Logistic và quản lý chuỗi cung ứng học gì? Ra làm gì?

Ngoài các ngành như Quản trị kinh doanh, Marketing,... Logistics và quản lý chuỗi cung ứng học gì rất được yêu thích trong khối ngành Kinh doanh, quản lý. Ngành học này đào tạo các nhân lực giữ các vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế hội nhập. Cùng bài viết dưới đây tìm hiểu về ngành Logistics học những gì và các công việc sau khi ra trường bạn nhé!
Học logistics và quản lý chuỗi cung ứng là gì?
Học Logistics và quản lý chuỗi cung ứng là học về nghiên cứu, phát triển cũng như quản lý các dịch vụ vận chuyển trong sản xuất và kinh doanh. Ngành này gồm các hoạt động lập kế hoạch, áp dụng và kiểm soát những luồng chuyển dịch hàng hóa, nguyên vật liệu đầu vào cho đến sản phẩm đầu ra đến điểm tiêu thụ.

Học Logistics và quản lý chuỗi cung ứng có cơ hội việc làm rất lớn hiện nay
Học logistics và quản lý chuỗi cung ứng tại BTEC FPT, các sinh viên sẽ được theo học giáo trình hiện đại, quốc tế với các môn như:
- The Contemporary Business Environment (Môi trường kinh doanh đương đại)
- Marketing Processes and Planning (Kế hoạch và quy trình Marketing)
- Management of Human Resources (Quản trị nguồn nhân lực)
- Leadership and Management (Lãnh đạo và quản trị)
- Accounting Principles (Nguyên lý kế toán)
- Managing a Successful Business Project (Pearson Set) (Quản trị dự án kinh doanh)
- Business Law (Luật kinh doanh)
- Entreprenerial Ventures (Khởi sự Kinh doanh)
- Organisational Behaviour Management (Quản trị hành vi tổ chức)
- Statistics for Management (Thống kê kinh tế)
- Principles of Operations Management (Nguyên tắc quản lý vận hành)
- Pitching and Negotiation Skills (Kỹ năng đàm phán và đấu thầu)
- Procurement and Supply Chain Management (Thu mua và quản lý chuỗi cung ứng)
- Research Project (Pearson Set) (Đồ án tốt nghiệp)
- Academic Writing (Phương pháp viết học thuật)
Logistics và quản lý chuỗi cung ứng thi khối nào?
Khi lựa chọn học Logistics và quản lý chuỗi cung ứng sau khi tốt nghiệp THPT, các khối thi ngành học này luôn là điều mà các bạn học sinh quan tâm tìm hiểu. Để từ đó, các bạn có thể chọn được những hình thức, tổ hợp môn xét tuyển phù hợp nhất.

Khối học thi Logistics và quản lý chuỗi cung ứng rất đa dạng
Có thể thấy, ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng có tổ hợp môn xét tuyển khá đa dạng tại các trường đại học khắp cả nước. Thí sinh có thể lựa chọn xét tuyển bằng hình thức nộp học bạ hoặc xét tuyển dựa trên điểm thi THPT Quốc gia tùy theo nguyện vọng của mình ở một số ngôi trường. Vậy logistics và quản lý chuỗi cung ứng học khối nào?

