9 lý do nên chọn XAMARIN để lập trình mobile app

Tháng Chín 20, 2017

9 lý do nên chọn XAMARIN để lập trình mobile app

Là 1 nền tảng lập trình mobile app cross-platform hiện đại, Xamarin có những đặc điểm riêng biệt, hiếm có so với các frameworks hiện tại trên thị trường khi mà khả năng native access và trải nghiệm người dùng native vẫn đang bị đặt nghi vấn.
Ngày nay, thế giới đang hướng về ứng dụng mobile nhiều hơn. Con người dễ dàng tiếp cận với các thiết bị điện toán dưới hình thức thiết bị di động. Hiệu suất cao, tính kết nối và tiềm năng dồi dào chính là những yếu tố khiến mobile trở thành xu hướng hiện nay.
Năm 2012, dữ liệu tải mobile app vào khoảng 65 triệu. Đến năm 2016, nó đã vượt mốc 225 triệu. Nhu cầu dành cho mobile apps đã đẩy mạnh nền công nghiệp lập trình mobile app nhằm tìm kiếm cách thức mới truyền tải được những ứng dụng mobile xuất sắc đến người dùng 1 cách nhanh chóng mà không nhân nhượng, thỏa hiệp về chất lượng.
Đây chính là lý do cho sự ra đời của các frameworks lập trình app cross-platform. Hành trình này bắt đầu với Titanium, sau đó tới PhoneGap, và hiện nay có rất nhiều frameworks dựa trên công nghệ web phục vụ nhiều mục đích khác nhau.
Thật không may là các công nghệ web đều có những giới hạn lớn với ngôn ngữ Objetive-C và Java của Android. Dĩ nhiên, các công nghệ của Microsoft và ngôn ngữ C# sẽ đáp ứng được những kì vọng của chúng ta.
Vì thế, framework cross platform Xamarin đã xuất hiện nhằm hỗ trợ cho các fan hâm mộ công nghệ của Microsoft – hiện đang là 1 cộng đồng lớn rải rác khắp toàn cầu. Tuy nhiên, vẫn còn những tranh cãi khi lựa chọn công nghệ cross-platform, mà theo quan điểm của các dev và các chủ doanh nghiệp, Xamarin trở thành người chiến thắng
Dưới đây là 9 lý do mà bạn nên chọn Xamarin để lập trình mobile app:
1/ Các trải nghiệm Native sẽ chiến thắng
Hôm nay, chúng ta có các web apps dựa trên hệ điều hành với trải nghiệm native đơn giản như tiếp cận phần cứng thiết bị native và các tính năng OS. Các framework cross-platform sử dụng các công nghệ lập trình web cơ bản kết hợp giữa web app và các trải nghiệm native thuần.
Vì thế, tình trạng thiếu thốn trải nghiệm người dùng và hiệu suất tương tự như native đang xảy ra trong thị trường framework cross-platform. Trong khi đó, Xamarin Studio (IDE) cho phép bạn code bằng C# – 1 ngôn ngữ lập trình thuần hướng đối tượng có thể cạnh tranh với mô hình Objective-C và Java.
Vì vậy, Xamarin có thể cung cấp UI native để tiếp cận các tính năng hardware dành riêng cho thiết bị và các tính năng software dành riêng cho OS. Dĩ nhiên, điều tương tự cũng xảy ra với framework Ionic sử dụng mã biên dịch của Angular JS và Javascript.
2/ Các đặc tính cross-platform đích thực
Xamarin sở hữu app logic được chia sẻ trên nhiều platforms. Xamarin cũng chia sẻ application logic cơ bản của layer UI như input validation, lệnh gọi của web services, các interactions với databases và tích hợp backend integration.
Nếu phát triển tất cả các yếu tố này bằng C# trong Xamarin, bạn có thể chia sẻ 2/3 số code trên nhiều nền tảng hệ điều hành mobile khác nhau và chỉ cần quản trị 1/3 native code compatibility. Nhìn chung, bạn sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian và công sức để debug, recording và tránh được các code creeps.
3/ Khả năng tích hợp API liên tục
Với mỗi update, mỗi bản nâng cấp thường xuyên, các nền tảng mobile native lại liên tục phát triển thêm. Ví dụ như các cập nhật về thiết bị và OS mỗi năm của iOS, bên cạnh đó Android cũng có hằng hà sa số các đơn vị sản xuất thiết bị và các updates bất ngờ liên quan đến hệ điều hành.
Vì thế, việc hỗ trợ các tính năng và các hệ điều hành mới ra đời đóng vai trò rất quan trọng trong framework cross-platform và thật may mắn là Xamarin có khả năng làm được điều đó.
