Ngành mạng máy tính và truyền thông dữ liệu là gì? Học những gì?
Bạn đã bao giờ tự hỏi làm thế nào mà hàng tỷ người trên thế giới có thể kết nối với nhau chỉ qua một chiếc điện thoại? Hay làm thế nào để các trang web và ứng dụng hoạt động trơn tru? Câu trả lời nằm ở ngành mạng máy tính và truyền thông dữ liệu. Ngành học này sẽ giúp bạn khám phá thế giới kết nối và hiểu rõ hơn về cách thức hoạt động của Internet. Bài viết này hãy cùng BTEC FPT khám phá xem ngành này học gì nhé!!!
Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu là gì?
Ngành Mạng máy tính & Truyền thông hay Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu là một ngành nghiên cứu những nguyên lý của mạng, cách thiết kế, xây dựng một hệ thống mạng từ mạng nội bộ cho đến mạng diện rộng có kết nối toàn cầu. Đồng thời ngành Quản trị mạng cũng cung cấp cho người học những kỹ năng tiên tiến trong việc phát triển ứng dụng trên các hệ thống máy tính nối mạng từ trung đến cao cấp.
Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu học gì?
Ngành mạng máy tính và truyền thông là một trong những nhóm ngành về công nghệ thông tin. Ngành học này sẽ nghiên cứu những nguyên lý kết nối các máy tính thành mạng, cách thiết kế, xây dựng một hệ thống mạng có sự kêts nối toàn cầu, sự trao đổi thông tin các thành phần trên mạng.
Ngành học này nghiên cứu những nguyên lý kết nối các máy tính thành mạng, cách thiết kế, xây dựng một hệ thống, mạng có kết nối toàn cầu, sự trao đổi thông tin, dữ liệu, giữa các thành phần trên mạng.
Trong ngành học này, sinh viên sẽ được học tập, nghiên cứu về lĩnh vực Máy tính và Công nghệ thông tin nói chung, Mạng máy tính và Truyền thông dữ liệu nói riêng. Bên cạnh việc học các kiến thức cơ bản của công nghệ thông tin như nguyên lý hoạt động của máy tính, cấu trúc dữ liệu và giải thuật, ngôn ngữ lập trình, phương pháp phát triển phần mềm…, sinh viên sẽ được học các kiến thức về nguyên lý hoạt động của mạng Internet, các cơ chế truyền thông dữ liệu, phát triển các ứng dụng Internet và điện toán đám mây, IoT, các phương thức quản trị và đảm bảo an toàn an ninh mạng,…
Ngành này nghiên cứu các nguyên lý của mạng và bao gồm việc thiết kế, xây dựng, vận hành và quản trị toàn bộ hạ tầng truyền tải thông tin cũng như toàn bộ hệ thống và mạng máy tính, quản trị người dùng, giám sát và điều phối các hoạt động khác nhau liên quan đến toàn bộ hệ thống và mạng máy tính, từ mạng nội bộ nhỏ cho tới các hệ thống mạng kết nối rộng toàn cầu.
Hiện nay, Mạng máy tính và Truyền thông dữ liệu ngày càng có sức ảnh hưởng lớn đến mọi lĩnh vực trong đời sống của con người như: Lĩnh vực kinh tế (quảng cáo trực tuyến, thương mại điện tử…); Lĩnh vực truyền thông (Internet, báo điện tử, mạng xã hội…); Lĩnh vực giải trí (game, truyền hình, âm nhạc trực tuyến…); Lĩnh vực hành chính (văn phòng không giấy, chính phủ điện tử…); Lĩnh vực giáo dục (giải toán trên mạng, đại học điện tử…); và rất nhiều lĩnh vực khác trong đời sống.
Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu sau ra làm gì?
Hiện nay thì tất cả các máy tính và thiết bị đều có nhu cầu kết nối mạng. Do đó cơ hội việc làm trong lĩnh vực này rất cao. Khi tốt nghiệp ngành mạng máy tính và truyền thông dữ liệu, các bạn có có thể làm việc ở hầu hết các đơn vị trong và ngoài nước có sử dụng máy tính kết nối mạng với mức lương cực kì hấp dẫn.
