30 Đề đọc hiểu ngữ văn 12 mới nhất 2024
Đọc hiểu là một phần thi quan trọng trong các bài thi môn ngữ văn trong đó có cả bài thi THPTQG. Nhằm giúp các bạn có thể đạt số điểm tuyệt đối trong phần thi này, chúng tôi đã tổng hợp 30 đề đọc hiểu ngữ văn 12 mới nhất. Ngay bây giờ, hãy cùng tôi theo dõi bài viết dưới đây nhé.
Cấu trúc đề đọc hiểu ngữ văn 12 năm 2024
Phần thi đọc hiểu là phần thi bắt buộc trong đề thi THPTQG môn Ngữ Văn, chiếm 3/10 điểm toàn bài.
Cấu trúc bài gồm có 2 phần:
Phần 1 |
Đưa ra một đoạn văn bản (văn bản văn học hoặc văn bản nhật dụng, văn xuôi hoặc thơ hoặc cũng có thể là một văn bản hoàn chỉnh hoặc một đoạn trích...) |
Phần 2 |
Đưa ra các câu hỏi theo các mức độ nhận thức từ thấp đến cao: từ nhận biết -> thông hiểu -> vận dụng thấp -> vận dụng cao.
|
Đề đọc hiểu ngữ văn 12 năm 2024
Đề đọc hiểu ngữ văn 12 - Đề 01
Đề đọc hiểu ngữ văn 12 - Đề 02
Đề đọc hiểu ngữ văn 12 - Đề 03
Đề đọc hiểu ngữ văn 12 - Đề 04
Đề đọc hiểu ngữ văn 12 - Đề 05
Đề đọc hiểu ngữ văn 12 - Đề 06
Đề đọc hiểu ngữ văn 12 - Đề 07
Đề đọc hiểu ngữ văn 12 - Đề 08
Đề đọc hiểu ngữ văn 12 - Đề 09
Đề đọc hiểu ngữ văn 12 - Đề 10
Đề đọc hiểu ngữ văn 12 - Đề 11
Đề đọc hiểu ngữ văn 12 - Đề 12
Đề đọc hiểu ngữ văn 12 - Đề 13
Đề đọc hiểu ngữ văn 12 - Đề 14
Đề đọc hiểu ngữ văn 12 - Đề 15
Đề đọc hiểu ngữ văn 12 - Đề 16
Đề đọc hiểu ngữ văn 12 - Đề 17
Đề đọc hiểu ngữ văn 12 - Đề 18
Đề đọc hiểu ngữ văn 12 - Đề 19
Đề đọc hiểu ngữ văn 12 - Đề 20
Đề đọc hiểu ngữ văn 12 - Đề 21
Đề đọc hiểu ngữ văn 12 - Đề 22
Đề đọc hiểu ngữ văn 12 - Đề 23
Đề đọc hiểu ngữ văn 12 - Đề 24
Đề đọc hiểu ngữ văn 12 - Đề 25
Đề đọc hiểu ngữ văn 12 - Đề 26
Đề đọc hiểu ngữ văn 12 - Đề 27
Đề đọc hiểu ngữ văn 12 - Đề 28
Đề đọc hiểu ngữ văn 12 - Đề 29
Đề đọc hiểu ngữ văn 12 - Đề 30
Nội dung cần ôn tập cho đọc hiểu ngữ văn 12 năm 2024
- Nhận diện phong cách ngôn ngữ
STT | Phong cách ngôn ngữ | Đặc điểm nhận diện |
1 | Phong cách ngôn ngữ khoa học | Dùng trong các văn bản thuộc lĩnh vực nghiên cứu và học tập |
2 | Phong cách ngôn Báo chí | Kiểu diễn đạt này dùng trong các văn bản thuộc lĩnh vực về truyền thông của xã hội về các vấn đề thời sự. |
3 | Phong cách ngôn Chính luận | Được dùng trong lĩnh vực chính trị - xã hội, người giao tiếp thường bày tỏ chính kiến, bộc lộ công khai quan điểm tư tưởng, tình cảm của mình với những vấn đề thời sự nóng hổi của xã hội. |
4 | Phong cách ngôn Nghệ thuật | Dùng chủ yếu trong các tác phẩm văn chương. |
5 | Phong cách ngôn Hành chính | Thường dùng trong các văn bản thuộc lĩnh vực giao tiếp điều hành và quản lí xã hội. |
6 | Phong cách ngôn Sinh hoạt | Sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp hàng ngày, mang tính tự nhiên, thoải mái và sinh động,… trao đổi thông tin, tư tưởng, tình cảm trong giao tiếp với tư cách cá nhân |
- Các phương thức biểu đạt
Phương thức | Khái niệm | Dấu hiệu nhận biết |
Tự sự |
Dùng để kể lại 1 chuỗi các sự kiện ngoài ra còn dùng để khắc hoạ nhân vật hoặc quá trình nhận thức của con người. |
- Có sự kiện hoặc có cốt truyện - Có diễn biến câu chuyện - Có nhân vật - Có các câu trần thuật đối thoại |
Miêu tả | Dùng để miêu tả các đặc điểm, tính chất, nội tâm của người, sự vật hiện tượng. | - Có các câu văn miêu tả
- Có tính từ được sử dụng là chủ yếu |
Thuyết minh | Trình bày các thông tin về tích chất của sự vật hiện tượng. | Các câu văn miêu tả đặc điểm, tính chất của đối tượng
- Cũng có thể là những số liệu chứng minh |
Biểu cảm | Dùng các ngôn ngữ bộc lộ cảm xúc và thái độ về thế giới xung quanh | - Câu thơ, văn bộc lộ cảm xúc của người viết
- Có các từ ngữ thể hiện cảm xúc: ôi ơi,.... |
Nghị luận | Dùng để bàn bạc phải trái, đúng sai nhằm bộc lộ rõ chủ kiến, thái độ của người nói, người viết để thuyết phục người khác đồng tình với ý kiến của mình. | Có vấn đề nghị luận và quan điểm của người viết:
- Từ ngữ thường mang tính khái quát cao - Sử dụng các thao tác như: lập luận, giải thích, chứng minh. |
Hành chính - Công vụ | Là phương thức giao tiếp giữa Nhà nước với nhân dân, giữa nhân dân với cơ quan Nhà nước, giữa cơ quan với cơ quan, giữa nước này và nước khác trên cơ sở pháp lí. | Hợp đồng, hóa đơn,...