Về kĩ thuật, Xamarin có thể kết hợp APIs với UI controls bằng Xamarin.iOS, Xamarin.Android, Xamarin.Mac, tương tự như các platforms native. Portable Class Libraries (PCL) và application architecture phù hợp cho phép Xamarin chia sẻ code trên tất cả các mobile platforms.
Nhờ đó, Xamarin có khả năng đến các packages hỗ trợ mới nhất dành cho các bản cập nhật của iOS và Android.
4/ Cộng tác và chia sẻ dễ dàng
Xamarin có nguồn component dồi dào với các components miễn phí và có tính phí gồm:
UI controls
Các thư viện cross-platform
Các web services bên thứ 3
Các dev có thể chia sẻ những components như thế với vài dòng code và establish hoạt động cộng tác, chia sẻ dễ dành khi lập trình app cross-platform high-end ngay vào Xamarin Studio và trong Visual Studio với extension Xamarin.
5/ Các ưu điểm khi code bằng C#
C# dễ học, toàn diện, linh hoạt, hiện đại, đa năng và là ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng type-safe.
Trong C#, các data types được dùng như các đối tượng, nhờ đó giúp giảm khối lượng code phải viết. C# hiển thị trình duyệt chương trình với các properties type-safty để ngăn các lỗi type, mà không cần boilerplate hay verbose type annotations hỗ trợ.
Hơn thế nữa, bạn không cần dùng đến pointers và headers, còn namespace và reference operators được thay thế bởi 1 period. C# cho phép lập trình bất đồng bộ nhanh chóng với framework ASP.NET.
Nhìn chung thì C# là 1 ngôn ngữ lập trình tốt hơn các công nghệ cross-platform khác.
6/ Số lượng dev có sẵn
Microsoft có 1 cộng đồng developer rộng lớn, đi tiên phong về công nghệ phần mềm web và desktop. Vì thế, các lập trình viên Xamarin rất đông. Hơn thế nữa, học C# dễ dành và nhanh chóng hơn so với các scripts cross-platofrm khác.
Số lượng dev có sẵn cao đồng nghĩa mức độ cạnh tranh cao, làm giảm tỷ lệ lập trình ảnh hưởng đến chất lượng outputs.
7/ Hỗ trợ tính cá biệt của platform
Về kĩ thuật, iOS và Android có tính năng UI và SDK khác biệt, tương thích với các đặc tính platform về bề ngoài và hành vi. Những tính năng này là cơ sở để khai thác các cảm nhận native về app.
Nếu bất kì framework cross-platform nào có đặc tính riêng, framework đó sẽ làm giảm cảm giác và hành vi với app khi tiếp cận với 1 platform có quá nhiều những thứ xung đột và gây xao nhãng.
Thay vì chối bỏ, Xamarin có thể “chứa chấp” những tính năng độc đáo của mỗi platform, vì các đặc tính đó có thể bất ngờ xuất hiện trong nhiều công nghệ cross-platform nổi tiếng.
Thêm nữa, Xamarin gồm các classes iOS và Android-specific.NET, nên Xamarin có thể dễ dàng chia sẻ core logic của các chương trình trên nhiều platforms khác như iOS và Android. Xamarin còn cho phép các ứng dụng Xamarin tận dụng ưu điểm trong đặc tính riêng của mỗi platform.
8/ Tốc độ tăng trưởng nhanh
Nếu bạn nghĩ Xamarin đang mang đến trải nghiệm người dùng tương tự như native và tiếp cận đến phần cứng native cũng như các tính năng phần mềm, thì bạn sẽ tốn rất nhiều công sức và thời gian để lập trình, binding và employment. Trên thực tế, Xamarin giúp bạn lập trình app nhanh với thời gian ngắn nhất.
Bạn không cần native coding, SDK và môi trường lập trình với chuyên môn native. Bạn chỉ cần code 1 lần với C# và 1 vài binding code cho các native packages tương ứng là có thể ship app được rồi. Không cần code, design và testing lặp lại.
9/ Hiệu quả về chi phí
Vì không cần đầu tư vào lập trình infrastucture native cho iOS, Android và Windows riêng biệt, cũng không cần đến 1 đội ngũ các dev app native với chi phí lớn, nên Xamarin là 1 lựa chọn tốt nếu muốn tiết kiệm chi phí.
Với 1 đội ngũ Xamarin developers duy nhất, bạn chỉ cần code 1 lần và triển khai trên tất cả các platform mobile chính với trải nghiệm người dùng liên tục, xuyên suốt.
Kết luận
Sau khi cân nhắc những ưu điểm của Xamarin, bạn ắt hẳn đã yêu thích ngôn ngữ này rồi. Nếu đủ may mắn sở hữu 1 team lập trình Xamarin kinh nghiệm với chuyên môn về iOS, Android cùng C# và các công nghệ Microsoft khác, chất lượng công việc sẽ tốt hơn và tốc độ lập trình cũng nhanh hơn.

