Hệ thống thông tin quản lý ra làm gì? có dễ xin việc không?
Bạn đang băn khoăn không biết sau khi học ngành Hệ thống thông tin quản lý (MIS) thì sẽ làm những công việc gì và cơ hội việc làm có rộng mở không? Đây là một câu hỏi rất phổ biến của các bạn sinh viên khi lựa chọn ngành học. Bài viết này BTEC FPT sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc đó và khám phá những tiềm năng nghề nghiệp hấp dẫn đang chờ đón bạn.
Hệ thống thông tin quản lý ra làm gì?
Hệ thống thông tin (tiếng Anh là Information System) chính là một hệ thống bao gồm các yếu tố có mối liên hệ với nhau cùng làm nhiệm vụ thu thập, xử lý, lưu trữ và phân phối các thông tin và dữ liệu. Đồng thời cung cấp một cơ chế phản hồi để đạt được một mục tiêu định trước.
Cụ thể là tập trung vào thiết kế và quản trị và vận hành các hệ thống thông tin; Phân tích dữ liệu để hỗ trợ ra quyết định; Kết nối giữa các bên liên quan trong tổ chức, doanh nghiệp với các chuyên gia công nghệ thông tin. Đặc biệt là biết cách làm thế nào để doanh nghiệp hoạt động hiệu quả và có nhiều lợi thế cạnh tranh hơn.
Hiểu một các đơn giản thì ngành hệ thống thông tin là ngành học về con người, thiết bị và quy trình thu thập, phân tích, đánh giá và phân phối các thông tin chính xác cho những người soạn thảo những quyết định trong tổ chức – doanh nghiệp.
Vậy thì ngành hệ thống thông tin quản lý ra sẽ làm gì?
Cùng với sự phát triển của khoa học, công nghệ thì nhu cầu tuyển dụng kỹ sư phần mềm cũng ngày càng tăng cao. Do đó bạn sẽ không cần băn khoăn học ngành Hệ thống thông tin quản lý ra làm gì bởi cơ hội việc làm ở vị trí này luôn rộng mở. Mô tả công việc chính của vị trí kỹ sư phần mềm thường là:
- Phát triển phần mềm mới và duy trì, cập nhật các tính năng mới theo thời gian.
- Viết mã code và sửa lỗi cho các phần mềm.
- Tích hợp phần mềm, ứng dụng vào hệ thống sẵn có của doanh nghiệp.
- Bảo trì, nâng cấp và khắc phục sự cố cho hệ thống.
- Xây dựng quy trình phát triển phần mềm đảm bảo chất lượng và tiêu chuẩn ngành.
Yêu cầu học vấn: Để ứng tuyển vào vị trí này, ứng viên cần có bằng cử nhân thuộc lĩnh vực Hệ thống thông tin quản lý, Khoa học máy tính, Công nghệ thông tin,... Một số công ty, tập đoàn công nghệ sẽ yêu cầu bổ sung thêm các chứng chỉ, thậm chí bằng Thạc sĩ ngành công nghệ.
Hệ thống thông tin quản lý mức lương bao nhiêu?
Hiện nay, ngành học hệ thống thông tin có nhu cầu nhân lực và mức lương khá cao bởi nhiều yếu tố như: các ứng dụng công nghệ thông tin phát triển nhiều trong xã hội, yêu cầu về quản lý thông tin cao tại các doanh nghiệp, ngành học yêu cầu chuyên môn và nhiều kỹ năng…Từ đó, mức lương bạn được nhận được của ngành cũng theo đó mà ngày một cao hơn:
- Sinh viên mới tốt nghiệp ngành hệ thống thông tin thì những vị trí công việc quản trị và vận hành hệ thống, nhân viên kiểm thử phần mềm, nhân viên IT, nhân viên hỗ trợ phần mềm,… Mức lương cơ bản từ khoảng từ 8 -10 triệu/ tháng tùy theo năng lực.
- Đối với những công việc chuyên về phân tích nghiệp vụ, hệ thống ứng dụng, chuyên viên IT, chuyên viên thiết kế hệ thống, chuyên viên triển khai phần mềm,… mức lương thường dao động từ khoảng 15 – 25 triệu/ tháng.