Ngành học Logistics và quản lý chuỗi cung ứng xét tuyển bằng kết quả thi THPT Quốc gia với các khối thi như:
- Khối A00 (Toán, Lý, Hóa)
- Khối A1 (Toán, Lý, Anh)
- Khối D01 (Toán, Văn, Anh)
- Khối C15 (Toán, Văn, KHXH)
Đối với các thí sinh xét tuyển bằng học bạ sẽ được xét trên các khối:
- Khối A00 (Toán, Lý, Hóa)
- Khối A01 (Toán, Lý, Anh)
- Khối C04 (Toán, Văn, Địa)
- Khối D01 (Toán, Văn, Anh).
Những kỹ năng cần có khi học Logistics và Quản lý Chuỗi cung ứng
Để học tốt và làm việc hiệu quả trong ngành Logistics và Quản lý Chuỗi cung ứng, sinh viên cần trang bị một loạt các kỹ năng quan trọng. Đây là một lĩnh vực đòi hỏi sự kết hợp giữa kiến thức chuyên môn, kỹ năng mềm và khả năng ứng dụng công nghệ. Dưới đây là những kỹ năng cần thiết:
1. Kỹ năng quản lý và lập kế hoạch
- Quản lý hệ thống kho bãi, giao nhận và vận tải: Đây là kỹ năng cốt lõi trong ngành Logistics, giúp bạn tổ chức và tối ưu hóa các hoạt động vận chuyển và lưu trữ hàng hóa
- Lập kế hoạch chuỗi cung ứng: Bao gồm dự báo nhu cầu, lập kế hoạch sản xuất và phân phối để đảm bảo hàng hóa được cung cấp đúng thời gian và địa điểm.
2. Kỹ năng phân tích và tư duy phê phán
- Phân tích dữ liệu: Khả năng xử lý và phân tích dữ liệu để đưa ra các quyết định tối ưu trong quản lý chuỗi cung ứng.
- Tư duy phê phán: Giúp bạn đánh giá các vấn đề, tìm ra giải pháp hiệu quả và cải thiện quy trình vận hành.
3. Kỹ năng giao tiếp và đàm phán
- Giao tiếp hiệu quả: Làm việc trong ngành này đòi hỏi bạn phải giao tiếp với nhiều bên liên quan như nhà cung cấp, khách hàng, đối tác vận tải, và các cơ quan hải quan.
- Đàm phán: Kỹ năng này rất quan trọng trong việc thương lượng giá cả, hợp đồng và các điều khoản vận chuyển
4. Kỹ năng công nghệ và ứng dụng phần mềm
- Sử dụng phần mềm quản lý logistics: Thành thạo các công cụ như ERP (Enterprise Resource Planning), WMS (Warehouse Management System), và TMS (Transportation Management System) để quản lý hiệu quả các hoạt động logistics.
- Ứng dụng công nghệ hiện đại: Hiểu biết về các xu hướng công nghệ như tự động hóa, trí tuệ nhân tạo (AI), và blockchain trong chuỗi cung ứng.

Logistics và quản lý chuỗi cung ứng giảng dạy về chuỗi cung ứng, phân phối, vận chuyển…
5. Kỹ năng ngoại ngữ
- Tiếng Anh: Là ngôn ngữ quan trọng trong ngành, đặc biệt khi làm việc với các đối tác quốc tế hoặc xử lý các tài liệu xuất nhập khẩu.
- Ngoại ngữ khác: Nếu làm việc tại các thị trường cụ thể, việc biết thêm một ngoại ngữ khác (như tiếng Trung, tiếng Nhật) sẽ là lợi thế lớn.
6. Kỹ năng quản lý thời gian và làm việc nhóm
- Quản lý thời gian: Đảm bảo các hoạt động logistics diễn ra đúng tiến độ, đặc biệt trong các tình huống khẩn cấp.
- Làm việc nhóm: Ngành này yêu cầu sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận và các bên liên quan để đảm bảo chuỗi cung ứng hoạt động trơn tru.
7. Kỹ năng giải quyết vấn đề và quản lý rủi ro
- Giải quyết vấn đề: Khả năng xử lý các tình huống bất ngờ như chậm trễ vận chuyển, thiếu hụt hàng hóa, hoặc các vấn đề pháp lý.
- Quản lý rủi ro: Đánh giá và giảm thiểu các rủi ro trong chuỗi cung ứng, từ thiên tai đến biến động thị trường
8. Hiểu biết về luật pháp và thương mại quốc tế
- Luật thương mại quốc tế: Nắm vững các quy định về xuất nhập khẩu, hải quan, và các hiệp định thương mại.
- Quy tắc vận chuyển quốc tế: Hiểu rõ các điều khoản như Incoterms để đảm bảo giao dịch diễn ra thuận lợi.
Giữ chỉ tiêu sớm
Nhận ngay học bổng lên tới 70% học phí
Các tài liệu khi học Logistics và quản lý chuỗi cung ứng
Các cuốn sách về logistics mà bạn nên tìm hiểu
Khi tìm hiểu về Logistics và Quản lý Chuỗi cung ứng, có nhiều cuốn sách chuyên ngành cung cấp kiến thức sâu sắc và thực tiễn. Dưới đây là một số cuốn sách nổi bật mà bạn có thể tham khảo:
1. "Logistics and Supply Chain Management" - Martin Christopher
Cuốn sách này là một trong những tài liệu cơ bản và phổ biến nhất trong lĩnh vực Logistics. Nó cung cấp cái nhìn tổng quan về các khái niệm chính, chiến lược và thực tiễn trong quản lý chuỗi cung ứng.
2. "Supply Chain Management: Strategy, Planning, and Operation" - Sunil Chopra và Peter Meindl
Cuốn sách này tập trung vào các chiến lược và kế hoạch trong quản lý chuỗi cung ứng, giúp người đọc hiểu rõ hơn về cách tối ưu hóa quy trình và nâng cao hiệu quả hoạt động.
3. "The Logistics and Supply Chain Toolkit" - Gwynne Richards và Susan Grinsted
Cuốn sách này cung cấp các công cụ và kỹ thuật cần thiết để quản lý Logistics và chuỗi cung ứng hiệu quả, bao gồm các phương pháp phân tích và tối ưu hóa.
4. "Operations Management" - William J. Stevenson
Mặc dù không hoàn toàn tập trung vào Logistics, cuốn sách này cung cấp kiến thức quan trọng về quản lý hoạt động, bao gồm cả quản lý chuỗi cung ứng và Logistics.
5. "Supply Chain Management: A Logistics Perspective" - John J. Coyle, C. John Langley, Robert A. Novack, và Brian J. Gibson
Cuốn sách này mang đến cái nhìn sâu sắc về mối liên hệ giữa Logistics và quản lý chuỗi cung ứng, cùng với các chiến lược và thực tiễn tốt nhất trong ngành.
6. "Quản lý chuỗi cung ứng thực phẩm và logistics" - Thái Hà Books
Cuốn sách này cung cấp cái nhìn toàn diện về cách thực phẩm được vận chuyển và quản lý trong chuỗi cung ứng, từ sản xuất đến bàn ăn, cùng với các thách thức và đổi mới trong ngành.
7. "Logistics Management and Strategy" - Alan Harrison và Remko van Hoek
Cuốn sách này tập trung vào các chiến lược quản lý Logistics và cung cấp các ví dụ thực tế từ các doanh nghiệp hàng đầu.

