Truyền thông đa phương tiện học trường nào?

Bạn là một người năng động, sáng tạo và có đam mê công nghệ yêu thích những sản phẩm độc đáo? Ngành truyền thông đa phương tiện chính là nơi bạn có thể thỏa sức thể hiện được tài năng của mình! Nhưng câu hỏi đặt ra là “Truyền thông đa phương tiện nên học trường nào? Hãy cùng BTEC FPT khám phá ngay trong bài viết này!
Các trường truyền thông đa phương tiện ở miền Bắc
- Học viện báo chí và tuyên truyền
- Học viện bưu chính viễn thông
- Đại học quốc gia Hà Nội - SIS
- Đại học Hà Nội

Các trường truyền thông đa phương tiện ở miền bắc
Các trường truyền thông đa phương tiện ở miền Trung
- Đại học Đà Nẵng
- Đại học Duy Tân
- Đại học Huế
Các trường truyền thông đa phương tiện ở miền Nam
- Đại học xã hội và nhân văn TP HCM
- Đại học Văn Lang
- Đại học quốc tế Hồng Bàng
- Đại học HUTECH
- Đại học Nguyễn Tất Thành
- Đại học RMIT
Top 6 trường truyền thông đa phương tiện
Đại học RMIT
RMIT là lựa chọn phù hợp nếu bạn thắc mắc ngành truyền thông đa phương tiện học trường nào. Tại RMIT, sinh viên không chỉ tiếp xúc với chương trình giảng dạy hiện đại mà còn có thể tham gia vô số hoạt động bổ ích.
Điển hình, trường hay có những buổi thực hành, trò chuyện với diễn giả. RMIT còn có liên kết chặt chẽ với các công ty truyền thông đa quốc gia để mang các kinh nghiệm thực tế vào bài giảng. Các hoạt động thực tập trong môi trường doanh nghiệp cũng vô cùng hữu ích cho sinh viên ngành.
Chương trình đào tạo ngành truyền thông đa phương tiện tại đại học RMIT được xây dựng kết hợp giữa lý thuyết và thực hành, cung cấp kiến thức nền tảng để sinh viên phát triển kỹ năng sáng tạo trong lĩnh vực truyền thông đang phát triển mạnh mẽ.
RMIT đặc biệt củng cố hợp tác với các công ty truyền thông quốc tế tại Việt Nam để hiểu rõ thị trường và thiết kế chương trình học phản ánh thực tế. Sinh viên RMIT sẽ có cái nhìn tổng quan về lĩnh vực truyền thông đa phương tiện tại Việt Nam và sẵn sàng cho thị trường lao động trong tương lai.
- Chỉ tiêu xét tuyển dự kiến năm 2022: Đang cập nhật
- Khối tuyển sinh: Theo đề án tuyển sinh của trường
- Điểm chuẩn xem tại đây: Điểm chuẩn Đại học RMIT
- Học phí dự kiến khoảng 300.596.000 triệu/năm

