Ôn tập chuyên đề vật lý 12 chi tiết
Bạn đang lo lắng về kỳ thi THPT Quốc gia và đặc biệt là môn vật lý 12 bởi vì nó rất khó và nhiều những công thức. Đừng quá lo lắng! Ở bài viết này BTEC FPT sẽ đồng hành cùng bạn để giúp bạn có thể ôn tập chuyên đề vật lý 12 chi tiết và hiệu quả nhất. Từ những khái niệm cơ bản đến nâng cao, tất cả sẽ được giải đáp chi tiết.
Chuyên đề dao động cơ
Các khái niệm cơ bản về dao động
1) Dao động cơ học
Dao động cơ học là sự chuyển động của một vật quanh một vị trí xác định gọi là vị trí cân bằng.
2) Dao động tuần hoàn
Dao động tuần hoàn là dao động mà trạng thái của vật được lặp lại như cũ, theo hướng cũ sau những khoảng thời gian bằng nhau xác định (được gọi là chu kì dao động).
3) Dao động điều hòa
Dao động điều hòa là dao động mà li độ của vật được biểu thị bằng hàm cosin hay sin theo thời gian.
Phương trình dao động điều hòa
1) Phương trình li độ dao động
Phương trình li độ dao động có dạng x = Acos(ωt + φ).
Các đại lượng đặc trưng cho dao động điều hòa :
+ x: li độ dao động hay độ lệch khỏi vị trí cân bằng. Đơn vị tính: cm, m.
+ A : Biên độ dao động hay li độ cực đại. Đơn vị tính: cm, m..
+ ω : tần số góc của dao động, đại lượng trung gian cho phép xác định chu kỳ và tần số dao động. Đơn vị tính: rad/s.
+ φ: pha ban đầu của dao động (t = 0), giúp xác định trạng thái dao động của vật ở thời điểm ban đầu. Đơn vị tính rad
+ (ωt + φ): pha dao động tại thời điểm t, giúp xác định trạng thái dao động của vật ở thời điểm bất kỳ t. Đơn vị tính rad
Chú ý: Biên độ dao động A luôn là hằng số dương.
Một số đề ôn luyện chuyên đề giao động cơ
Chuyên đề sóng cơ và sóng âm
Sóng cơ và sự truyền sóng cơ
1.Sóng cơ - Định nghĩa - phân loại
+ Sóng cơ là những dao động cơ lan truyền trong môi trường.
+ Khi sóng cơ truyền đi chỉ có pha dao động của các phần tử vật chất lan truyền còn các phần tử vật chất thì dao động xung quanh vị trí cân bằng cố định.
+ Sóng ngang là sóng trong đó các phần tử của môi trường dao động theo phương vuông góc với phương truyền sóng. Ví dụ: sóng trên mặt nước, sóng trên sợi dây cao su.
+ Sóng dọc là sóng trong đó các phần tử của môi trường dao động theo phương trùng với phương truyền sóng.
Ví dụ: sóng âm, sóng trên một lò xo.
2.Các đặc trưng của một sóng hình sin
+ Biên độ của sóng A: là biên độ dao động của một phần tử của môi trường có sóng truyền qua.
+ Chu kỳ sóng T: là chu kỳ dao động của một phần tử của môi trường sóng truyền qua.
+ Tần số f: là đại lượng nghịch đảo của chu kỳ sóng:
+ Tốc độ truyền sóng v: là tốc độ lan truyền dao động trong môi trường.
+ Bước sóng l: là quãng đường mà sóng truyền được trong một chu kỳ.
+ Bước sóng l cũng là khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất trên phương truyền sóng dao động cùng pha.
+ Khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất trên phương truyền sóng mà dao động ngược pha là .
+ Khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất trên phương truyền sóng mà dao động vuông pha là .
+ Khoảng cách giữa hai điểm bất kỳ trên phương truyền sóng mà dao động cùng pha là: kl.
+ Khoảng cách giữa hai điểm bất kỳ trên phương truyền sóng mà dao động ngược pha là: (2k+1).
+ Lưu ý: Giữa n đỉnh (ngọn) sóng có (n - 1) bước sóng.
Sóng âm
+Sóng âm là những sóng cơ truyền trong môi trường khí, lỏng, rắn.Tần số của sóng âm là tần số âm.
+Âm nghe được có tần số từ 16Hz đến 20000Hz và gây ra cảm giác âm trong tai con người.
+Hạ âm: Những sóng cơ học tần số nhỏ hơn 16Hz gọi là sóng hạ âm, tai người không nghe được
+siêu âm: Những sóng cơ học tần số lớn hơn 20000Hz gọi là sóng siêu âm, tai người không nghe được.
- Các đặc tính vật lý của âm
a.Tần số âm: Tần số của của sóng âm cũng là tần số âm .