Các tải llieeuj khi học logistics và quản lý chuỗi cung ứng
Tạp chí và trang báo uy tín về Logistics và Quản lý Chuỗi cung ứng trên thế giới
Khi tìm kiếm thông tin và cập nhật xu hướng trong lĩnh vực Logistics và Quản lý Chuỗi cung ứng, có nhiều tạp chí và trang báo uy tín trên thế giới mà bạn có thể tham khảo. Dưới đây là một số nguồn thông tin nổi bật:
1. Journal of Business Logistics
Đây là một trong những tạp chí hàng đầu trong lĩnh vực Logistics, cung cấp các nghiên cứu và bài viết về các vấn đề liên quan đến quản lý chuỗi cung ứng và Logistics. Tạp chí này thường xuyên xuất bản các nghiên cứu thực nghiệm và lý thuyết.
2. Supply Chain Management: An International Journal
Tạp chí này tập trung vào các khía cạnh khác nhau của quản lý chuỗi cung ứng, bao gồm chiến lược, thực tiễn và nghiên cứu. Nó cung cấp cái nhìn sâu sắc về các xu hướng và thách thức trong ngành.
3. Logistics Management
Là một trong những tạp chí hàng đầu về Logistics, Logistics Management cung cấp thông tin về các xu hướng mới, công nghệ, và các chiến lược trong ngành Logistics và chuỗi cung ứng.
4. Supply Chain Quarterly
Tạp chí này cung cấp các bài viết phân tích, báo cáo và nghiên cứu về các vấn đề nóng hổi trong ngành chuỗi cung ứng. Nó cũng bao gồm các phỏng vấn với các chuyên gia trong lĩnh vực.
5. Transport Topics
Transport Topics là một nguồn thông tin quan trọng về vận tải và Logistics, cung cấp tin tức, phân tích và báo cáo về các xu hướng trong ngành vận tải và Logistics.
6. International Journal of Physical Distribution & Logistics Management
Tạp chí này chuyên về nghiên cứu và phân tích các vấn đề liên quan đến phân phối vật lý và quản lý Logistics, cung cấp cái nhìn sâu sắc về các chiến lược và thực tiễn trong ngành.
7. Harvard Business Review
Mặc dù không hoàn toàn tập trung vào Logistics, HBR thường xuyên xuất bản các bài viết và nghiên cứu về quản lý chuỗi cung ứng và các chiến lược kinh doanh liên quan.
8. Supply Chain Brain
Trang web này cung cấp tin tức, bài viết và phân tích về các xu hướng trong chuỗi cung ứng và Logistics, cùng với các mẹo và chiến lược từ các chuyên gia trong ngành.
Logistics và quản lý chuỗi cung ứng ra làm gì?
Logistics và quản lý chuỗi cung ứng là lĩnh vực có tốc độ phát triển nhanh hiện nay. Đây cũng là ngành học được đánh giá vô cùng tiềm năng với môi trường công việc đa dạng và cực kỳ năng động.
Theo thống kê của Hiệp hội doanh nghiệp Dịch vụ Logistics Việt Nam, có thể thấy cả nước đang có hơn 1.000 các doanh nghiệp về lĩnh vực Logistics đang hoạt động. Sự phát triển mạnh mẽ của lĩnh vực này cũng khiến cho nhu cầu về nhân lực ngày càng tăng cao mở ra cơ hội việc làm rộng lớn cho các bạn sinh viên.
Không chỉ khuyến khích khả năng sáng tạo lẫn tư duy quản lý, Logistics và quản lý chuỗi cung ứng còn đem lại mức thu nhập tốt cho các bạn cùng nhiều cơ hội đi đây đi đó. Sau khi ra trường, các cử nhân ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng có thể đảm nhận các vị trí như sau:
- Nhân viên quản trị kinh doanh xuất nhập khẩu, quản trị kinh doanh dịch vụ vận tải, vị trí chăm sóc khách hàng trong các đơn vị cung cấp dịch vụ Logistics. Mức lương: 8.000.000đ - 15.000.000đ
- Trở thành chuyên viên điều phối Logistics trong các đơn vị cung cấp dịch vụ này, bên cạnh đó còn có vị trí điều phối đơn hàng vận chuyển, phương tiện vận chuyển. Mức lương: 10.000.000đ - 18.000.000đ
- Nhân viên quản lý vận chuyển, quản lý kho bãi hoặc giám sát các đối tác dịch vụ Logistics trong những công ty sản xuất và kinh doanh. Mức lương: 8.000.000đ - 15.000.000đ
- Làm nghiên cứu và giảng dạy những bộ môn liên quan đến ngành học Logistics và quản lý chuỗi cung ứng tại các trường Cao đẳng, đại học, Viện nghiên cứu… Mức lương: 10.000.000đ - 20.000.000đ

