Lịch sử Việt nam từ 1919-1930 môn sử 12
Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1930 có rất nhiều sự kiện lịch sử quan trọng. Đặc biệt đối với các em học sinh lớp 12 càng cần quan tâm hơn bởi đây là phần kiến thức xuất hiện ở đề thi THPT Quốc Gia với mật độ cao. Để giúp các bạn học sinh ôn tập hiệu quả, BTEC FPT đã tổng hợp kiến thức trọng tâm, sơ đồ tư duy và các câu hỏi trắc nghiệm lịch sử Việt Nam từ 1919 đến 1930 trong bài viết dưới đây.
Những điểm nổi bật trong lịch sử Việt Nam từ 1919 đến 1930
I. PHONG TRÀO DÂN TỘC DÂN CHỦ Ở VIỆT NAM TỪ 1919 ĐẾN 1925.
Các giai cấp ở Việt Nam sau CTTG I.
- Giai cấp địa chủ
- Giai cấp nông dân bị bóc lột nặng nề
- Tiểu tư sản: giai cấp mới ra đời
- Tư sản: giai cấp mới ra đời, bị phân hóa thành hai bộ phận: Tư sản dân tộc và tư sản mại bản
- Giai cấp công nhân
Sau CTTG I đến cuối những năm 20, mâu thuẫn chủ yếu trong xã hội Việt Nam là mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân ta với thực dân Pháp và phản động tay sai.
II. HOẠT ĐỘNG CỦA NGUYỄN ÁI QUỐC (1911-1930)
1. Từ 1917 - 1922: chủ yếu ở Pháp
- Tham gia Đảng Xã hội Pháp (1919)
- Gửi Bản yêu sách của nhân dân An Nam tới Hội nghị Vecxai (6/1919) nhưng không được chấp nhận
- Đọc Sơ thảo Luận cương của Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa (7/1920) → tìm thấy con đường cứu nước (con đường cách mạng vô sản)
- 12/1920 – Dự Đại Hội Tua tán thành quốc tế III và tham gia ĐCS Pháp → trở thành đảng viên cộng sản .
- 1921: Lập Hội Liên hiệp thuộc địa ở Pari, ra báo Người cùng khổ (người làm chủ biên) → thiết lập quan hệ CMVN với thế giới
- 1925: Lập Hội liên Hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông → thiết lập quan hệ CMVN với thế giới
2. Từ 1923 - 1924: chủ yếu ở Liên Xô
3. Từ 1924 - 1930: chủ yếu ở Trung Quốc
- Thành lập Cộng sản Đoàn (2/1925)
- Tháng 6/1925: Lập Hội Việt nam cách mạng thanh niên nhằm lãnh đạo quần chúng đấu tranh đánh đổ đế quốc và tay sai để tự cứu lấy mình
- 21.6.1925, ra báo Thanh niên làm cơ quan ngôn luận của Hội.
- 1927, xuất bản sách Đường cách mệnh (gồm những bài giảng của Bác ở lớp huấn luyện )→trang bị lý luận cho cán bộ của hội VNCMTN
- 1930: Thống nhất các tổ chức cộng sản thành Đảng CSVN, soạn thảo Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng.
III. ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM RA ĐỜI
1. Sự ra đời các tổ chức cộng sản năm 1929
- Đông Dương Cộng sản đảng
- An Nam Cộng sản đảng
- Đông Dương Cộng sản liên đoàn
Ý nghĩa:
- Sự ra đời của 3 tổ chức cộng sản (1929) là một xu thế khách quan của cuộc vận động giải phóng dân tộc ở Việt Nam theo con đường cách mạng vô sản.
- Chuẩn bị trực tiếp cho sự ra đời của một chính đảng vô sản ở VN
- Tuy nhiên, các tổ chức hoạt động riêng rẽ, tranh giành ảnh hưởng, gây mất đoàn kết trong PTCMVN
2. Hội nghị thành lập Đảng cộng sản Việt Nam
Địa điểm: Hương Cảng Cửu Long - TQ
Tham dự: đại biểu của Đông Dương CSĐ và An Nam CSĐ.