- Với những người có kinh nghiệm lâu năm, đảm nhiệm chức vụ như chuyên viên cao cấp, chuyên viên điều phối hệ thống,… mức lương cao, thường dao động từ khoảng 20 – 33 triệu/ tháng, có thể cao hơn tùy theo năng lực.
Theo khảo sát, mức lương trung bình của một người làm trong ngành MIS tại Việt Nam dao động từ 10 triệu đến 30 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, đây chỉ là con số tham khảo, mức lương thực tế có thể cao hơn hoặc thấp hơn tùy thuộc vào các yếu tố đã nêu trên.
Mức lương ngành Hệ thống Thông tin Quản lý
Mức lương của một người làm trong ngành Hệ thống Thông tin Quản lý (MIS) phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm:
- Kinh nghiệm: Những người có nhiều kinh nghiệm làm việc, đặc biệt là trong các dự án lớn, thường có mức lương cao hơn.
- Kỹ năng chuyên môn: Các kỹ năng như lập trình, phân tích dữ liệu, quản lý dự án, kiến thức về các hệ thống quản trị cơ sở dữ liệu, các phần mềm chuyên dụng... sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến mức lương.
- Công ty: Các công ty lớn, đa quốc gia, hoặc các công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ thường có mức lương cạnh tranh hơn.
- Vị trí công việc: Chuyên viên phân tích hệ thống, kỹ sư phần mềm, quản lý dự án, giám đốc công nghệ thông tin... mỗi vị trí sẽ có mức lương khác nhau.
- Vị trí địa lý: Các thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh thường có mức lương cao hơn so với các tỉnh thành khác.
- Ngành nghề: Lĩnh vực mà bạn làm việc cũng ảnh hưởng đến mức lương. Ví dụ, làm việc trong ngành tài chính, ngân hàng thường có mức lương cao hơn so với các ngành khác.
Theo khảo sát, mức lương trung bình của một người làm trong ngành MIS tại Việt Nam dao động từ 10 triệu đến 30 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, đây chỉ là con số tham khảo, mức lương thực tế có thể cao hơn hoặc thấp hơn tùy thuộc vào các yếu tố đã nêu trên.
Hệ thống thông tin quản lý có dễ xin việc không?
Trong vài năm gần đây, ngành hệ thống thông tin được biết đến nhiều hơn nhờ tầm quan trọng cũng như tính ứng dụng cao trong thực tiễn. Trước đây, ngành này thường được gộp chung trong ngành công nghệ thông tin. Tuy nhiên, nhận ra nhu cầu trên thị trường tuyển dụng, một số trường hiện đã tách thành chuyên ngành riêng biệt. Và được gọi là ngành hệ thống thông tin, giảng dạy về cách máy tính, công nghệ và con người tác động đến thông tin, nhằm tối ưu hóa sử dụng thông tin trong kinh doanh.
Ở Việt Nam, nhiều doanh nghiệp/ công ty, tổ chức tuyển dụng các bạn có bằng tốt nghiệp ngành hệ thống thông tin: quản lý hệ thống, dữ liệu, phân tích dữ liệu,… và các công việc khác trong lĩnh vực công nghệ thông tin nói chung.
Theo học ngành hệ thống thông tin mở ra cho các bạn sinh viên sau khi ra trường cơ hội làm với nhiều vị trí khác nhau, từ nhân viên cho tới quản lý cao cấp tại những tổ chức, công ty thuộc nhiều lĩnh vực. Đồng thời, bạn còn có nhiều cơ hội khi tìm việc làm ngành hệ thống thông tin bởi ngành này cung cấp cho học viên nhiều kỹ năng về lập trình, phân tích web, social media,…
Tóm lại, hệ thống thông tin quản lý là một ngành học đầy tiềm năng với vô vàn cơ hội việc làm hấp dẫn. Các chuyên gia MIS đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp. Với sự phát triển không ngừng của công nghệ, nhu cầu về nhân lực ngành MIS sẽ còn tăng cao trong tương lai.
Tin tức mới nhất
Nhập học liền tay