểu: 1 ngữ liệu đọc hiểu – 5 câu hỏi | Đọc hiểu | |||||
51-55: Sóng | 51 | 12 | Biện pháp tu từ | 1 | ||
52 | Nội dung | 1 | ||||
53 | Nội dung | 1 | ||||
54 | Chủ đề | 1 | ||||
55 | Biện pháp tu từ | 1 | ||||
56-60: Nhìn về vốn văn hóa dân tộc | 56 | 12 | Nội dung | 1 | ||
57 | Phong cách ngôn ngữ | 1 | ||||
58 | Nội dung | 1 | ||||
59 | Luận điểm chính | 1 | ||||
60 | Thao tác lập luận | 1 | ||||
61-65: Bí mật sinh tồn ở sinh vật | 61 | Ngoài | Nội dung | 1 | ||
62 | Nội dung | 1 | ||||
63 | Hình thức đoạn văn | 1 | ||||
64 | Nghĩa của từ | 1 | ||||
65 | Nghĩa của từ | 1 | ||||
66-70: Cấu trúc và giải cấu trúc bản sắc văn hóa Hà Nội | 66 | Ngoài | Luận điểm chính | 1 | ||
67 | Nội dung | 1 | ||||
68 | Nội dung | 1 | ||||
69 | Nội dung | 1 | ||||
70 | Nghĩa của từ | 1 | ||||
Từ câu 71 đến câu 78: Kiểm tra kiến thức Tiếng Việt | Tiếng Việt | |||||
71-75:Xác định một từ/cụm từ SAI về ngữ pháp/ ngữ nghĩa/logic/phong cách | 71 | Dùng từ | 1 | |||
72 | Dùng từ | 1 | ||||
73 | Dùng từ | 1 | ||||
74 | Dùng từ | 1 | ||||
75 | Dùng từ | 1 | ||||
76-78: Chọn 1 từ mà nghĩa của nó KHÔNG cùng nhóm với các từ còn lại | 76 | Nghĩa của từ | 1 | |||
77 | Nghĩa của từ | 1 | ||||
78 | Nghĩa của từ | 1 | ||||
Từ câu 79 đến câu 80: Kiểm tra kiến thức Văn học | Văn học | |||||
79 | Thể loại văn học | 1 | ||||
80 | Qúa trình văn học | 1 | ||||
Từ câu 81 đến câu 85: Kiểm tra kiến thức Tiếng Việt | Tiếng Việt | |||||
81-85: Chọn từ/cụm từ thích hợp nhất điền vào chỗ trống để hoàn thành câu | 81 | Dùng từ | 1 | |||
82 | Dùng từ | 1 | ||||
83 | Dùng từ | 1 | ||||
84 | Dùng từ | 1 | ||||
85 | Dùng từ | 1 | ||||
Từ câu 86 đến 100: Kiểm tra kĩ năng đọc hiểu: 1 ngữ liệu đọc hiểu – 1 câu hỏi | Đọc hiểu | |||||
Chữ người tử tù | 86 | 11 | Nghệ thuật nổi bật | 1 | ||
Nghệ thuật điện ảnh | 87 | Ngoài | Phong cách ngôn ngữ | 1 | ||
Đất nước – NKĐ | 88 | 12 | Nghệ thuật | 1 | ||
Chiều xuân | 89 | 11 | Biện pháp tu từ | 1 | ||
Những đứa con trong gia đình | 90 | 12 | Nhân vật | 1 | ||
Vợ nhặt | 91 | 12 | Nhân vật | 1 | ||
Rừng xà nu | 92 | 12 | Hình tượng | 1 | ||
Người lái đò sông Đà | 93 | 12 | Bút pháp nghệ thuật | 1 | ||
Tương tư | 94 | 11 | Hình ảnh | 1 | ||
Chiếc thuyền ngoài xa | 95 | 12 | Người kể chuyện | 1 | ||
Việt Bắc | 96 | 12 | Nội dung | 1 | ||
Hồn Trương Ba, da hàng thịt | 97 | 12 | Giọng điệu | 1 | ||
Chí Phèo | 98 | 11 | Nghệ thuật trần thuật | 1 | ||
Tuyên ngôn độc lập | 99 | 12 | Biện pháp tu từ | 1 | ||