Học Logistics tại BTEC FPT các sinh viên sau khi ra trường có thể đảm nhận nhiều vị trí
Những thông tin trên đã giải đáp một số thắc mắc thường gặp của các bạn học sinh có mong muốn học Logistics và quản lý chuỗi cung ứng sau khi tốt nghiệp THPT. Hy vọng những điều này sẽ giúp các bạn hiểu hơn về ngành học và đưa ra quyết định có nên học logistics và quản lý chuỗi cung ứng hay không.
Nếu các bạn có ý định lựa chọn một ngôi trường đại học hoặc cao đẳng để theo học Logistics và quản lý chuỗi cung ứng, BTEC FPT là lựa chọn sáng giá hiện nay. Không chỉ mang đến một chương trình đào tạo chất lượng, môi trường học năng động, BTEC FPT còn sở hữu đội ngũ giảng viên dày dặn kinh nghiệm, chuyên môn cao. Từ đó sẽ mang đến các bạn sinh viên những khối kiến thức và kỹ năng cần thiết để có thể phát triển bản thân, năng lực một cách tốt nhất.
Lựa chọn khóa học Logistics và quản lý chuỗi cung ứng tại BTEC FPT, các bạn sinh viên còn được tham gia các chương trình ngoại khóa, trải nghiệm các dự án thực tế. Để từ đó có thể trau dồi thêm các kiến thức chuyên ngành cũng như kỹ năng mềm để tự tin đảm nhận công việc ngay sau khi ra trường.
Tin tức mới nhất
Nhập học liền tay