Chủ trì: NAQ
Thời gian: diễn ra từ 6/1/1930 8/2/1930
Nội dung Hội nghị:
- Phê phán các quan điểm sai lầm của các tổ chức cộng sản
- Nhất trí thống nhất các tổ chức cộng sản thành ĐCSVN.
- Thông qua Chính cương, Sách lược vắn tắt do NAQ soạn thảo (còn được gọi là Cương lĩnh chính trị đầu tiên)
- Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III (1960) quyết định lấy ngày 3/2 hàng năm là ngày kỷ niệm thành lập Đảng
Ý nghĩa việc thành lập Đảng cộng sản Việt Nam:
- Là một bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử CMVN. Từ đây, cách mạng giải phóng dân tộc của nhân dân VN đặt dưới sự lãnh đạo duy nhất của Đảng cộng sản Việt Nam.
- Là sự chuẩn bị tất yếu đầu tiên có tính quyết định cho những bước phát triển nhảy vọt mới trong lịch sử cách mạng Việt Nam →CM VN trở thành bộ phận của CM thế giới.
3. Nội dung Cương Lĩnh chính trị đầu tiên của Nguyễn Ái Quốc soạn thảo (1/1930)
Nhiệm vụ của cách mạng:
- Đánh đế quốc Pháp ,phong kiến và tư sản phản cách mạng ,làm cho nước VN độc lập, lập chính phủ công nông binh,tổ chức quân đội công nông
- Tịch thu ruộng đất của đế quốc ,tư sản phản cách mạng chia cho dân nghèo,chuẩn bị cách mạng ruộng đất
Lực lượng cách mạng VN: công - nông, tiểu tư sản, trí thức.
Sơ đồ tư duy việt nam từ 1919 đến 1930
Bài tập trắc nghiệm lịch sử Việt Nam từ 1919 đến 1930
Câu 1: Thực dân Pháp tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ 2 ở Đông Dương trong hoàn cảnh
a. Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, nước Pháp bị thiệt hại nặng nề
b. Chiến tranh thế giới thứ nhất bắt đầu
c. Sau khi cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất kết thúc
d. Chiến tranh thế giới thứ nhất đang trong giai đoạn quyết liệt
Câu 2: Muốn được giải phóng, các dân tộc chỉ có thể trông cậy vào lực lượng của bản thân mình” là kết luận của Nguyễn Ái Quốc sau khi
a. Nguyễn Ái Quốc thực sự trở thành chiến sĩ cộng sản.
b. Bản yêu sách của nhân dân An Nam không được Hội nghị Vecxai chấp nhận.
c. Nguyễn Ái Quốc đọc bản Sơ thảo luận cương của Lênin.
d. Nguyễn Ái Quốc lập ra Hội Liên hiệp thuộc địa ở Pari
Câu 3: Pháp tiến hành chương trình khai thác thuộc địa lần thứ 2 ở Việt Nam trong khoảng thời gian nào?
a. Từ 1897 - 1914
b. Từ 1914-1918
c. Từ 1919-1929
d. Từ 1914-1929
Câu 4: Số vốn Pháp đầu tư trong chương trình khai thác thuộc địa lần 2 ở Việt Nam chủ yếu tập trung ở ngành nào?
a. Công nghiệp nhẹ.
b. Thương nghiệp
c. Công nghiệp nặng
d. Nông nghiệp
Câu 5: Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, xã hội Việt Nam tồn tại nhiều mâu thuẫn, trong đó mâu thuẫn nào là cơ bản nhất?
a. Mâu thuẫn giữa nông dân và địa chủ.
b. Mâu thuẫn giữa công nhân và tư bản.
c. Mâu thuẫn giữa nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp.
d. Mâu thuẫn giữa tư sản và địa chủ.
Hy vọng với những kinh nghiệm mà chúng mình đã chia sẻ trên đây sẽ giúp các bạn học sinh có quá trình học tập và ôn thi hiệu quả. BTEC FPT chúc bạn thành công trên con đường học tập!!
Tin tức mới nhất
Nhập học liền tay