+ Cường độ âm: Cường độ âm tại 1 điểm cách nguồn một đoạn R: I = P / (4πR2)
Với W (J), P (W) là năng lượng, công suất phát âm của nguồn.S (m2) là diện tích mặt vuông góc với phương truyền âm (với sóng cầu thì S là diện tích mặt cầu S=4πR2)
+ Mức cường độ âm: I = W/tS = P/S Cường độ âm tại 1 điểm cách nguồn một đoạn R: I = P / (4πR2)
Với W (J), P (W) là năng lượng, công suất phát âm của nguồn.S (m2) là diện tích mặt vuông góc với phương truyền âm (với sóng cầu thì S là diện tích mặt cầu S=4πR2)
L(B) = lg(I/I0 ) -> I/I0 = 10L hoặc L(DB) = 10lg(I/I0 )
=> L2 - L1= lg(I2 / I0) - lg(I1 / I0) = lg(I2 / I1) <=> I2 / I1 = 10 L2-L1
Với I0 = 10-12 W/m2 gọi là cường độ âm chuẩn ở f = 1000Hz
Đơn vị của mức cường độ âm là Ben (B), thường dùng đềxiben (dB): 1B = 10dB.
- Âm cơ bản và hoạ âm : Sóng âm do một nhạc cụ phát ra là tổng hợp của nhiều sóng âm phát ra cùng một lúc. Các sóng này có tần số là f, 2f, 3f, ….Âm có tần số f là hoạ âm cơ bản, các âm có tần số 2f, 3f, … là các hoạ âm thứ 2, thứ 3, …. Tập hợp các hoạ âm tạo thành phổ của nhạc âm nói trên
- Đồ thị dao động âm : của cùng một nhạc âm do các nhạc cụ khác nhau phát ra thì hoàn toàn khác nhau.
Chuyên đề dòng điện xoay chiều
DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU
Tạo ra dòng điện xoay chiều khi cho khung dây quay trong từ trường :
Từ thông qua khung dây:ϕ = NBS.cos(wt + ) = F0.cos(wt + ) (Wb)
Với: ϕ 0 = NBS là từ thông cực đại
N là số vòng dây; B là cảm ứng từ của từ trường; S là diện tích của vòng dây
w = 2pf là tốc độ quay của khung dây
φ0 là góc hợp bởi pháp tuyến khung dây và véc tơ cảm ứng từ thời điểm ban đầu
- Suất điện động
Khi từ thông qua khung dây thay đổi trong khung dây xuất hiện dòng điện cảm ứng, suất điện động cảm ứng giữa hai điểm đầu của khung dây là:
e = -ϕ ’ = wNBS.sin(wt+ ) = E0cos(wt+ - ) (V)
với E0 = wNBS là suất điện động cực đại.
Trường hợp khung dây khép kín có điện trở R thì
Dòng điện cảm ứng trong mạch là: = cos(wt+ - ) (A)
Có thể viết lại: i = I0 cos (wt + j) (A) (*)
+ w là tần số góc của dòng điện; j là pha của dòng điện.
Định nghĩa: Dòng điện xoay chiều là dòng điện có cường độ biến thiên tuần hoàn theo quy luật của hàm sin hoặc cosin. (Dạng biểu thức (*)).
Chuyên đề dao động và sóng điện từ
Dao động điện từ trong mạch LC
Sự biến thiên điện tích và dòng điện trong mạch dao động
- Mạch dao động là một mạch điện khép kín gồm một tụ điện có điện dung C và một cuộn dây có độ tự cảm L, có điện trở thuần không đáng kể nối với nhau.
- Điện tích trên tụ điện C trong mạch dao động biến thiên điều hòa theo phương trình q = q0cos(ωt + φ)
- Cường độ dòng điện trên cuộn dây L: i = q' = -ωq0sin(ωt + φ)= I0cos(ωt + φ + π/2)
Trong đó ω= 1 / √LC và I0 = ω q0
- Biến thiên của điện trường và từ trường ở trong mạch trên được gọi là dao động điện từ. Nếu không có tác động bên ngoài thì dao động điện từ này được gọi là dao động điện từ tự do.
- Chu kì và tần số riêng của mạch dao động: T = 2π√LC; f= 1 / ( 2π√LC)
Chuyên đề lượng tử ánh sáng
- Hiện tượng quang điện ngoài
- Hiện tượng quang điện ngoài: Khi chiếu một chùm tia sáng thích hợp vào bề mặt tấm kim loại thì nó làm cho các electron bứt ra khỏi bề mặt kim loại gọi là hiện tượng quang điện(hay còn gọi là hiện tượng quang điện ngoài) , electron thoát ra khỏi bề mặt kim loại gọi là electron quang điện
- Các định luật quang điện
- a) Định luật 1:(định luật về giới hạn quang điện)
Đối với mỗi kim loại, hiện tượng quang điện chỉ xảy ra khi ánh sáng kích thích chiếu vào kim loại đó phải có bước sóng nhỏ hơn hoặc bằng bước sóng λ0 . λ0 gọi là giới hạn quang điện của kim loại đó.
- Thuyết lượng tử ánh sáng
- Chùm ánh sáng là một chùm hạt, mỗi hạt gọi là phôtôn, lượng tử năng lượng). Năng lượng một lượng từ ánh sáng ( hạt phôtôn) ε=hf = hc / λ = mc2
- Trong đó: h = 6,625.10-34 Js là hằng số Plăng. c = 3.108m/s là vận tốc ánh sáng trong chân không.; f, l là tần số, bước sóng của ánh sáng (của bức xạ).; m là khối lượng của photon. e chỉ phụ thuộc vào tần số của ánh sáng, mà không phụ thuộc khoảng cách từ nó tới nguồn.
Tin tức mới nhất
Nhập học liền tay