Phân tích tác phẩm thuốc Lỗ Tấn
"Truyện ngắn "Thuốc" của Lỗ Tấn là một trong những tác phẩm tiêu biểu của văn học hiện thực Trung Quốc. Với ngòi bút sắc sảo và tinh tế, Lỗ Tấn đã phơi bày những căn bệnh sâu xa của xã hội Trung Quốc đương thời thông qua câu chuyện về một liều thuốc kỳ lạ." Bài viết này BTEC FPT sẽ cùng phân tích tác phẩm này nhé!
Giới thiệu về tác phẩm Thuốc
Tác giả
Lỗ Tấn (1881 - 1936), tên thật là Chu Thụ Nhân, là một trong những nhà văn có tầm ảnh hưởng lớn nhất trong lịch sử văn học Trung Quốc hiện đại. Ông được mệnh danh là "Linh hồn dân tộc" và là một trong những nhà văn cách mạng tiêu biểu của Trung Quốc.
Dùng ngòi bút để phanh phui các “căn bệnh tinh thần” và kêu gọi mọi người tìm phương thuốc chữa chạy, không được “ngủ say trong cái nhà hộp bằng sắt không có cửa sổ”.
Phê phán những căn bệnh tinh thần khiến quốc dân mê muội, tự thỏa mãn, "ngủ say trong cái nhà hộp bằng sắt không có cửa sổ".
Tác phẩm
Thuốc được viết vào năm 1919, đúng lúc phong trào Ngũ Tứ bùng nổ. Tác phẩm được in trong tập Gào thét.
Năm 1919, đây là giai đoạn đất nước Trung Hoa bị các đế quốc Anh, Nga, Pháp, Đức, Nhật xâu xé. Xã hội Trung Quốc biến thành xã hội nửa phong kiến, nửa thuộc địa nhưng nhân dân lại an phận chịu nhục. Đó là căn bệnh đớn hèn, tự thỏa mãn mà những người cách mạng hoàn toàn xa lạ với nhân dân.
Bố cục:
- Phần I (Mua thuốc): Thuyên mắc bệnh lao được lão Hoa đi mua bánh bao tẩm máu người về cho ăn.
- Phần II (Ăn thuốc): Vợ chồng Hoa Thuyên cho con ăn bánh bao tẩm máu người nhưng con vẫn ho dữ dội.
- Phần III (Bàn về thuốc): Cuộc bàn luận trong quán trà về thuốc chữa bệnh lao và tên “giặc” Hạ Du.
- Phần IV (Hậu quả của thuốc): Nghĩa địa vào tiết Thanh minh, mẹ của Hạ Du và Thuyên bắt gặp nhau và bàng hoàng khi thấy vòng hoa trên mộ Hạ Du.
Dàn ý phân tích tác phẩm Thuốc
Mở bài
- Giới thiệu tác giả Lỗ Tấn và vị trí của truyện ngắn "Thuốc" trong sự nghiệp sáng tác của ông.
- Nêu vấn đề: Truyện ngắn "Thuốc" không chỉ là một câu chuyện về một liều thuốc kỳ lạ mà còn là một bức tranh sinh động về xã hội Trung Quốc đương thời.
- Luận điểm chính: Qua câu chuyện về lão Hoa và liều thuốc kỳ lạ, Lỗ Tấn đã phơi bày những căn bệnh sâu xa của xã hội Trung Quốc, đặc biệt là sự mê tín dị đoan và sự thờ ơ của con người.
Thân bài
Ý nghĩa nhan đề thuốc và hình tượng bánh bao tẩm máu người
- Nhan đề “Thuốc” và hình tượng chiếc bánh bao tẩm máu người là một sự mỉa mai thâm thúy của Lỗ Tấn
- Nó không chỉ là một phương thuốc vô hiệu, mà còn là biểu tượng cho những quan niệm sai lầm, những phương pháp chữa bệnh lạc hậu, phi khoa học.
