Quản trị khách sạn là gì? Ra làm gì?
Hiện tại một trong những ngành nghề hot nhất có lẽ là quản trị khách sạn và lữ hành, không ít người đam mê ngành quản trị khách sạn, tuy nhiên lại không biết học quản trị khách sạn ra làm gì? Vì vậy, để giúp bạn hiểu rõ hơn về ngành quản trị khách sạn, các tiềm năng và cơ hội của ngành này trong tương lai, BTEC FPT xin chia sẻ đến bạn bài viết sau đây.
Quản trị khách sạn là gì?
Các bạn hãy hiểu một cách đơn giản thì ngành quản trị khách sạn chính là quản lý và tổ chức các hoạt động trong khách sạn như thế nào cho hiệu quả và hợp lý nhất. Ngành nghề này rất phù hợp với những bạn năng động, nhạy bén trong công việc, có khả năng quan sát tốt và nắm bắt được tâm lý của khách hàng.
Người học quản trị khách sạn phải biết cách xử lí được các tình huống phát sinh khẩn cấp trong quá trình làm việc. Và phải là phải là người có đam mê nhiệt, huyết mới có thể hoàn thành tốt vị trí công việc này trong tương lai.
Sau khi học quản trị khách sạn, bạn sẽ có được những kiến thức về cách quản lý hệ thống phòng, biết cách giao tiếp với khách hàng, quản lý nhân viên, giải quyết rủi ro, chuẩn bị sự kiện. Đặc biệt là am hiểu về các loại rượu và thực phẩm phổ biến được sử dụng trong khách sạn hiện nay.
Quản trị khách sạn thi khối nào?
Hiện nay, để xét tuyển ngành Quản trị Nhà hàng Khách sạn tại các trường cao đẳng, đại học, học sinh cần nỗ lực học tập thật tốt ở các khối thi sau:
- Khối A00 (Vật lý – Toán – Hóa học).
- Khối A01 (Vật lý – Toán – Tiếng Anh).
- Khối C00 (Lịch sử – Ngữ văn – Địa lý).
- Khối D01 (Ngữ văn – Toán – Tiếng Anh).
- Khối D03 (Ngữ văn – Toán – Tiếng Pháp).
- Khối D14 (Lịch sử – Ngữ văn – Tiếng Anh).
Bên cạnh phương thức xét tuyển theo tổ hợp môn, các bạn học sinh muốn theo học ngành này còn có thể xét tuyển bằng hình thức học bạ. Với hình thức này, học sinh có thể tham khảo thông tin tuyển sinh chi tiết cũng như điểm xét tuyển ngành Quản trị Khách sạn Nhà hàng thông qua những kênh truyền thông tại trường đào tạo mà mình quan tâm.
Quản trị khách sạn sau ra làm gì?
Bên cạnh ứng tuyển vào làm việc tại các nhà hàng, khách sạn, khu nghỉ dưỡng, resort, bạn có thể ứng tuyển vào các công ty du lịch, công ty tổ chức sự kiện, công ty lữ hành. Hoặc nếu có trình độ chuyên môn và học lực tốt có thể ứng tuyển vào giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng hay ứng tuyển vào các bộ phận du lịch của các cơ quan nhà nước.
Và nếu bạn đang thắc mắc không biết học quản trị khách sạn ra làm nghề gì, thì sau đây là một số công việc mà bạn có thể tham khảo để ứng tuyển:
- Ứng tuyển vào bộ phận nhân viên lễ tân, phục vụ, bar
- Nhân viên, chuyên viên tổ chức sự kiện
- Chuyên viên đào tạo tại các khách sạn, nhà hàng hay resort
- Làm việc tại bộ phận lễ tân hoặc giám sát nhà hàng
- Làm trưởng ca
- Làm quản lý quá trình thu mua hàng hóa tại nhà hàng, khách sạn
- Giám đốc bộ phận lễ tân, buồng phòng, ẩm thực
- Giám đốc khách sạn
- Giảng viên tại các trường trung cấp, cao đẳng, đại học trên toàn quốc
Quản trị khách sạn lương bao nhiêu?