Đất nước – NKĐ | 100 | 12 | Chủ đề | 1 | ||
Tổng | – Số lượng các văn bản đọc hiểu trong SGK lớp 12: 12/19 =
63% – Số lượng các văn bản đọc hiểu trong SGK lớp 11: 4/19 = 21% – Số lượng các văn bản đọc hiểu ngoài SGK: 3/19 = 16% |
27 | 17 | 6 | ||
Tỉ lệ | 54% | 34% | 12% |
Chiến thuật làm bài:
Bước 1: Thí sinh dành 25 - 30 phút đầu lần lượt giải quyết 30 câu hỏi ở phần trắc nghiệm ngắn theo trình tự:
- 5 câu chọn Đối tượng (từ/tác giả/tác phẩm) không cùng nhóm…
- 5 câu Chọn từ/cụm từ điền vào chỗ trống…
- 5 câu Xác định từ/cụm từ SAI…
- 15 câu Đọc hiểu ngữ liệu dài trả lời 1 câu hỏi
Lưu ý: Câu nào khó để lại và đánh dấu ra giấy nháp (tỉ lệ câu để lại chỉ nên dưới 5 câu để đảm bảo không gây ra “gánh nặng” cho bước 2)
Bước 2: Trong 25 - 30 phút tiếp theo tiếp tục giải quyết 20 câu hỏi phần trắc nghiệm Đọc hiểu theo trình tự:
- Đọc hiểu ngữ liệu Sách giáo khoa (10 câu). Phần này phải làm triệt để dù có những câu không chắc chắn về đáp án. Sau khi làm xong quay trở lại giải quyết những câu hỏi còn lại ở Bước 1 (Nếu làm tốt đến bước này thí sinh có để đạt ngưỡng 35 – 40 điểm)
- Đọc hiểu ngữ liệu ngoài Sách giáo khoa (10 câu). Phần này thường là 10 câu hỏi khó nên thí sinh cần dành ra ít nhất 15 đến 20 phút đề giải. Thông thường những thí sinh đạt được điểm cao thường là những thí sinh giải quyết tốt phần câu hỏi này.
Bước 3: Sau khi làm xong toàn bộ, nếu còn thời gian thí sinh nên soát lại bài 1 lần trước khi chuyển sang phần tiếp theo
Cách ôn tập tư duy định tính
Về kiến thức: Phần tư duy định tính kiểm tra kiến thức Văn học và Tiếng Việt của các thí sinh. Nội dung kiểm tra trong phần này không chỉ dừng lại ở nhóm văn bản trong chương trình sách giáo khoa mà còn cả các văn bản bên ngoài liên quan đến các lĩnh vực trong cuộc sống. Học sinh phải chuẩn bị một lượng kiến thức lớn không chỉ trong sách vở mà còn phải thông hiểu các vấn đề của xã hội.
Về kỹ năng: Phần tư duy định tính được đánh giá là khá dài, để hoàn thành xong toàn bộ 50 với 50 phút (tức 1 phút/1 câu) các thí sinh cần học cách phân bổ thời gian làm bài hợp lý. Luyện tập nhiều đề thi thử để tăng phản xạ, từ đó rút ngắn thời gian làm bài.
Trên đây là những thông tin, kỹ năng cần chuẩn bị cho bài thi tư duy định tính mà BTEC FPT chia sẻ đến các sĩ tử. Hy vọng đây sẽ là thông tin hữu ích đối với các bạn. BTEC FPT chúc bạn đạt điểm cao trong kỳ thi sắp tới!
Tin tức mới nhất
Nhập học liền tay