Nhiều trường đại học - cao đẳng công lập đồng loạt tăng học phí năm học 2018 – 2019
Chỉ còn vài tháng nữa năm học 2018 – 2019 sẽ bắt đầu, tuy nhiên hàng loạt các trường đại học, cao đẳng công lập đã rục rịch chính sách tăng học phí trong năm tới, thậm chí có một số trường đã tăng ngay từ năm nay. Sự thay đổi này đã kéo gần khoảng cách học phí giữa trường đại học - cao đẳng công lập và trường đại học - cao đẳng tư thục hơn bao giờ hết.
Chủ trương của Chính phủ đến năm 2020 các trường đại học công lập phải tự chủ hoàn toàn. Để đảm bảo việc đào tạo có chất lượng, các trường nói buộc phải tăng học phí.
Theo dự thảo Nghị định mới đây của Bộ Giáo dục và Đào tạo trình Chính phủ thì cơ chế tự chủ sẽ áp dụng cho các cơ sở giáo dục đại học - cao đẳng công lập, nên dự kiến học phí các trường sẽ đồng loạt tăng trong năm học tới.
Học phí tăng là điều bắt buộc
Từ trước đến nay, các trường đại học công lập chưa tự chủ, được Nhà nước bao cấp và cấp kinh phí hỗ trợ theo số lượng sinh viên. Nghĩa là, người học chỉ phải đóng một phần học phí trong chi phí đào tạo. Tuy nhiên, khi các trường tiến hành tự chủ, thì nguồn kinh phí chi thường xuyên “bao cấp” của Nhà nước sẽ bị cắt. Để có kinh phí tiếp tục thực hiện các hoạt động đào tạo, trả lương cho giảng viên, đầu tư trang thiết bị giáo dục, các trường đại học sẽ buộc phải tăng học phí theo khung trần đã được Chính phủ quy định khi tiến hành tự chủ. Ngoài các trường được tự chủ trong năm nay, các trường đã được tự chủ từ các năm trước sẽ tăng học phí theo theo lộ trình đã phê duyệt.
Trường ĐH Bách khoa Hà Nội bắt đầu tăng học phí từ năm học 2016 - 2017 khi trường được phê duyệt đề án tự chủ. Năm nay, theo thông báo chính thức, mức học phí bình quân là 14,4 triệu đồng năm.
Thông báo của Trường ĐH Ngoại thương cũng cho biết, mức học phí năm học 2017 - 2018 đối với chương trình đại trà hệ đào tạo đại học tại cơ sở Hà Nội và TP.HCM là 16,8 triệu đồng/sinh viên/năm, tăng hơn 1 triệu đồng so với năm học trước.
Theo đề án tuyển sinh đại học năm 2017 do Trường ĐH Thương mại công bố từ tháng 2, mức học phí năm học 2017 - 2018 của trường là 14,3 triệu đồng/năm. Mức học phí này tăng hơn mức học phí năm ngoái là 1,3 triệu đồng. Năm học 2016 - 2017, mức học phí của trường là 13 triệu đồng.
Còn đối với chương trình tiên tiến ngành điều dưỡng tại Trường ĐH Y Hà Nội, mức học phí sẽ cao gấp 1,5 - 2 lần mức học phí của chương trình đại trà.
Theo đề án tự chủ đại học được Chính phủ phê duyệt, mức thu học phí bình quân tối đa của Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM đối với chương trình đại trà năm học 2017 - 2018 là 17 triệu đồng/sinh viên/năm học. Theo đó mới mức học phí hiện tại 9,5 triệu/năm/sinh viên, học phí của trường tăng cao nhất là 6 triệu/sinh viên/năm. Học phí của các ngành kỹ thuật là 15,5 triệu/sinh viên/năm; các ngành kinh tế ngôn ngữ anh 13,3 triệu/sinh viên/năm.
Mức thu cho phép ở một số trường như Trường ĐH Kinh tế TP.HCM cho năm 2017 - 2018 là 17,5 triệu đồng/sinh viên/năm. Tuy nhiên đây là mức học phí cho chương trình đại trà còn các chương trình chất lượng cao, chương trình tiên tiến học phí sẽ gấp nhiều lần.
Tương tự, Trường ĐH Luật TP.HCM cũng được Chính phủ phê duyệt đề án tự chủ tài chính với mức thu học phí bình quân tối đa của chương trình đại trà, trình độ đại học, chính quy năm 2017 - 2018 là 16 triệu đồng/sinh viên/năm học.
Học phí cao có đi đôi với chất lượng đào tạo?
Theo TS Phạm Tấn Hạ - Phó hiệu trưởng Trường ĐH KHXH-NV TP.HCM, cho rằng: “Tự chủ học phí tăng, khi đó bắt buộc người học phải cân nhắc kỹ lưỡng trong lựa chọn trường học, ngành học để ra trường có thể làm việc, kiếm tiền bù đắp cho sự đầu tư trước đó. Tuy nhiên, thực tế không ít sinh viên hoàn cảnh khó khăn không kham nổi mức học phí cao. Đối với những bạn học sinh nghèo, học phí tăng khiến cánh cổng trường Đại học ngày càng khép chặt hơn.
