Quản trị khách sạn ra trường làm gì? Lương bao nhiêu?
Quản trị khách sạn là một trong những ngành học hot, đầy tiềm năng và thu hút sự quan tâm của nhiều bạn trẻ hiện nay. Tuy nhiên, trong quá trình tìm hiểu, sẽ có không ít bạn vẫn còn đang thắc mắc không biết ngành Quản trị khách sạn thi khối nào và tổ hợp môn xét tuyển của ngành này ra sao? Hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây của BTEC FPT để tìm được giải đáp cho những thắc mắc này nhé!
Quản trị khách sạn ra trường làm gì?
quản trị khách sạn bao gồm những công việc quản lý và điều hành tất cả các hoạt động trong khách sạn như lễ tân, tiếp thị hay là tổ chức sự kiện. Vậy thì cụ thể học quản trị khách sạn ra làm nghề gì? Trong khách sạn, công việc này khá đa dạng và được chia ra làm hai nhóm công việc chính là công việc trong khách sạn và công việc trong nhà hàng
Một số công việc mà các bạn có thể ứng tuyển:
- Quản lý khách sạn
Công việc trong khách sạn thường phức tạp và đòi hỏi sự liền mạch như tư vấn đặt phòng, kiểm tra và dọn dẹp phòng. Do vậy mỗi khách sạn đều có quản lý để giám sát và điều hành các hoạt động trên. Để làm tốt được công việc này, người quản lý cần khả năng giám sát, phân công nhiệm vụ và đảm bảo hoạt động của khách sạn.
- Nhân viên lễ tân
Lễ tân là bộ mặt của khách sạn, đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ấn tượng tốt cho khách hàng. Do vậy, các khách sạn thường bố trí bộ phận lễ tân khoảng 10 người để phục vụ từng khâu hướng dẫn, tư vấn hoặc trả phòng cho khách hàng.
Do đặc thù công việc, nên các nhân viên lễ tân cần có kỹ năng giao tiếp tốt và luôn giữ thái độ hiếu khách, lễ phép với khách hàng. Đồng thời cũng cần phối hợp khéo léo với quản lý khách sạn để làm hài lòng khách hàng và đúng yêu cầu của quản lý.
- Chuyên viên tổ chức sự kiện
Thông thường, các khách sạn sẽ bao gồm việc quản lý, giám sát dịch vụ và đảm bảo sự hài lòng về chất lượng dịch vụ,… Các dịch vụ trong khách sạn thường bao gồm tổ chức tiệc, hội nghị hoặc các sự kiện đội nhóm. Do đó, khách sạn cũng cần một bộ phận chuyên lên kế hoạch và tổ chức các sự kiện theo yêu cầu của khách hàng.
Vị trí này đòi hỏi nhân viên phải có khả năng sáng tạo và kỹ năng quản lý thời gian tốt nhằm đảm bảo sự kiện diễn ra theo đúng kế hoạch. Ngoài ra, các chuyên viên tổ chức sự kiện cũng cần có sự phối hợp tốt để tránh xảy ra sự cố ngoài mong đợi.
- Quản lý nhà hàng
Quản lý nhà hàng là người chịu trách nhiệm trong việc điều tiết và vận hành các chuỗi bữa ăn trong nhà hàng, bao gồm cả việc quản lý ngân sách, giám sát dịch vụ và đảm bảo sự hài lòng về chất lượng dịch vụ.
Trong các nhà hàng, quản lý còn cần chịu trách nhiệm về chất lượng thực phẩm và các rắc rối xảy ra trong nhà hàng. Đơn giản như việc thực khách không hài lòng thì quản lý cũng phải đứng ra giải quyết và xoa dịu nhằm tránh gây ảnh hưởng xấu tới chuỗi nhà hàng và khách sạn.
- Quản lý tồn kho
Dự trữ các nguyên liệu phục vụ cho nhà hàng là vô cùng quan trọng. Các nguyên liệu được vận chuyển đến ngoài đảm bảo số lượng thì còn phải đáp ứng về chất lượng và độ tươi. Người quản lý tồn kho phải nắm bắt được điều này và sắp xếp đúng nơi để dễ kiểm soát.
Quản lý tồn kho còn bao hàm công việc theo dõi hàng tồn kho và đặt đơn hàng mới để đảm bảo quá trình phục vụ không bị gián đoạn. Trong quá trình bảo quản sẽ có thực phẩm hư hại, người quản lý cũng cần kiểm tra sát sao nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm.
- Phục vụ nhà hàng
Cũng như bộ phận lễ tân, phục vụ là bộ mặt của nhà hàng. Do vậy, những phục vụ cũng cần luôn có thái độ niềm nở, tôn trọng khách hàng. Đây là bộ phận tiếp xúc trực tiếp với khách hàng và hướng dẫn họ về các món ăn, phục vụ và đáp ứng những nhu cầu khi dùng bữa của thực khách.
Đối với các chuỗi nhà hàng – khách sạn lớn, phục vụ còn được yêu cầu về kỹ năng ngoại ngữ và giao tiếp với du khách nước ngoài.
Quản trị khách sạn lương bao nhiêu?