Đại học RMIT
Đại học quốc gia Hà Nội
Đại học Quốc gia Hà Nội có các ngành đào tạo liên quan đến mảng truyền thông, gồm Quản trị thương hiệu, Quản lý giải trí và sự kiện và Thiết kế sáng tạo. Vì vậy, sinh viên có thể lựa chọn chuyên ngành mình thích và tập trung vào một lĩnh vực nhất định.
Ví dụ, với ngành Quản trị thương hiệu, sinh viên sẽ được đào tạo về quản trị học, marketing, truyền thông thương hiệu, quản trị thương hiệu, PR, quảng cáo, … Với ngành Thiết kế sáng tạo thì có 3 phân ngành chính: Nội thất bền vững, Đồ họa công nghệ số và Thời trang sáng tạo. Ngành Quản lý giải trí và sự kiện liên quan đến tư duy thiết kế, kỹ thuật quay dựng, marketing, quảng cáo, PR thương hiệu, …
Đại học báo chí và tuyên truyền
Học viện Báo chí và Tuyên truyền trực thuộc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Là cái nôi đào tạo ra những nguồn nhân lực tài năng trong ngành truyền thông – một trong những ngôi trường có chất lượng đào tạo tốt nhất khu vực miền Bắc.
Các chương trình đào tạo của Học viện Báo chí luôn được cập nhật, theo sát sự thay đổi không ngừng của xã hội. Ngoài việc mở thêm các ngành học mới như Báo chí, Xuất bản, Quảng cáo hay Truyền thông đa phương tiện,… Trường chú trọng trang bị kiến thức về mỹ thuật và công nghệ thông tin.
Đặc biệt, khi học tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền, sinh viên có thêm nhiều kiến thức chuyên sâu về báo chí truyền thông cũng như quảng cáo. Từ đó có thể viết các ấn phẩm như báo chí, thiết kế và biên tập báo hay sáng tạo nội dung video, làm phong phú nội dung website bằng cách ứng dụng các hiệu ứng đồ họa hiện đại…
Học phí: Trường chia ra hai hệ học phí bao gồm hệ đại trà và hệ chất lượng cao. Học phí hệ đại trà là khoảng 40 triệu đồng cho một khóa học, hệ chất lượng cao là khoảng 115 triệu.
Đại học Văn Lang
Là một trong các top trường đào tạo ngành truyền thông đa phương tiện, Đại học Văn Lang nổi tiếng với thương hiệu đào tạo ngành truyền thông. Hiện trường đã giúp đào tạo rất nhiều nhà báo tên tuổi, người làm công tác PR chuyên nghiệp, uy tín.
Khoa quan hệ công chúng - truyền thông tại Đại học Văn Lang thành lập từ năm 2007 và là một trong các khoa có quy mô đào tạo lớn nhất ở nước ta. Vì vậy, đây cũng là lựa chọn tốt nếu bạn thắc mắc ngành truyền thông đa phương tiện học trường nào.
Đại học khoa học xã hội và nhân văn TP HCM
Hiện nay, Khoa Báo chí và Truyền thông tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM được xem là một nơi đáng tin cậy để theo học ngành Truyền thông đa phương tiện tại khu vực miền Nam.
Chương trình đào tạo ngành này tại trường được xây dựng một cách bài bản, nội dung được tập trung vào các nhóm kỹ năng chính bao gồm kỹ năng truyền thông (nhiếp ảnh, báo chí, phỏng vấn), sản xuất ấn phẩm (tạp chí, đồ họa, ấn phẩm), sản xuất âm thanh (video), xây dựng và quản lý website, tiếp thị số... Nhờ đó, sinh viên ra trường sẽ được trang bị đầy đủ kiến thức và kinh nghiệm để áp dụng vào thực tế.

Đại học khoa học xã hội và nhân văn
Đại học công nghệ TP HCM
HUTECH là một trường đại học đào tạo đa ngành, đa bậc học. Định hướng đào tạo chú trong nâng cao tính thực tiễn, trong đó, ngành truyền thông đa phương tiện được xem là một trong những ngành “mũi nhọn” với cơ hội nghề nghiệp rộng mở.
Khi học Truyền thông đa phương tiện tại đây, bạn sẽ được cung cấp các kiến thức, tư duy về thiết kế, báo chí hay các nghiệp vụ truyền thông, quảng cáo. Tại HUTECH, sinh viên được làm quen và thực hành với các kỹ thuật xử lý hình ảnh, âm thanh, video hay tạo ra các sản phẩm truyền thông đa phương tiện như game, đồ họa 3d…
Học phí: Học phí của trường dao động trong khoảng 40 – 50 triệu đồng cho một năm học.
Như vậy, BTEC FPT đã cung cấp cho các bạn những thông tin về các trường đào tạo ngành truyền thông đa phương tiện uy tín nhất tại Việt Nam để trả lời cho câu hỏi ở đầu là “Truyền thông đa phương tiện học trường nào?” Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp cho các bạn chọn được đúng trường phù hợp với năng lực của mình!
Tin tức mới nhất
Nhập học liền tay