Việt Nam từ 1975 tới 2000 lịch sử lớp 12
Lịch sử Việt Nam từ năm 1975 đến 2000 là khoảng thời gian nước ta mới trải qua 2 cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ đang trong thời kỳ thống nhất đất nước và đi lên chủ nghĩa xã hội. Đây là thời điểm có nhiều cột mốc quan trọng mà các bạn học sinh cần lưu ý để có thể đạt điểm cao môn Lịch sử trong kỳ thi THPT Quốc Gia. Trong bài viết dưới đây, BTEC FPT đã khái quát những cột mốc quan trọng và “bí kíp” học tốt lịch sử Việt Nam từ 1975 tới 2000.
Những điểm nổi bật trong lịch sử Việt Nam từ 1975 tới 2000
I. Tình hình hai miền Nam, Bắc sau Đại thắng mùa xuân năm 1975 và những nhiệm vụ trước mắt
- Cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước (1954 – 1975) kết thúc thắng lợi, hoà bình được lập lại, đất nước độc lập thống nhất về mặt lãnh thổ, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Nhưng ở mỗi miền lại có một hình thức tổ chức nhà nước khác nhau.
- Nhiệm vụ đặt ra: Hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước, khắc phục hậu quả của chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế – xã hội ở hai miền Nam, Bắc.
II. Hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước (1975 – 1976)
- Chủ trương của Đảng
- Sau đại thắng mùa Xuân năm 1975, Tổ quốc Việt Nam được thống nhất về mặt lãnh thổ. Nguyện vọng của nhân dân cả nước là sớm có một nhà nước chung, một cơ quan quyền lực chung.
- Hội nghị lần thứ 24 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (9/1975) đề ra nhiệm vụ hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước.
- Quá trình thống nhất
- Từ ngày 15 đến ngày 21/11/1975, Hội nghị hiệp thương chính trị giữa hai đoàn đại biểu hai miền Nam, Bắc họp tại Sài Gòn, nhất trí về chủ trương, biện pháp thống nhất đất nước về mặt nhà nước.
- Ngày 25/4/1976, cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung (Quốc hội Khoá VI) được tiến hành trong cả nước với hơn 23 triệu cử tri đi bỏ phiếu, bầu ra 492 đại biểu.
- Ngày 31/7/1977, Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam và Liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ và hòa bình Việt Nam đã thống nhất thành Mặt trận tổ quốc Việt Nam.
- Ngày 18/12/1980, Hiến pháp mới đã được Quốc hội Khoá VI thông qua.
III. Đất nước trên đường đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội (1986 – 2000)
1. Đường lối đổi mới của Đảng
- Đổi mới toàn diện và đồng bộ, từ kinh tế và chính trị đến tổ chức, tư tưởng, văn hoá.
- Đổi mới kinh tế đi đôi với đổi mới về chính trị, lấy đổi mới kinh tế làm trung tâm.
2. Thành tựu bước đầu của sự nghiệp đổi mới (trong thời gian 1986 – 2000)
a. Về kinh tế: Đến năm 1996, đất nước đã thoát khỏi tình trạng khủng hoảng về kinh tế – xã hội.
b. Về chính trị – xã hội:
- Tình hình chính trị – xã hội cơ bản ổn định, quốc phòng – an ninh được tăng cường. Bước đầu thực hiện dân chủ hoá và công khai hoá các hoạt động xã hội.
- Đã giải quyết ngày càng tốt hơn các vấn đề xã hội như lao động và việc làm, xoá đói giảm nghèo, phát triển sự nghiệp văn hoá, y tế, giáo dục, khoa học – công nghệ, thể dục thể thao.
- Mở rộng quan hệ đối ngoại, phá thế bị bao vây cấm vận; bình thường hoá và phát triển quan hệ ngoại giao với Trung Quốc, Hoa Kì…; chủ động hội nhập quốc tế, tham gia các tổ chức quốc tế: ASEAN, APEC, WTO...
Bí kíp làm bài tập lịch sử Việt Nam từ 1975 đến 2000
- Đối với phần lịch sử Việt Nam từ 1975 đến 2000, học sinh cần “nằm lòng” 3 vấn đề chính cùng các cột mốc sự kiện đã nêu phía trên. Tất cả sự kiện lịch sử đều có mối liên kết với nhau về mặt thời gian và nội dung, vì vậy để thuận lợi cho việc ôn tập, các bạn nên tự hệ thống hóa bài học qua sơ đồ tư duy.
- Ngoài phương pháp ghi nhớ cơ bản như trên, để ghi nhớ kỹ hơn, các bạn có thể kết hợp giữa giải trí và học tập bằng cách xem phim hoặc đọc truyện liên quan đến lịch sử.
- Vì đặc thì của lịch sử là bộ môn bao gồm rất nhiều cột mốc thời gian, lịch sử và nhân vật, kiến thức lý thuyết dày đặc yêu cầu học sinh cần ghi nhớ một cách cẩn thận. Vì vậy, sau khi đã ghi nhớ kỹ càng các bạn cần ôn tập lại thường xuyên để tránh nhầm lẫn giữa các sự kiện lịch sử.
Bài tập trắc nghiệm lịch sử Việt Nam từ 1975 đến 2000
Câu 1. Thành tựu chủ yếu của miền Bắc trong hơn 20 năm tiến hành xây dựng CNXH (1954-1975) là
a. xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật của chủ nghĩa cộng sản.
b. xây dựng xong cơ sở vật chất – kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội.
c. chuẩn bị xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội.
d. bước đầu xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội.
Câu 2. Các cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân, hải quân của Mỹ để lại hậu quả gì đối với miền Bắc?
a. Nền kinh tế phát triển mất cân đối.
b. Làm chậm quá trình tiến lên sản xuất lớn.
c. Tàn phá nặng nề, gây hậu quả lâu dài đối với MB.
d. Cản trở công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc.
Câu 3. Nền nông nghiệp miền Nam gặp phải những khó khăn gì sau đại thắng mùa Xuân 1975?
a. Thiên tai làm cho ruộng đất không canh tác được.
b. Nhiều làng mạc, đồng ruộng bị tàn phá, bị bỏ hoang.
c. Một triệu hecta rừng bị chất độc hóa học và bom đạn cày xới.
d. Vô số bom mìn còn bị vùi lấp trên các cánh đồng, ruộng vườn.
Câu 4. Nhiệm vụ trọng tâm của miền Bắc ngay sau đại thắng mùa Xuân 1975 là gì?
a. Hàn gắn vết thương chiến tranh.
b. Tiếp tục làm nhiệm vụ căn cứ địa của cách mạng cả nước.
c. Tiếp tục làm nghĩa vụ quốc tê đối với Lào và Cam-pu-chia.
d. Khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục và phát triển KT - XH.
Câu 5. Nhiệm vụ trọng tâm của miền Nam giai đoạn đầu sau 1975?
a. Thành lập chính quyền cách mạng và các đoàn thể quần chúng ở những vùng mới giải phóng.
b. Ôn định tình hình và khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế - văn hóa.
c. Tịch thu ruộng đất của bọn phản động, xóa bỏ bóc lột phong kiến.
d. Quốc hữu hóa ngân hàng.
Hy vọng với những kinh nghiệm mà chúng mình đã chia sẻ trên đây sẽ giúp các bạn học sinh có quá trình học tập và ôn thi hiệu quả. BTEC FPT chúc bạn thành công trên con đường học tập.
Tin tức mới nhất
Nhập học liền tay