Đi làm thêm khi đã vào đại học, cao đẳng: Nên hay không nên?
Người trẻ luôn có rất nhiều băn khoăn khi đứng trước những bước đường tương lai mới. Nhất là khi bước sang tuổi 18 bắt đầu chặng đường mang tên “đại học, cao đẳng”, liệu rằng có nên hay không khi quyết định đi làm thêm trong giai đoạn này?
Vào đại học, cao đẳng có nên đi làm thêm hay không?
Đi làm thêm giúp trải nghiệm cuộc sống thực tế nhanh nhất
Người trẻ sẽ có nhiều ngỡ ngàng khi bắt đầu cuộc sống ngoài thực tế, và khi đi làm thêm các bạn sẽ có cái nhìn đa chiều đa sắc màu hơn về cuộc sống xung quanh. Những khác biệt so với việc bạn chỉ đi học và ở nhà được sự bảo bọc của gia đình, chính là thực tế bên ngoài; đó có thể là những mặt trái đáng sợ của xã hội.
Bạn trẻ sẽ có cơ hội tiếp xúc với nhiều loại người, nhiều loại công việc khác nhau. Những trải nghiệm này sẽ giúp bạn tích lũy vô số kỹ năng mềm cần thiết và tâm lý cũng trở nên vững vàng hơn.
Mở rộng các mối quan hệ nhờ đi làm thêm
Đi làm thêm, các mối quan hệ của bạn không còn gói gọn trong phạm vi nhà trường, gia đình. Bạn sẽ gặp nhiều loại người đến từ các thành phần khác nhau. Bạn có thêm các mối quan hệ mang tính thứ bậc như: sếp lớn, quản lý, đồng nghiệp, khách hàng… Tùy từng môi trường làm thêm mà bạn tiếp xúc với những người như thế nào. Trong đó sẽ có người giúp đỡ hỗ trợ bạn, hoặc có người lợi dụng bạn, chèn ép thậm chí gây hại cho bạn. Từ đó, bạn sẽ học được cách nhìn người, phân biệt tốt xấu và cách bảo vệ sự an toàn cho bản thân.
Thay vì chỉ chăm chăm vào sách vở, đi làm thêm sẽ khiến cho cuộc sống của bạn phong phú hơn, giúp bạn trở nên năng động hơn. Giao tiếp với nhiều người, nhìn thấy nhiều điều mới mẻ, trực tiếp trải nghiệm cuộc sống với góc nhìn đa chiều sẽ giúp bạn hiểu biết và tự tin hơn.
Đi làm thêm giúp trải nghiệm cuộc sống thực tế tốt hơn.
Có nhiều cơ hội vận dụng lý thuyết vào thực tế
Nếu công việc làm thêm liên quan đến chuyên ngành bạn đang học thì không còn gì tuyệt vời bằng. Đây là cơ hội cực lớn mà bạn có thể vận dụng lý thuyết vào thực tế, “nhào nặn” và “biến” mọi thứ thành kỹ năng và kinh nghiệm thực tiễn.
Việc đi làm thêm tất nhiên sẽ không tránh khỏi những khó khăn, tuy nhiên học được cách giải quyết cũng giúp bạn có thêm các kỹ năng cần thiết sau này. Phần đông sinh viên BTEC FPT đã đi làm thêm ngay khi vào học tại đây. Quá trình học tập và làm việc song hành, đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện bản thân.
Có nhiều kinh nghiệm, CV ứng tuyển đẹp hơn
Kinh nghiệm là điều tất nhiên bạn sẽ có được đi làm thêm. Quá trình này sẽ mang đến cho bạn vô số kinh nghiệm từ cách giao tiếp ứng xử thông thường, cho đến kiến thức chuyên sâu, chi tiết các vụ việc cụ thể…
Có kinh nghiệm sẽ là lợi thế của bạn trước nhà tuyển dụng. Trong CV của bạn ở mục kinh nghiệm, thay vì chỉ vài dòng sơ lược không rõ ràng thì bạn có thể liệt kê vô số ưu điểm của mình. Một CV thể hiện rõ năng lực được ví như “chiếc vé vàng” giúp bạn giữ lấy 50% cơ hội trúng tuyển trong mắt nhà tuyển dụng.
Tích lũy kinh nghiệm thực tiễn nhờ sắp xếp thời gian đi làm thêm phù hợp.
Tuy nhiên, đi làm thêm là một hoạt động rất nhỏ trong suốt quá trình bạn theo học đại học, cao đẳng. Đây là một bước đệm nhỏ nhưng có nhiều lợi ích to lớn cho tương lai bạn. Sắp xếp thời gian hợp lý, cân đối việc học và làm đạt hiệu quả; rèn luyện tư duy khoa học, đảm bảo sức khỏe...Chính vì thế, hãy cân nhắc cho tương lai bạn nhiều điều tốt nhất; ngay khi có thể thì hãy trải nghiệm cuộc sống với việc đi làm thêm, bạn nhé.
Tin tức mới nhất
Nhập học liền tay