- Đơn từ, chứng chỉ,... |
- Các thao tác lập luận
STT | Thao tác lập luận | Khái niệm |
1 | Giải thích | Giảng giải sự vật, hiện tượng, khái niệm giúp người đọc, người nghe hiểu đúng ý của mình muốn nói. |
2 | Phân tích | Chia nhỏ đối tượng thành nhiều yếu tố bộ phận để đi sâu xem xét một cách toàn diện về nội dung, hình thức của đối tượng. |
3 | Chứng minh | Đưa ra những cứ liệu – dẫn chứng xác đáng để làm sáng tỏ một lí lẽ một ý kiến để thuyết phục người đọc người nghe tin tưởng vào vấn đề đó. |
4 | So sánh | so sánh đối chiếu hai hay nhiều sự vậy nhắm để hiểu rõ ý nghĩa giá trị của đối tượng được bàn luận |
5 | Bình luận | Đánh giá các hiện tượng là vấn đề tốt/xấu, đúng/sai.. |
6 | Bác bỏ | Trao đổi và tranh luận từ đó bác bỏ những ý kiến sai lệch |
- Các biện pháp tu từ
STT | Khái niệm |
So sánh | Đối chiếu 2 hay nhiều sự vật, sự việc mà chúng có những nét tương đồng với nhau để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho lời văn. |
nhân hóa | Sử dụng những từ ngữ chỉ hoạt động, suy nghĩ, tính cách, tên gọi ... vốn chỉ dành cho con người để miêu tả đồ vật, sự vật, con vật, cây cối khiến cho chúng trở nên sinh động, gần gũi và trở nên có hồn hơn |
ẩn dụ | Gọi tên các sự vật, hiện tượng này bằng tên các sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. |
hoán dụ | Gọi tên các sự vật, hiện tượng, này bằng tên của một sự vật, hiện tượng khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. |
nói quá | Phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm. |
Nói giảm nói tránh | Dùng cách diễn đạt tế nhị uyển chuyển tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề, tránh thô tục, thiếu lịch sự |
Liệt kê | Sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả đầy đủ, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay tư tưởng, tình cảm. |
Điệp ngữ | Lặp lại từ ngữ (hoặc cả câu) để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh |
Tương phản | Sử dụng từ ngữ đối lập, trái ngược nhau để tăng hiệu quả diễn đạt. |
Chơi chữ | Lợi dụng những đặc sắc về âm, về nghĩa của từ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước…l |
- Các phép liên kết
STT | Các phép liên kết | Đặc điểm nhận dạng |
1 | Phép lặp | Lặp lại ở câu đứng sau những từ ngữ có ở trước |
2 | Phép thế | Đứng sau thay thế các từ ngữ đã có ở phía trước |
3 | Phép nối | Nối giữa câu trước và câu sau có sự kết nối |
4 | Phép liên tưởng | Sử dụng các từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa liên tưởng với từ ngữ có sẵn ở phía trước |
- Phân biệt các thể thơ
STT | Thể thơ | Đặc điểm nhận biết |
1 | Thơ 5 chữ | Mỗi câu thơ đều có 5 chữ |
2 | Song thất lục bát | - Mỗi đoạn có bốn câu
- 2 câu đầu mỗi câu 7 chữ; câu thứ ba 6 chữ, câu thứ 4 tám chữ. |
3 | Lục bát | - Một câu sáu chữ rồi đến một câu tám chữ cứ thế nối liền nhau
- Thường bắt đầu bằng câu 6 chữ và kết thúc bằng câu 8 chữ |
4 | Thất ngôn bát cú đường luật | - Câu 1 và 2 là phá đề và thừa đề.
- Câu 3 và 4 là Thực hay Trạng, dùng để giải thích hoặc đưa thêm chi tiết bổ nghĩa đề bài cho rõ ràng - Câu 5 và 6 là Luận, dùng để bàn luận cho rộng nghĩa hay cũng có thể dùng như câu 3 và 4 - Câu 7 và 8 là Kết, kết luận ý của bài thơ |
5 | Thơ 4 chữ, 6 chữ, 7 chữ, thơ 8 chữ | Dựa vào số chữ trong 1 dòng thơ |
6 | Thơ tự do | Số câu chữ trong 1 dòng,.. không theo quy luật |
Tin tức mới nhất
Nhập học liền tay