Kỹ thuật điện tử viễn thông có khó xin việc?
Các bạn sinh viên hiện nay đang phân vân giữa Kỹ thuật điện tử viễn thông và các ngành công nghệ khác. Liệu ngành nào sẽ mang lại nhiều cơ hội việc làm hơn? Câu trả lời sẽ có trong bài viết này, hãy cùng BTEC FPT tìm hiểu xem ngành kỹ thuật điện tử viễn thông có khó xin việc?
Điểm chuẩn ngành điện tử viễn thông qua các năm
Trước khi đi giải đáp xem ngành kỹ thuật điện tử viễn thông này khó xin việc, hãy cùng tìm hiểu mức điểm chuẩn của ngành này để xem chỉ tiêu của ngành này nhé!
Tại khu vực phía Bắc, mức điểm chuẩn của ngành này giao động ở mức 18.5 đến 28.5 điểm, và sẽ tùy thuộc vào cùng môi trường. Ở mức điểm từ thấp tới cao như thế nên ngành học này cũng khá phù hợp và có chút tạo cơ hội học tập cho các bạn ở những học lực khác nhau.
Tại khu vực phía Nam, một số những trường top đầu tuyển sinh ngành kỹ thuật điện tử viễn thông mới điểm chuẩn từ 24 đến 25 điểm. Còn những phân khúc dưới thấp hơn thì mức điểm sẽ ở mức từ 20 điểm.
Nhìn chung lại thì ngành kỹ thuật điện tử viễn thông sẽ tuyển sinh với nhiều khối ngành như A, B, C, D với mức điểm chuẩn dao động từ 18 đến 28 điểm và sẽ tùy vào khối tuyển sinh đó.
Lưu ý khi tham khảo điểm chuẩn:
- Điểm chuẩn chỉ mang tính chất tham khảo: Điểm chuẩn có thể thay đổi vào phút cuối, vì vậy bạn nên chuẩn bị thật kỹ để đạt được kết quả cao nhất.
- Lựa chọn trường phù hợp: Không nên chỉ dựa vào điểm chuẩn để chọn trường, mà cần xem xét nhiều yếu tố khác như chương trình đào tạo, cơ sở vật chất, môi trường học tập.
Để có thông tin chính xác và cập nhật nhất về điểm chuẩn ngành Điện tử Viễn thông, bạn nên:
- Truy cập website của các trường đại học: Các trường đại học thường cập nhật thông tin tuyển sinh trên website của mình.
- Theo dõi các diễn đàn, group về tuyển sinh: Các diễn đàn, group này thường có rất nhiều thông tin hữu ích được chia sẻ.
- Tham gia các hội nhóm của sinh viên ngành Điện tử Viễn thông: Bạn có thể đặt câu hỏi và được các anh chị đi trước tư vấn.
Kỹ thuật điện tử viễn thông có khó xin việc?
Thực tế cho thấy, cơ hội việc làm cho ngành Kỹ thuật điện tử viễn thông là rất lớn. Với sự phát triển không ngừng của công nghệ thông tin và truyền thông, nhu cầu về các kỹ sư điện tử viễn thông ngày càng tăng cao. Đặc biệt, Việt Nam đang là một điểm đến hấp dẫn của nhiều tập đoàn công nghệ lớn trên thế giới, tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho sinh viên ngành này.
Ngành Kỹ thuật Điện tử Viễn thông luôn được đánh giá cao về tiềm năng phát triển và cơ hội việc làm. Tuy nhiên, để trả lời câu hỏi này một cách chính xác, chúng ta cần xem xét một số yếu tố sau:
Vì sao ngành điện tử viễn thông được đánh giá cao?
- Nhu cầu nhân lực lớn: Sự phát triển của công nghệ thông tin, truyền thông và các thiết bị điện tử thông minh đã tạo ra một thị trường lao động rộng mở cho các kỹ sư điện tử viễn thông.
- Mức lương hấp dẫn: Các kỹ sư giỏi trong lĩnh vực này thường có mức thu nhập cao và nhiều phúc lợi hấp dẫn.
- Cơ hội thăng tiến: Với kiến thức chuyên môn vững vàng, bạn có thể nhanh chóng thăng tiến trong sự nghiệp và đảm nhận những vị trí quản lý cấp cao.
Những thách thức khi xin việc:
- Cạnh tranh cao: Số lượng sinh viên tốt nghiệp ngành này ngày càng tăng, dẫn đến cạnh tranh việc làm khá gay gắt.
- Yêu cầu về kỹ năng: Ngoài kiến thức chuyên môn, các nhà tuyển dụng còn đòi hỏi các kỹ sư phải có kỹ năng mềm tốt như giao tiếp, làm việc nhóm, giải quyết vấn đề.
- Sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ: Ngành công nghệ thông tin luôn thay đổi không ngừng, đòi hỏi các kỹ sư phải không ngừng học hỏi và cập nhật kiến thức.
Cơ hội công việc của ngành điện tử viễn thông
Người học viễn thông ra trường học gì là điều băn khoăn lớn nhất của các bạn sinh viên, ngành điện tử viễn thông được xem là ngành có nhiều cơ hội việc làm, ngành tiềm năng trên con đường sự nghiệp. Nhiều năm nay tỷ lệ đó vẫn không có dấu hiệu giảm.
Và trong tương lai nó tiếp tục là nhanh có nhu cầu tuyển dụng cao. Không những vậy người theo học và làm việc ở ngành điện tử viễn thông có rất nhiều cơ hội lựa chọn nghề nghiệp, vì ngành này là một ngành rộng nên có khá nhiều lựa chọn cho những sinh viên theo học ngành này.
Bên cạnh đó người làm điện tử viễn thông là có mức thu nhập khá cao, và ổn định, dưới đây là một số công việc được xem là có mức thu nhập cao và nhu cầu tuyển dụng cao, bạn có thể tham khảo.
- Kỹ sư thiết kế tối ưu mạng, quản trị mạng, vận hành hệ thống mạng viễn thông phức tạp.
- Kỹ sư thiết kế và viết phần mềm trên máy tính, thiết kế và viết phần mềm cho những thiết bị thông minh như rô bốt, điện thoại di động, xe ô tô.
- Kỹ sư thiết kế, chế tạo, vận hành các thiết bị y tế, hệ thống thông tin y tế, hệ thống đa phương tiện, hệ thống điện tử hàng không vũ trụ.
- Chuyên viên thiết kế truyền dẫn, vận hành, bảo trì tại công ty sản xuất phần mềm thế giới di động, công ty điện tử viễn thông.
- Kỹ sư thiết kế vi mạch kiểm thử vi mạch hoặc kỹ sư làm việc trong lĩnh vực bán dẫn, các công nghệ vật liệu điện tử tiên tiến khác.
- Chuyên viên tư vấn, thiết kế, vận hành và điều hành kỹ thuật tại các đài phát thanh, đài truyền hình, công ty thiết kế sản xuất vi mạch, công ty tư vấn thiết kế mạng viễn thông.
Cảm ơn đã đón đọc nội dung trên, hy vọng rằng thông qua bài viết này các bạn có thể hiểu hơn về ngành điện tử viễn thông là gì, những cơ hội việc làm ngành điện tử viễn thông tại thị trường lao động Việt Nam. Đừng quên thường xuyên theo dõi những bài viết mới nhất có tại BTEC FTP để biết thêm nhiều thông tin hữu ích nhé!
Tin tức mới nhất
Nhập học liền tay