Theo khảo sát từ các trang web tuyển dụng uy tín, mức lương nhân viên Quản trị Khách sạn khởi điểm dao động trong khoảng 5 triệu đến 10 triệu đồng/tháng. Đối với các vị trí cấp bậc quản lý, mức lương khởi điểm cao hơn và có thể lên đến 15 đến 20 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, mức lương này có thể thay đổi tùy thuộc vào một số yếu tố sau:
- Trình độ học vấn: Các sinh viên tốt nghiệp đại học, cao đẳng chuyên ngành Quản trị Khách sạn thường được trả mức lương khởi điểm cao hơn so với những người chỉ có trình độ trung cấp.
- Kinh nghiệm làm việc: Ứng viên có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực khách sạn, du lịch sẽ có lợi thế hơn trong việc ứng tuyển và nhận được mức lương cao hơn.
- Vị trí công việc: Mức lương khởi điểm cho các vị trí quản lý thường cao hơn so với các vị trí nhân viên.
- Quy mô khách sạn: Các khách sạn lớn có thương hiệu thường có mức lương khởi điểm cao hơn so với các khách sạn nhỏ.
- Vị trí công việc trong khách sạn: Mỗi vị trí sẽ có mức lương khác nhau, ví dụ như lễ tân, nhân viên buồng,… Ngay cả trong cùng một bộ phận như bộ phận tiền sảnh, lương của lễ tân sẽ khác lương của bellman.
- Chức vụ: Trong cùng một khách sạn, mức lương cũng có sự khác biệt theo cấp bậc. Ví dụ, lương của nhân viên sẽ thấp hơn lương của giám sát, quản lý hoặc trưởng bộ phận.
- Hiệu suất và chất lượng công việc: Nhân viên làm việc hiệu quả, đạt năng suất cao thường được trả lương cao hơn.
- Kinh nghiệm và thâm niên làm việc: Nhân viên có thâm niên làm việc lâu năm tại khách sạn thường được trả mức lương cao hơn so với những người mới vào làm.
Cụ thể hơn:
- Nhân viên quản trị khách sạn có lương cơ bản từ 5.000.000 – 7.000.000/tháng
- Với quản lý, mức lương một tháng có thể là 12.000.000 – 20.000.000/tháng
- Mức lương có thể xếp theo hạng của khách sạn:
- Khách sạn 5 sao: thu nhập cơ bản của một nhân viên tại đây dao động từ 6.000.000 – 8.000.000
- Khách sạn 4 sao: một tháng họ có thể thu nhập từ 4.000.000 – 6.000.000
- Khách sạn 3 sao: thu nhập có thể dao động từ 3.000.000 – 5.000.000/tháng
Mức lương chia theo từng bộ phận trong khách sạn:
- Tại bộ phận lễ tân và chăm sóc khách hàng: mức lương cơ bản sẽ dao động từ 5.000.000 – 8.000.000/ tháng
- Bộ phận buồng phòng: mức lương sẽ dao động từ 4.000.000 – 8.000.000/tháng
- Bộ phận phòng bếp: nhân viên bếp có thể nhận từ 5.000.000 – 15.000.000/tháng
- Mức lương các bộ phận: kế toán, marketing,… rơi vào 10.000.000 – 20.000.000/tháng
- Với quản lý của khách sạn, thu nhập của họ có thể lên tới 50.000.000/tháng
Quản trị khách sạn không chỉ là một công việc, mà còn là một đam mê. Nếu bạn yêu thích giao tiếp, dịch vụ và muốn mang đến những trải nghiệm tuyệt vời cho khách hàng, hãy trở thành một người quản lý khách sạn. Cơ hội việc làm đa dạng và một mức lương vô cùncùng hấp dẫn và môi trường làm việc chuyên nghiệp đang chờ đón bạn.
Tin tức mới nhất
Nhập học liền tay