Thi đánh giá năng lực là gì? Những điều bạn cần biết
Ngoài kỳ thi THPT Quốc Gia, kỳ thi đánh giá năng lực cũng là kỳ thi quan trọng mở ra cánh cổng vào các trường đại học cho các bạn học sinh THPT. Kỳ thi này được số lượng đông đảo các bạn học sinh quan tâm. Vậy thi đánh giá năng lực là gì? gồm các môn học nào? tại sao bạn nên tham gia thi đánh giá năng lực? Hãy cùng xem ở bài viết dưới đây nhé!!
Thi đánh giá năng lực là gì?
Thi đánh giá năng lực (ĐGNL) là kì thi do các trường Đại học tổ chức riêng và sử dụng kết quả thi thực tế đó để xét tuyển đầu vào của các trường đại học. Kì thi này được coi là một bài kiểm tra cơ bản để đánh giá năng lực của thí sinh một cách toàn diện hơn.
Nội dung bài thi đánh giá năng lực tích hợp những kiến thức và tư duy nhiều lĩnh vực khác nhau, chẳng hạn như toán học, khoa học tự nhiên, ngôn ngữ, logic, suy luận,... dưới hình thức cung cấp số liệu và dữ liệu cũng như các công thức cơ bản. Qua đó, đánh giá được những khả năng suy luận và giải quyết vấn đề của thi sinh.
Các trường tổ chức thi đánh giá năng lực gồm:
- Đại học Quốc gia Hà Nội: 2 đợt thi/1 năm
- Đại học Quốc gia TP.HCM: 2 đợt thi/ 1 năm
- Đại học sư phạm TP.HCM: 3 đợt thi/ 1 năm
- Đại học sư phạm Hà Nội: 1 đợt thi/ 1 năm
- Đại học Bách khoa Hà Nội: 3 đợt thi/ 1 năm
Tại sao cần thi đánh giá năng lực
Vậy tại sao cần thi đánh giá năng lực? Kỳ thi này có ưu điểm gì thu hút các bạn đăng ký nhiều như vậy? BTEC FPT sẽ giải đáp ngay phía dưới đây.
- Kỳ thi đánh giá năng lực giúp đánh giá khả năng của thí sinh một cách toàn diện hơn. Thay vì chỉ dựa vào kết quả học tập, nó đánh giá khả năng suy luận, tư duy logic, phân tích và giải quyết vấn đề của thí sinh. Điều này giúp xác định khả năng và tiềm năng của thí sinh trong môi trường học tập và công việc.
- Kỳ thi đánh giá năng lực mang lại sự đa dạng hóa trong quá trình tuyển dụng. Thay vì chỉ dựa vào kết quả học tập, các đơn vị tuyển dụng có thể sử dụng kỳ thi này để chọn lọc những ứng viên có năng lực và tiềm năng cao hơn. Điều này giúp tạo ra đội ngũ nhân viên đa dạng và đáp ứng được yêu cầu công việc đa dạng.
- Kỳ thi đánh giá năng lực thường có cấu trúc và bài thi chuẩn mực, quy chế thi minh bạch giúp đánh giá thí sinh một cách khách quan. Điều này đảm bảo rằng tất cả các thí sinh được đánh giá dựa trên các tiêu chí chung và công bằng.
- Ưu thế của kỳ thi này là đề thi ra theo hướng đánh giá năng lực thực sự của thí sinh, không có học tủ hay luyện thi. Bên cạnh đó, ngày càng có nhiều trường đại học, cao đẳng tuyển sinh theo phương thức sử dụng điểm thi từ bài thi này.
Thi đánh giá năng lực gồm các môn nào
Đối với kỳ thi đánh giá năng lực, mỗi trường Đại học sẽ có một cấu trúc đề thi và yêu cầu về kiến thức khác nhau phụ thuộc vào chuyên môn của từng trường. Bài thi đánh giá năng lực không chỉ bao gồm các kiến thức liên quan đến chương trình THPT mà còn mở rộng ở kiến thức xã hội/ khoa học yêu cầu học sinh trang bị kiến thức và tư duy logic.
Các bạn có thể tham khảo các môn học/ kiến thức có trong nội dung đề thi đánh giá năng lực của các trường tại Việt Nam ở phía dưới đây.
- Đại học Quốc gia Hà Nội: gồm có 150 câu hỏi trắc nghiệm và điền đáp án. Cấu trúc đề thi đánh giá năng lực gồm có các phần Tư duy định lượng, Tư duy định tính và Khoa học tổng hợp của 7 môn học bao gồm Toán học, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Ngữ Văn, Lịch Sử và Địa Lý.
- Đại học Quốc gia TP.HCM: 3 phần thi là Toán học, tư duy logic và phân tích số liệu; Sử dụng ngôn ngữ; Giải quyết vấn đề, để làm được bài thi đánh giá năng lực, thí sinh phải ôn tập tổng hợp kiến thức của 8 môn học bao gồm: Toán học, Tiếng Anh, Ngữ Văn, Hóa học, Vật lý, Sinh học, Lịch Sử, Địa lý.
- Đại học sư phạm TP.HCM: tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực chuyên biệt thông qua 06 bài thi đánh giá năng lực, tương ứng với 6 môn học là: Toán học; Vật lý; Hóa học; Sinh học; Ngữ văn và Tiếng Anh.
- Đại học sư phạm Hà Nội: gồm 8 bài thi tương ứng với 8 môn đã được học trong chương trình THPT: Toán học, Ngữ văn, Ngoại ngữ, Vật lý. Hóa học, Sinh học, Lịch Sử, Địa lý.
- Đại học Bách khoa Hà Nội: Bài thi gồm ba phần thi gồm tư duy toán học (60 phút), tư duy đọc hiểu (30 phút) và tư duy khoa học/giải quyết vấn đề (60 phút). Đây là ba phần thi độc lập, câu hỏi thi sẽ tập trung vào đánh giá năng lực tư duy của thí sinh trong mỗi phần thi, không đi vào kiểm tra kiến thức của môn học nào.
Tại sao học sinh nên tham gia đánh giá năng lực
Ngoài việc tham gia kỳ thi THPT Quốc Gia là yếu tố bắt buộc, các bạn học sinh nên tham gia kỳ thi đánh giá năng lực của các trường Đại học để tăng khả năng trúng tuyển và giảm bớt áp lực học tập. Là một trong những phương thức xét tuyển của nhiều trường Đại học top đầu hiện nay.
Tự đánh giá và phát triển bản thân: Kỳ thi đánh giá năng lực giúp học sinh tự đánh giá khả năng, điểm mạnh và điểm yếu của bản thân. Dựa vào đó, họ có thể xây dựng mục tiêu học tập cụ thể và hiệu quả hơn cho bản thân.
Mặc dù kỳ thi Đánh giá năng lực mới được tổ chức những năm gần đây nhưng đang dần trở nên phổ biến và được nhiều bạn học sinh lựa chọn làm phương thức xét tuyển vào các trường Đại học. Trên đây là những điều bạn nên biết về kỳ thi quan trọng này. Mong rằng những thông tin trên đây sẽ giúp bạn đưa ra quyết định đúng đắn. BTEC FPT chúc bạn thành công trên con đường học tập!
Tin tức mới nhất
Nhập học liền tay