Một số vị trí công việc hấp dẫn sau khi tốt nghiệp ra trường của ngành Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu:
- Kỹ sư/chuyên viên/chuyên gia thiết kế, triển khai, vận hành và bảo trì hệ thống mạng cho các Công ty, Khu công nghiệp, các nhà cung cấp dịch vụ mạng, internet,
- Chuyên viên bảo mật hệ thống
- Chuyên viên lập trình phần mềm,
- Chuyên viên quản trị hệ thống,
- Chuyên viên thẩm định an toàn ứng dụng website và hệ thống mạng,
- Chuyên viên quản trị hệ thống đám mây (AWS, Azure, Google Cloud)…
Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu lương bao nhiêu?
Sinh viên học ngành mạng mạng máy tính và dữ liệu ra trường có thể ứng tuyển vào nhiều vị trí việc làm khác nhau trong các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh dịch vụ, công ty tư vấn và cung cấp giải pháp mạng, cơ sở nghiên cứu, cơ quan nhà nước…
- Kỹ sư mạng máy tính/ Kỹ sư an ninh mạng: Làm việc như một kỹ sư mạng máy tính, bạn sẽ có mức lương trung bình từ 8 – 15 triệu/tháng, trong khi những ai theo hướng an ninh mạng thì có thể kiếm được từ 13 – 18 triệu/tháng chỉ với 1 – 3 năm kinh nghiệm. Mức lương cao hơn của các vị trí kỹ sư này khoảng 20 – 30 triệu/tháng, thường trên 5 năm kinh nghiệm.
- Nhân viên quản trị mạng/ Chuyên viên quản trị mạng và hệ thống: Ở vai trò nhân viên, bạn có thể kiếm được từ 6 – 10 triệu/tháng với 0 – 3 năm kinh nghiệm và tăng dần lên khoảng 15 triệu/tháng. Trong đó, mức thu nhập trung bình của chuyên viên quản trị mạng, hệ thống hiện nay là từ 8 – 13 triệu/tháng, có thể cao hơn khoảng 20 – 25 triệu/tháng.
- Nhân viên IT/ Nhân viên IT phần cứng: Đối với công việc của một nhân viên kỹ thuật máy tính, nhân viên IT phần cứng mạng, bạn sẽ duy trì cơ sở hạ tầng mạng, máy chủ,… cho các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh và nhận mức lương trung bình từ 7 – 10 triệu/tháng, cao hơn khoảng 15 – 20 triệu/tháng và cao nhất là 30 triệu/tháng.
- Kỹ sư hệ thống: Một lựa chọn khác cho các bạn học ngành mạng máy tính và truyền thông dữ liệu là trở thành kỹ sư hệ thống. Lương cho vị trí này khá cao, trung bình từ 9 – 16 triệu/tháng, cao nhất khoảng 25 – 30 triệu/tháng.
- Lập trình viên: Với tấm bằng tốt nghiệp ngành mạng máy tính và truyền thông dữ liệu, bạn có thể làm lập trình viên với điều kiện thành thạo một vài ngôn ngữ lập trình, kỹ năng mã hóa và viết chương trình. Lương lập trình viên hiện nay cũng trong khoảng 8 – 15 triệu/tháng, tăng dần lên mức 40 triệu/tháng khi có năng lực và kinh nghiệm.
- Nghiên cứu, giảng dạy: Với các bạn có kết quả học tập xuất sắc, khả năng truyền đạt tốt và muốn làm trong môi trường nghiên cứu, giáo dục thì có thể cân nhắc học lên thạc sĩ, tiến sĩ và trở thành chuyên viên, chuyên gia hay giảng viên các trường cao đẳng, đại học trên cả nước.
Tin tức mới nhất
Nhập học liền tay