Kinh doanh thương mại lương bao nhiêu? Lộ trình thăng tiến?
Bạn có biết rằng, ngành Kinh doanh thương mại đang là một trong những ngành “hot” nhất hiện nay? Nhưng mức lương và lộ trình thăng tiến trong ngành này có thực sự hấp dẫn như những gì bạn đang hình dung? Hãy cùng chúng tôi đi tìm câu trả lời nhé.
Kinh doanh thương mại lương bao nhiêu?
Mức lương ngành kinh doanh thương mại đối với người mới bắt đầu tương đối ổn. Có 3 cấp độ lương cơ bản như sau:
- Sinh viên mới ra trường: sinh viên vừa tốt nghiệp thuộc nhóm đối tượng chưa có kinh nghiệm cũng như kỹ năng chuyên môn. Đối tượng này cần có thời gian được đào tạo và học hỏi thêm kinh nghiệm từ những người cũ, vậy nên mức lương khởi điểm sẽ từ 6 đến 9 triệu đồng/tháng.
- Nhân viên kinh doanh: Vì đã có kỹ năng chuyên môn và kinh nghiệm rồi nên mức lương của đối tượng này sẽ dao động từ 9 đến 14 triệu đồng/ tháng.
- Nhân viên cao cấp: Đối tượng này có kỹ năng chuyên môn và kinh nghiệm dồi giàu trong lĩnh vực kinh doanh thương mại cùng với năng lực quản lý, mức lương sẽ cao hơn cụ thể từ 20 đến 25 triệu đồng/tháng.
Kinh doanh thương mại cần có những kỹ năng gì?
Cũng giống như các ngành học khác, để có thể theo đuổi và thành công với ngành kinh doanh thương mại đòi hỏi bạn phải có những tố chất và kỹ năng gì… thì câu trả lời sẽ có ở dưới đây
Kỹ năng mềm
- Giao tiếp: Khả năng giao tiếp hiệu quả là yếu tố cốt lõi trong kinh doanh. Bạn cần giao tiếp tốt với khách hàng, đối tác, đồng nghiệp để xây dựng mối quan hệ bền vững và thành công trong đàm phán.
- Khả năng ngoại ngữ tốt: Khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ giúp bạn kết nối với nhiều người hơn và tạo dựng những mối quan hệ mới. Nhiều công ty đang tìm kiếm những ứng viên có khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ để đáp ứng nhu cầu hội nhập và mở rộng thị trường.Học ngoại ngữ giúp bạn rèn luyện trí nhớ, khả năng tư duy logic và tăng cường sự tự tin.
- Lãnh đạo: Nếu bạn muốn thăng tiến lên các vị trí quản lý, kỹ năng lãnh đạo là điều không thể thiếu. Bạn cần có khả năng truyền cảm hứng, dẫn dắt và thúc đẩy đội nhóm đạt được mục tiêu chung.
- Làm việc nhóm: Trong môi trường làm việc hiện đại, khả năng làm việc nhóm là rất quan trọng. Bạn cần biết cách hợp tác với đồng nghiệp, chia sẻ thông tin và cùng nhau giải quyết vấn đề.
- Giải quyết vấn đề: Trong kinh doanh, vấn đề phát sinh là điều không thể tránh khỏi. Bạn cần có khả năng phân tích tình hình, đưa ra quyết định nhanh chóng và hiệu quả.
- Đàm phán: Kỹ năng đàm phán giúp bạn đạt được thỏa thuận có lợi cho cả hai bên trong các giao dịch kinh doanh.
- Thuyết trình: Khả năng trình bày ý tưởng một cách rõ ràng, mạch lạc và thuyết phục sẽ giúp bạn thuyết phục khách hàng và đối tác.
Kỹ năng cứng
- Kiến thức về sản phẩm/dịch vụ: Bạn cần hiểu rõ về sản phẩm/dịch vụ mình đang kinh doanh để tư vấn cho khách hàng một cách chuyên nghiệp.
- Marketing: Kỹ năng marketing giúp bạn quảng bá sản phẩm/dịch vụ, xây dựng thương hiệu và tiếp cận khách hàng mục tiêu.
- Bán hàng: Kỹ năng bán hàng giúp bạn thuyết phục khách hàng mua sản phẩm/dịch vụ của mình.
- Quản lý: Nếu bạn đảm nhận vị trí quản lý, bạn cần có kỹ năng quản lý tài chính, nhân sự, kho hàng,...
- Tin học: Thành thạo các phần mềm văn phòng, phần mềm quản lý kinh doanh,... giúp bạn làm việc hiệu quả hơn
- Kỹ năng hoạch định: khả năng lập kế hoạch, xác định mục tiêu và các bước cần thiết để đạt được mục tiêu đó. Đây là một kỹ năng vô cùng quan trọng trong mọi lĩnh vực, đặc biệt là trong kinh doanh. Một kế hoạch tốt sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian, nguồn lực và tăng khả năng thành công.
- Kỹ năng hoạch định: khả năng lập kế hoạch, xác định mục tiêu và các bước cần thiết để đạt được mục tiêu đó. Đây là một kỹ năng vô cùng quan trọng trong mọi lĩnh vực, đặc biệt là trong kinh doanh. Một kế hoạch tốt sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian, nguồn lực và tăng khả năng thành công.
Có nên học kinh doanh thương mại không?
Trong xu hướng phát triển kinh tế hiện nay, Kinh doanh thương mại là ngành học đào tạo ra những sinh viên năng động có khả năng hội nhập tốt. Vì thế, đây sẽ là ngành học mở ra cơ hội việc làm phong phú cho người học.
Ngành Kinh doanh thương mại gắn liền với hoạt động bán hàng, quản lý kho, khảo sát hàng, xuất – nhập kho. Chính vì thế, theo học ngành này sinh viên sẽ được đào tạo nhiều kỹ năng công việc thực tế như: quản trị bán hàng, quản trị bán lẻ, những phương thức bán hàng hiệu quả.
Các công việc của ngành Kinh doanh thương mại giữ tầm quan trọng trong mô hình kinh tế hiện nay. Hàng hóa sau khi được sản xuất cần được các tổ chức kinh doanh, doanh nghiệp phân phối đến người tiêu dùng, và nguồn nhân lực Kinh doanh thương mại sẽ là người đảm nhiệm những công việc này.
Lời khuyên
- Khảo sát kỹ ngành học: Tìm hiểu kỹ về chương trình đào tạo, cơ hội việc làm và các trường đào tạo ngành Kinh doanh thương mại.
- Tham khảo ý kiến người đi trước: Hỏi ý kiến của những người đã tốt nghiệp ngành này hoặc đang làm việc trong lĩnh vực này.
- Thực tập: Thực tập tại các doanh nghiệp sẽ giúp bạn tích lũy kinh nghiệm thực tế và hiểu rõ hơn về công việc.
Ngành Kinh doanh thương mại là một lựa chọn hấp dẫn cho những ai đam mê kinh doanh và muốn xây dựng sự nghiệp thành công. Tuy nhiên, để thành công trong lĩnh vực này, bạn cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về kiến thức, kỹ năng và tâm lý.
Tin tức mới nhất
Nhập học liền tay