Quản trị marketing là gì? Cần làm những gì?
Bạn có biết rằng việc xây dựng một thương hiệu thành công không chỉ dựa vào chất lượng sản phẩm mà còn phụ thuộc rất nhiều vào cách bạn tiếp cận khách hàng? Quản trị marketing chính là công cụ giúp các doanh nghiệp thực hiện điều đó. Từ việc nghiên cứu thị trường, xây dựng chiến lược, cho đến việc thực hiện các hoạt động quảng cáo, truyền thông, tất cả đều nằm trong phạm vi của quản trị marketing. Vậy, làm thế nào để trở thành một nhà quản trị marketing thành công? Cùng khám phá trong bài viết này nhé!
Quản trị marketing là gì?
Quản trị marketing là quá trình quản lý và điều hành các hoạt động liên quan đến việc tiếp cận khách hàng, xây dựng thương hiệu và tăng doanh số bán hàng. Nó bao gồm các hoạt động từ nghiên cứu thị trường, phân tích đối thủ cạnh tranh, lên kế hoạch marketing, triển khai chiến dịch quảng cáo, đưa ra các chính sách giá cả và sản phẩm, quản lý kênh phân phối, tạo ra các chiến lược truyền thông và quản lý mối quan hệ khách hàng.
Việc thực hiện các biện pháp trên nhằm thiết lập, củng cố và duy trì các cuộc trao đổi mang lại lợi ích cho người mua đã được lựa chọn nhằm đạt được những mục tiêu đã định của doanh nghiệp.
Quản trị Marketing cần làm những gì?
Quy trình quản trị Marketing bao gồm 5 bước cơ bản bao gồm:
Nghiên cứu thị trường
Là bước quan trọng đầu tiên của mọi hoạt động. Chỉ khi nghiên cứu và phân tích thị trường thì mới có thể xác định được độ hấp dẫn và các cơ hội mà thị trường mang lại. Cần cân nhắc các yếu tố như môi trường vĩ mô, vi mô, môi trường bên trong và bên ngoài để có sự đánh giá chính xác nhất và lựa chọn mục tiêu tài chính phù hợp.
Phân khúc thị trường
Xem xét các phân khúc khách hàng khác nhau nhằm đưa ra phân tích và xác định đối tượng khách hàng phù hợp. Dựa vào dự đoán sự hấp dẫn của thị trường mục tiêu và kiểm tra năng lực thành công của doanh nghiệp để lựa chọn phân khúc khách hàng một cách khôn ngoan.
Doanh nghiệp cần lựa chọn cho mình phân khúc khách hàng phù hợp
Thiết lập các chiến lược marketing
Là chiến lược định vị sản phẩm trên thị trường. Tùy vào từng giai đoạn khác nhau trong chu kỳ sống của sản phẩm và vị trí của doanh nghiệp trên thị trường mà đưa ra các chiến lược marketing sản phẩm phù hợp. Doanh nghiệp cần nỗ lực định vị sản phẩm bằng cách thuyết phục khách hàng rằng sản phẩm/ dịch vụ của mình có những ưu điểm vượt trội và mang đến lợi ích then chốt cho người mua.
Hoạch định chương trình marketing
Chương trình marketing là sự kết hợp của nhiều phương thức marketing để đáp ứng thị trường mục tiêu. Marketing mix sẽ kết hợp và điều chỉnh một cách linh hoạt theo các biến đổi trên thị trường. Bằng cách phối hợp 4P : sản phẩm (product); giá cả (price); phân phối (place); cổ động (promotion) , marketing mix có thể tác động và làm thay đổi sức cầu của thị trường với sản phẩm của doanh nghiệp theo hướng có lợi.
Tổ chức, triển khai, kiểm soát hoạt động marketing
Là bước sắp xếp các nguồn lực, triển khai và giám sát kế hoạch marketing. Doanh nghiệp cần tiến hành tất cả các hoạt động theo kế hoạch và chiến lược đã vạch sẵn như làm ra sản phẩm theo thiết kế, định giá, phân phối và khuyến mãi sản phẩm. Nhà quản trị theo dõi, kiểm soát quá trình thực thi hoạt động của doanh nghiệp một cách chặt chẽ để phát hiện và khắc phục sai sót, dự trù thay đổi nếu có.
Vai trò của quản trị marketing
Marketing không chỉ giúp thu hút khách hàng và tối ưu lợi nhuận cho doanh nghiệp mà còn đóng vai trò quyết định trong việc xây dựng thương hiệu và duy trì quan hệ giữa khách hàng và doanh nghiệp. Dưới đây là 5 vai trò chủ yếu của Marketing đối với doanh nghiệp:
- Tạo nhận thức về thương hiệu: Việc quảng cáo và tiếp cận khách hàng tiềm năng giúp doanh nghiệp xây dựng và tăng cường nhận thức về thương hiệu. Thông qua đó, khách hàng nhớ đến thương hiệu của bạn khi họ cần sản phẩm hoặc dịch vụ tương tự.
- Tìm kiếm và thu hút khách hàng: Các chiến lược marketing giúp doanh nghiệp tìm và thu hút một tệp khách hàng nhất định thông qua các chiến dịch quảng cáo, tiếp thị. Trong đó, hoạt động nghiên cứu thị trường sẽ giúp doanh nghiệp xác định đúng đối tượng khách hàng cần tiếp cận.
- Hoàn thiện sản phẩm, dịch vụ: Marketing tham gia trực tiếp vào quá trình phát triển và hoàn thiện sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Thông qua việc lắng nghe phản hồi từ khách hàng, doanh nghiệp lấy đó làm cơ sở để đánh giá mức độ hoàn thiện của sản phẩm.
- Xây dựng mối quan hệ giữa doanh nghiệp và khách hàng: Marketing không chỉ đơn giản là thu hút khách hàng mà còn với vai trò xây dựng môi qua hệ giữa bên mua và bên cung cấp. Khi khách hàng hài lòng về sản phẩm và dịch vụ, chính họ sẽ trở thành đối tượng quảng cáo miễn phí và là khách hàng trung thành trong tương lai.
- Tối ưu chi phí cho doanh nghiệp: Marketing giúp doanh nghiệp dễ dàng quản lý các khoản chi phí chi cho tiếp thị, quảng cáo, quản lý doanh thu và sử dụng tài nguyên, nguồn lực phù hợp.
- Tăng cường khả năng cạnh tranh: Đưa ra các chiến lược marketing sáng tạo: Khác biệt hóa sản phẩm/dịch vụ so với đối thủ. Tận dụng công nghệ: Áp dụng các công cụ marketing hiện đại để tăng hiệu quả.
- Tăng trưởng doanh số: Phát triển sản phẩm/dịch vụ mới: Đáp ứng nhu cầu của khách hàng và tạo ra sự khác biệt so với đối thủ. Xây dựng chiến lược giá cả: Đặt ra mức giá cạnh tranh và hấp dẫn. Tăng cường kênh phân phối: Mở rộng mạng lưới phân phối để tiếp cận nhiều khách hàng hơn.
Trên đây là bài viết giải thích về các khái niệm, vai trò, của quản trị marketing là gì? Cần làm những gì? mà BTEC FPT muốn gửi tới bạn. Hy vọng bài viết đã mang tới những thông tin hữu ích cho bạn. Nếu có bất cứ chủ đề nào muốn tìm hiểu, bạn có thể tham khảo thêm các bài viết cùng chủ đề tại trang web của chúng tôi.
Tin tức mới nhất
Nhập học liền tay