Với sự phát triển của ngành du lịch cũng như tiềm năng phát triển vượt bậc trong tương lai, quản trị khách sạn là ngành nghề được nhiều bạn trẻ yêu thích và lựa chọn làm nghề nghiệp cho bản thân. Bên cạnh môi trường làm việc, văn hoá doanh nghiệp và cơ hội phát triển nghề nghiệp, mức lương các vị trí công việc ngành quản trị khách sạn cũng như các chế độ phụ cấp luôn được người lao động quan tâm và tìm hiểu.
Lương khởi điểm ngành quản trị khách sạn
Đối với bất kỳ công việc nào, khi bắt đầu làm việc, bạn sẽ nhận được mức lương khởi điểm thỏa thuận tùy theo khả năng, năng lực và vị trí công việc đảm nhận. Theo thời gian làm việc và sự cống hiến của bạn dành cho công ty cũng như những thành tựu mà bạn đạt được trong công việc, bạn sẽ được thăng chức và được tăng lương. Điều này cũng được áp dụng đối với ngành nghề quản trị khách sạn.
Tuỳ theo quy mô khác nhau cũng như yêu cầu, tính chất công việc của mỗi khách sạn và kinh nghiệm làm việc của người lao động mà mức lương khởi điểm sẽ được thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động. Ngoài mức lương, người lao động còn được hưởng những khoản phụ cấp khác theo chính sách của doanh nghiệp. Mặt bằng chung lương khởi điểm ngành quản trị khách sạn để bạn có thể tham khảo:
- Cấp nhân viên: 4.000.000 - 6.000.000 đồng/tháng
- Cấp quản lý: 10.000.000 - 20.000.000 đồng/tháng
Cụ thể hơn:
Mức lương chia theo từng bộ phận trong khách sạn:
- Tại bộ phận lễ tân và chăm sóc khách hàng: mức lương cơ bản sẽ dao động từ 5.000.000 – 8.000.000/ tháng
- Bộ phận buồng phòng: mức lương sẽ dao động từ 4.000.000 – 8.000.000/tháng
- Bộ phận phòng bếp: nhân viên bếp có thể nhận từ 5.000.000 – 15.000.000/tháng
- Mức lương các bộ phận: kế toán, marketing,… rơi vào 10.000.000 – 20.000.000/tháng
Lộ trình thăng tiến dành cho quản trị khách sạn
Bên cạnh những nguồn thu nhập hấp dẫn với nhiều trải nghiệm thú vị, ngành quản trị khách sạn còn được biết là lĩnh vực có cơ hội thăng tiến tốt dành cho những ai thực sự đam mê:
Lĩnh vực lễ tân khách sạn:
Lễ tân là vị trí khởi đầu thú vị cho bạn trẻ bắt đầu bước vào ngành khách sạn, bởi bạn sẽ học hỏi rất nhiều thông qua việc tiếp xúc hằng ngày với khách hàng, đồng nghiệp từ các bộ phận khác và xử lý hàng loạt tình huống phát sinh mỗi ngày.
Khi đã thành thạo nghiệp vụ và có kinh nghiệm làm việc, bạn sẽ thăng tiến lên vị trí cao hơn, điển hình là giám sát. Tiếp theo sẽ là trưởng bộ phận tiền sảnh, còn gọi là Front Office Manager (FOM). Đây là vị trí điều hành tất cả công việc thuộc Tiền sảnh khách sạn.
Ngoài ra, còn có vị trí trợ lý trưởng bộ phận tiền sảnh mà hầu hết khách sạn 3 sao trở lên đều tuyển. Từ trưởng bộ phận tiền sảnh, bạn sẽ có cơ hội thăng tiến lên vị trí cao hơn là phó tổng giám đốc và tổng giám đốc khách sạn. Đây chính là nấc thang đáng mơ ước trong lộ trình thăng tiến đi từ lễ tân
Lộ trình thăng tiến của lễ tân khách sạn cũng được xem là lộ trình thăng tiến của FO, bao gồm các vị trí khác thuộc FO. Muốn phát triển sự nghiệp ở FO, không nhất thiết bạn phải bắt đầu ở vị trí lễ tân. Bạn có thể khởi đầu bằng vị trí nhân viên hành lý (bellman), tổng đài (operator), hỗ trợ khách hàng (concierge), đặt phòng (reservation)…, sau đó phát triển lên bậc cao hơn hoặc “lấn sân” sang lễ tân rồi từ từ thăng tiến lên vị trí cao hơn vẫn được
Bài viết trên đã tổng kết lại học Quản trị Khách sạn ra làm nghề gì và lương bao nhiêu. Đây là ngành có cơ hội việc làm lớn và mức lương hấp dẫn nhất trong lĩnh vực Khách sạn – Du lịch. Do đó, để gắn bó lâu dài trong ngành, bạn nên trang bị kiến thức cho mình bằng cách chọn trường đại học phù hợp và rèn luyện thêm các kỹ năng mềm, điều này sẽ giúp bạn vững vàng hơn khi bước chân vào thị trường việc làm.
Tin tức mới nhất
Nhập học liền tay