Địa lý các ngành kinh tế lớp 12 là gì? Sơ đồ và trắc nghiệm
Địa lý các ngành kinh tế lớp 12 là một phần quan trọng trong chương trình Địa lý THPT, tập trung vào việc nghiên cứu, phân tích các đặc điểm tự nhiên của Việt Nam. Để đạt điểm cao chuyên đề này đòi hỏi các bạn học sinh nắm chắc lý thuyết và các dạng câu hỏi địa lý các ngành kinh tế. Trong bài viết dưới đây, BTEC FPT đã tổng hợp những kiến thức, mẹo làm bài địa lý các ngành kinh tế cho các bạn học sinh tham khảo.
Địa lý các ngành kinh tế lớp 12 là gì
Địa lý các ngành kinh tế lớp 12 tập chung vào các vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế, một số vấn đề phát triển và phân bố nông nghiệp, một số vấn đề phát triển và phân bố công nghiệp và các ngành dịch vụ. Ngoài ra, Địa lý các ngành kinh tế lớp 12 còn giúp học sinh hiểu được vai trò và tầm quan trọng của việc phát triển các ngành kinh tế đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Chuyên đề Địa lý các ngành kinh tế lớp 12
1. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của nước ta
- Hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế: tăng tỉ trọng khu vực II, giảm tỷ trọng khu vực I, khu vực III có tỉ trọng khá cao nhưng chưa ổn định.
- Xu hướng chuyển dịch là tích cực, đúng hướng, phù hợp với yêu cầu chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HDH tuy nhiên tốc độ chuyển dịch còn chậm.
- Trong nội bộ từng ngành, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế cũng thể hiện khá rõ.
- Đối với khu vực I: Giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành thuỷ sản. Trong nông nghiệp thì tỷ trọng của ngành trồng trọt giảm tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi.
- Đối với khu vực II: Ngành CN chế biến tăng tỷ trọng, trong khi đó CN khai thác có tỷ trọng giảm.
- Đối với khu vực III: Nhiều loại hình dịch vụ mới ra đời như viễn thông, tư vấn đầu tư, chuyển giao công nghệ…
2. Xu hướng cơ cấu thành phần kinh tế và cơ cấu lãnh thổ
a. Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế:
- Chuyển biến tích cực, phù hợp với đường lối phát triển kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ đổi mới.
- Thành phần kinh tế Nhà nước tuy có giảm về tỷ trọng nhưng vẫn giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế.
- Tỷ trọng của kinh tế ngoài Nhà nước và đặc biệt là kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ngày càng tăng.
- Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ngày càng có vai trò quan trọng trong nền kinh tế Quốc dân.
b. Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ kinh tế:
- Ba vùng kinh tế trọng điểm: Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
- Trong nông nghiệp: đã hình thành các vùng chuyên canh, vùng nông nghiệp sản xuất hàng hoá như ĐNB, Tây nguyên, trồng và chế biến cây công nghiệp; ĐBSCL và ĐBSH chuyên môn hoá sản xuất lương thực, thực phẩm.
- Trong công nghiệp, nhiều Trung tâm công nghiệp được hình thành và phát triển, hàng trăm khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất, khu công nghiệp cao ra đời đã đem lại sức sống cho công nghiệp và cho cả nền kinh tế nước ta.
Mẹo làm bài Địa lý các ngành kinh tế lớp 12
- Để đạt điểm cao trong môn Địa lý, việc thuộc lòng lý thuyết địa lý các ngành kinh tế là vô cùng cần thiết. Một trong những phương pháp hiệu quả giúp bạn ghi nhớ kiến thức nhanh chóng và hiệu quả là hệ thống lại kiến thức bằng sơ đồ tư duy, sơ đồ cây hoặc bảng hệ thống.
- Atlat đóng vai trò quan trọng đối với môn học này. Thông thường, bạn được phép mang atlat vào phòng thi và tận dụng nó để làm bài thi một cách hiệu quả. Atlat sẽ giúp bạn nhớ kiến thức và giảm bớt áp lực trong quá trình làm bài.
- Một trong những câu hỏi dễ dàng kiếm điểm mà bạn có thể tận dụng là các câu hỏi phân tích bảng biểu, biểu đồ. Đây là loại câu hỏi yêu cầu bạn phải tư duy và phân tích. Việc luyện tập thường xuyên sẽ giúp bạn tự tin và đạt được điểm số cao.
Trắc nghiệm Địa lý các ngành kinh tế lớp 12
Câu 1. Cơ cấu kinh tế của nước ta hiện nay đang chuyển dịch theo hướng
a. Giảm tỉ trọng khu vực III, tăng tỉ trọng khu vực II và khu vực I.
b. Tăng tỉ trọng cả khu vực I, khu vực II và khu vực III.
c. Giảm tỉ trọng khu vực I, tăng tỉ trọng khu vực II và tỉ trọng khu vực III chưa ổn định
d. Giảm tỉ trọng khu vực II, tăng tỉ trọng khu vực I và khu vực III.
Câu 2. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, hãy cho biết địa danh nào sau đây là di sản văn hóa thế giới?
a. Phong Nha - Kẻ Bàng.
b. Vịnh Hạ Long.
c. Phố cổ Hội An.
d. Cát Tiên.
Câu 3. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, hãy cho biết nhà máy nhiệt điện nào sau đây
không thuộc vùng Đông Nam Bộ?
a. Phú Mỹ
b. Cà Mau
c. Bà Rịa
d. Thủ Đức
Câu 4. Nhân tố chính quyết định đến đặc điểm nhiệt đới của nên nông nghiệp nước ta là
a. khí hậu nhiệt đới ẩm.
b. địa hình đa dạng.
c. đất Feralit .
d. nguồn nước phong phú.
Câu 5. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, hãy cho biết cửa khẩu nào sau đây là cửa ngõ giao thương giữa Việt Nam - Campuchia?
a. Cầu Treo.
b. Tịnh Biên.
c. Lao Bảo.
d. Tây Trang.
Câu 6. Việt Nam và Hoa Kỳ bình thường hóa quan hệ vào năm:
a. 1993
b. 1994
c. 1995
d. 1996
Câu 7. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, cho biết các trung tâm công nghiệp nào sau đây có quy mô dưới 9 nghìn tỉ đồng?
a. Quy Nhơn, Huế, Nha Trang.
b. Thái Nguyên, Cẩm Phả, Việt Trì.
c. Thanh Hóa, Vinh, Đà Nẵng.
d. Cà Mau, Sóc Trăng, Long Xuyên
Câu 8. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, các trung tâm kinh tế có quy mô GDP trên 100 nghìn tỉ đồng năm 2007 là
a. TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng
b. Hà Nội, TP Hồ Chí Minh
c. Hà Nội, Hải Phòng
d. Hà Nội, Đà Nẵng
Hy vọng với những kiến thức và kinh nghiệm mà chúng mình đã chia sẻ trên đây sẽ giúp các bạn học sinh có quá trình học tập và ôn thi hiệu quả. BTEC FPT chúc bạn thành công trên con đường học tập!
Tin tức mới nhất
Nhập học liền tay