Mặt khác, với điều kiện kinh tế hiện nay, cha mẹ học sinh ở nhiều đô thị và thành phố lớn đầu tư hơn cho việc học của con cái, không phải sinh viên nào cũng chọn trường có mức học phí thấp. Điều người học quan tâm là chất lượng đào tạo, chất lượng dịch vụ của nhà trường.
Mai Lâm, sinh viên năm nhất trường ĐH Quốc gia Hà Nội tâm sự: “Hiện em đang học chương trình chất lượng cao với học phí 28 triệu đồng/năm. Dù học phí cao hơn so với chương trình đại trà (8,7 triệu đồng) nhưng em thấy như vậy là chấp nhận được vì chất lượng dịch vụ tốt hơn. Lớp chỉ 40 sinh viên, học phòng máy lạnh, giảng viên giỏi, được tăng cường tiếng Anh. Nhưng để khẳng định ra trường có việc làm luôn hay không em không dám chắc.”
Như vậy, việc nhà nước để các trường công lập tự chủ đồng nghĩa với việc tăng học phí, nhưng liệu có tỉ lệ thuận với tăng chất lượng giáo dục và giảm được tình trạng cử nhân thất nghiệp? Đây có lẽ là một câu hỏi khó cho ngành giáo dục.
Gia tăng sự lựa chọn
Nhiều đại diện các trường đại học - cao đẳng công lập cho rằng việc tăng học phí là xu thế bắt buộc trong hội nhập giáo dục. Hơn nữa chất lượng giáo dục là yêu cầu cốt lõi phải được nâng cao. Việc tăng học phí giúp trường có nguồn tiền để đầu tư cho điều kiện học tập, tăng chất lượng đào tạo, khi đó sẽ có tác động ngược trở lại người học. Thực tế, nhận thức này đã được các trường đại học - cao đẳng tư thục áp dụng triệt để từ nhiều năm trước.
Trước nay, đa số sinh viên đổ xô học đại học công lập nhờ được học tập trong môi trường chất lượng và có chi phí rẻ. Điểm mạnh cốt lõi nhất của các trường công lập là chính sách giá ưu đãi từ nguồn ngân sách nhà nước để hỗ trợ cho mọi đối tượng công dân có thể tham gia học tập.
Thế nhưng việc gia tăng các khoản phí ở các trường công đã thay đổi quan niệm của các bậc phụ huynh cũng như các bạn sinh viên. Bởi cùng một gánh nặng học phí như nhau, môi trường tư thục luôn được đánh giá cao hơn nhờ chất lượng cơ sở hạ tầng hiện đại hơn; môi trường giáo dục cởi mở và năng động hơn hay thường xuyên sử dụng giáo viên nước ngoài giảng dạy. Bên cạnh đó, các trường tư thục cũng có nhiều khoản hỗ trợ học phí và trao tặng học bổng cho các bạn sinh viên để giảm bớt nỗi lo tài chính.
BTEC FPT International College (Cao đẳng Quốc tế BTEC FPT) là một đơn vị của Tổ chức Giáo dục FPT (FPT Education), thuộc tập đoàn FPT. BTEC FPT được thành lập trên cơ sở liên kết giữa Tổ chức giáo dục FPT Education và Tổ chức giáo dục Pearson Anh Quốc, được công nhận là trường đào tạo chính thức chương trình BTEC tại Việt Nam.
Áp dụng mô hình đào tạo tiên tiến, BTEC FPT mong muốn mở ra cho các bạn sinh viên cơ hội trải nghiệm nền giáo dục quốc tế ngay tại Việt Nam. Sinh viên có cơ hội tham gia “Học kỳ nước ngoài” và học chuyển tiếp tại hơn 700 trường Đại học danh tiếng trên thế giới theo hệ thống chuyển đổi tín chỉ Châu Âu (ECTS). Không phải đi đâu xa, sinh viên được tiếp cận với chương trình đào tạo theo đúng tiêu chuẩn Quốc tế ngay tại Việt Nam với mức học phí hợp lý, chỉ bằng 1/10 so với du học.
BTEC FPT hiện có Quỹ Học bổng Tương lai Việt Nam trị giá lên tới 30 tỷ đồng dành cho những bạn trẻ có thành tích xuất sắc trong học tập và hoạt động xã hội cũng như có năng khiếu về các lĩnh vực công nghệ – văn hoá – nghệ thuật – thể thao trên khắp đất nước Việt Nam có mong muốn trở thành sinh viên của BTEC FPT International College.
Tìm hiểu về các chương trình đào tạo nhận bằng quốc tế tại BTEC FPT International College https://goo.gl/D6NXjP. Hotline 0981.090.513
Tin tức mới nhất
Nhập học liền tay