Công nghệ kỹ thuật điện điện tử là gì? học gì, sau ra làm gì?
Bạn đang băn khoăn không biết ngành công nghệ kỹ thuật điện điện tử học những gì và ra trường làm gì? Với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ, ngành này đang mở ra vô vàn cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn. Hãy cùng BTEC FPT tìm hiểu những thông tin hữu ích về tương lai nghề nghiệp của một kỹ sư điện điện tử.
Công nghệ kỹ thuật điện điện tử là gì?
Điện có vai trò rất quan trọng và cần thiết đối với mọi hoạt động của đời sống hiện đại ngày nay. Hay nói một cách dễ hình tượng hơn, không có điện thì không thể sản xuất, không thể sinh hoạt, buôn bán được.
Công nghệ kỹ thuật điện điện tử là ngành học nghiên cứu, thiết kế, phát triển và ứng dụng các hệ thống, thiết bị điện tử. Ngành học này tập trung vào việc sử dụng các nguyên lý vật lý, toán học để tạo ra các sản phẩm điện tử phục vụ cho cuộc sống hàng ngày.
Kỹ thuật điện hay còn gọi Kỹ thuật điện, điện tử là ngành học nghiên cứu và áp dụng các vấn đề liên quan đến điện, điện tử và điện từ với nhiều chuyên ngành nhỏ như năng lượng, điện tử học, hệ thống điều khiển, xử lý tín hiệu, viễn thông.
Công nghệ kỹ thuật điện điện tử thi khối nào?
Ngành Công nghệ Kỹ thuật điện, điện tử xét tuyển các tổ hợp môn sau:
Khối A00 (Toán, Vật Lý, Hóa Học)
Khối A01 (Toán, Vật Lý, Tiếng Anh)
Khối A02 (Toán, Vật Lý, Sinh Học)
Khối B00 (Toán, Hóa Học, Sinh Học)
Khối C01 (Ngữ Văn, Toán, Vật Lý)
Khối D01 (Ngữ Văn, Toán, Tiếng Anh)
Khối D07 (Toán, Hóa Học, Tiếng Anh)
Khối D90 (Toán, Khoa Học Tự Nhiên, Tiếng Anh)
Như bạn học sinh đã thấy, ngành công nghệ kỹ thuật điện, điện tử có rất nhiều tổ hợp môn xét tuyển, điều này cho thấy sự linh hoạt và mở rộng của ngành học này. Tuy nhiên, để chọn được tổ hợp môn phù hợp nhất, bạn cần hiểu rõ ý nghĩa của từng tổ hợp và khả năng của bản thân.
Nên chọn tổ hợp môn nào?
Việc lựa chọn tổ hợp môn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm:
- Sở thích: Bạn thích môn học nào nhất? Bạn có hứng thú với môn Vật Lý, Hóa học hay Tiếng Anh?
- Khả năng: Bạn học tốt môn nào nhất? Môn nào bạn cảm thấy tự tin nhất?
- Mục tiêu nghề nghiệp: Bạn muốn làm việc trong lĩnh vực nào của ngành Điện, Điện tử?
- Yêu cầu của trường: Mỗi trường đại học có thể có yêu cầu khác nhau về tổ hợp môn xét tuyển.
Lưu ý:
- Thông tin tuyển sinh có thể thay đổi hàng năm: Bạn cần thường xuyên cập nhật thông tin tuyển sinh của các trường để có thông tin chính xác nhất.
- Tham khảo ý kiến thầy cô, người đi trước: Hãy hỏi ý kiến thầy cô, các anh chị đi trước để có thêm nhiều thông tin hữu ích.
- Quan trọng nhất là sự đam mê: Nếu bạn thực sự đam mê ngành Điện, Điện tử, bạn sẽ vượt qua mọi khó khăn và đạt được thành công.
Công nghệ kỹ thuật điện điện tử sau ra làm gì?
Đây là một câu hỏi được rất nhiều bạn đang quan tâm về ngành học này đặt ra, trong đó có cả các bạn đang theo học ngành này muốn tìm hiểu để định hướng công việc cho bản thân.
Như BTEC FPT vừa chia sẻ, sinh viên tốt nghiệp ngành kỹ thuật điện có nhiều cơ hội việc làm ở nhiều vị trí khác nhau. Dưới đây là các nghề nghiệp phổ biến được nhiều bạn lựa chọn.
Kỹ sư điện
Sinh viên kỹ thuật điện sau khi tốt nghiệp có thể đảm nhận nhiều vị trí công việc như:
- Kỹ sư điện, kỹ thuật viên vận hành và bảo trì, kỹ sư hệ thống điện, kỹ sư điện tử
- Kỹ sư nghiên cứu, thiết kế và vận hành thiết bị điện và hệ thống điện tại các tập đoàn có vốn đầu tư nước ngoài.
- Kỹ sư thiết kế điện, thiết bị điện, lắp đặt máy, xây lắp điện, v.v, tại các doanh nghiệp tư nhân, nhà nước.
Chuyên viên tư vấn liên quan đến lĩnh vực điện
Nhờ những kiến thức đã được học tại trường lớp, sinh viên ngành này sau khi ra trường có thể trở thành chuyên viên tư vấn trong lĩnh vực điện tại các nhà máy nhiệt điện, thủy điện, điện gió, các doanh nghiệp vốn tư nhân, doanh nghiệp nhà nước, v.v.
Giảng dạy các chuyên ngành kỹ thuật điện
- Nếu bạn là một người đam mê, yêu thích chuyên ngành kỹ thuật điện và mong muốn truyền đạt những kiến thức thú vị của ngành học này tới mọi người.
- Với nền tảng kiến thức vững chắc, kinh nghiệm dày dặn trong lĩnh vực điện bạn hoàn toàn có thể theo đuổi con đường trở thành giảng viên tại các cơ sở đào tạo.
Mức lương của ngành công nghệ kỹ thuật điện điện tử
Thông thường, mức lương ngành kỹ thuật điện sẽ phục thuộc vào đặc thù công việc, đơn vị công tác. Mức thu nhập trung bình cho ứng viên chưa có kinh nghiệm là 7 – 9 triệu đồng/tháng, nhân sự đã có từ 1 – 2 năm kinh nghiệm có mức lương trung bình từ 12 – 15 triệu đồng/tháng.
Các ứng viên tiềm năng, năng lực xuất sắc có thể nhận được một mức lương hấp dẫn, hoặc được xét duyệt nâng lương trong quá trình làm việc.
Kỹ thuật điện là ngành học có thể nói không phải ai cũng có thể theo học, bởi ngành học này đòi hỏi những yêu cầu nhất định từ người học. Cùng Glints tìm hiểu xem đó là những yêu cầu gì nhé.
Trên đây là những chia sẻ về ngành Kỹ thuật điện mà BTEC FPT muốn gửi tới bạn. Hy vọng bài viết giúp bạn có thêm nhiều thông tin giá trị về ngành học này, cũng như giúp bạn trả lời câu hỏi “Công nghệ kỹ thuật điện điện tử là gì? học gì, sau ra làm gì?”
Tin tức mới nhất
Nhập học liền tay