Nguồn: perceptionsystem.com


WORKSHOP: CREATE APP WITH XAMARIN 

  • Thời gian: 08h00 – 11h30, ngày 24 tháng 09 năm 2017
  • Địa điểm: Cao đẳng Quốc tế FPT BTEC – 275 Nguyễn Văn Đậu, phường 11, quận Bình Thạnh
  • Số lượng dự kiến: 30 người
  • Hình thức: Đăng ký tham dự có đóng phí 100,000đ. Vì BTC mong muốn nắm bắt số lượng để tổ chức được tốt nhất cho người tham dự nên số Phí tham dự sẽ được hoàn lại khi kết thúc chương trình Workshop. Người tham dự sẽ đóng phí trực tiếp tại Cao đẳng quốc tế FPT BTEC (275 Nguyễn Văn Đậu, phường 11, quận Bình Thạnh) trước ngày 22.09.2017. Nếu không đóng phí trực tiếp, có thể chuyển khoản.
  • Báo cáo viên: Nguyễn Trung Đăng Khương (Microsoft Most Value Professional)

Chi tiết xem thêm tại đây: https://btec.fpt.edu.vn/xamarin/


 

btec BTEC FPT

Tin tức mới nhất

Xem tất cả
Hành trình tới Úc học thạc sĩ của cựu sinh viên BTEC FPT Tháng Tư 11, 2025
Tuổi trẻ là những chuyến đi, những quyết định và những trải nghiệm để bạn tìm thấy bản thân mình. Và với Nguyễn Thị Ngân - một cựu sinh viên Quản trị Kinh doanh khóa 3 của BTEC FPT, hiện ...
ROBOCON BTEC FPT - NƠI KHỞI NGUỒN CHO NHỮNG Ý TƯỞNG ĐỘT PHÁ Tháng Tư 11, 2025
Tại BTEC FPT, học không chỉ gói gọn trong sách vở hay bài giảng lý thuyết, mà còn được định nghĩa bằng những trải nghiệm sống động, những giờ phút “thực chiến” đầy thử thách và hào hứng. Cuộc thi ...
“Nàng thơ” đa tài đa nghệ có thể "cân" từ hát đến nhảy của BTEC FPT TP.HCM Tháng Tư 10, 2025
Không phải ánh hào quang nào cũng rực rỡ ngay từ đầu, có những ngọn lửa âm ỉ  trong thầm lặng, nhưng khi bùng cháy lại khiến người khác phải ngoái nhìn. Với BTEC FPT Đà Nẵng, Nguyễn Thị Kim ...
Hành trình "phá kén" trở thành Kỹ sư Dữ liệu tại tập đoàn Bosch của cựu sinh viên BTEC FPT Tháng Tư 4, 2025
Hành trình vạn dặm luôn bắt đầu từ một bước chân. Với Phạm Tấn Thành, cựu sinh viên ngành Quản trị Kinh doanh, thủ khoa Khóa 2 tại BTEC FPT TP. HCM, mỗi lựa chọn trong quá khứ đều là ...
JUST DANCE YOUTH DANCE 2025 – CUỘC THI NHẢY CỰC CHẤT DÀNH RIÊNG CHO LỚP 12 Tháng Tư 4, 2025
Với mong muốn tạo ra một sân chơi năng động, sáng tạo và đầy cảm hứng cho học sinh cuối cấp, Cao đẳng Anh Quốc BTEC FPT chính thức phát động cuộc thi “Just Dance Youth Dance 2025”. Cuộc thi ...
SEMINAR ONLINE: EMOTIONAL FREE TECHNIQUES – XẢ STRESS MÙA ASSIGNMENT Tháng Tư 2, 2025
Tháng 4 gõ cửa – cũng là lúc assignment, deadline, bài tập nhóm... dồn dập kéo đến như những cơn sóng không hồi kết. Tháng của chạy deadline của các anh chị em là Giảng viên tại FPI - FPT ...

Nhập học liền tay

Nhận ngay học bổng lên tới 70% học phí