- Thậm chí, có thể nói đó là một liều thuốc độc, một thứ chất xúc tác khiến cho những căn bệnh của xã hội trở nên trầm trọng hơn. Qua đó, tác giả đã phơi bày sự ngu muội, mê tín dị đoan của người dân, đồng thời cũng phê phán những kẻ lợi dụng lòng tin của người dân để trục lợi.
Cái chết của nhân vật Hạ Du và thái độ của quần chúng
- Hạ Du: người chiến sĩ tiên phong dám xả thân vì lý tưởng cách mạng, yêu nước, trung thành với cách mạng dù bị hiểu lầm, bị tra tấn, và hành hình.
- Bi kịch của Hạ Du: chiến đấu vì lý tưởng giành lại độc lập dân tộc nhưng không được ai thấu hiểu và đồng hành; bị người thân bán đứng (cụ Ba đưa Hạ Du ra đầu thú để lấy bạc); bị người mẹ thấy xấu hổ, bị quần chúng dùng máu để mua bán và tẩm bánh bao chữa bệnh.
- Xuất hiện gián tiếp qua cuộc trò chuyện ở quán trà, Hạ Du bị quần chúng đánh giá là “thằng khốn nạn”, “thằng nhãi con”, là kẻ “điên thật rồi”. Qua đó, Lỗ Tấn muốn chỉ ra thực trạng:
- Hạ Du là một chiến sĩ cách mạng tiên phong, dám xả thân vì nhân dân, vì nghĩa lớn.
- Nhưng không ai đứng về phía anh, không ai hiểu việc làm của anh, kể cả mẹ mình. Anh đơn độc đổ máu vì quần chúng nhưng đổi lại, quần chúng lại lấy máu của chính anh để chữa bệnh lao.
- Những đám đông chen lấn nhau để xem hành trình chiến sĩ cách mạng Tử Du
- Khi trời sáng hẳn, ở quán trà của lão Hoa, cậu Năm Gù, cả Khang, người râu hoa râm, ... đều bàn tán về cái chết của Tử Du với thái độ miệt thị, khinh bỉ.
Cảnh hai bà mẹ thăm mộ con
- Thời gian nghệ thuật của truyện: cả Hạ Du và Thuyên đều mất vào mùa thu, đến mùa xuân năm sau, trong tiết thanh minh hai người mẹ đến thăm mộ. Cái chết của họ như những chiếc lá mùa thu rời cành để tích nhựa hi vọng. Thể hiện sự lạc quan của tác giả vào tương lai cách mạng, nhận thức nhân dân.
- Hình ảnh con đường mòn phân chia phần mộ thể hiện sự lạc hậu trong tập quán, suy nghĩ của người dân. Hai bà mẹ cùng bước trên con đường ấy thể hiện sự đồng cảm vì tình thương con.
- Thời gian nghệ thuật thể hiện mạch suy tư lạc quan của tác giả: Thời gian chuyển từ mùa thu năm trước (khi Hạ Du bị hành hình) đến mùa xuân năm sau (vào tiết Thanh minh).
- Hai bà mẹ đã bước qua ranh giới con đường mòn (con đường của những tập quán xấu) để thông cảm và thấu hiểu cho nhau. Thể hiện niềm hy vọng về sự thấu hiểu và gắn kết giữa cách mạng và quần chúng nhân dân.
Kết bài
- Khái quát nghệ thuật: cách viết cô đọng, súc tích, giàu hình ảnh mang tính biểu tượng,
- Qua tác phẩm, nhà văn đã chỉ ra căn bệnh ngu muội của người dân Trung Hoa lúc bấy giờ, nhưng vẫn đặt niềm tin vào tương lai: nhân dân sẽ thức tỉnh, hiểu cách mạng và đi theo cách mạng nhờ phương thuốc điều trị tâm hồn.
Tổng hợp các bài phân tích tác phẩm thuốc
Bài mẫu số 1: Phân tích “Thuốc” của Lỗ Tấn
Bài mẫu số 2: Phân tích “Thuốc” của Lỗ Tấn
Bài mẫu số 3: Phân tích “Thuốc” của Lỗ Tấn
Tin tức mới nhất
Nhập học liền tay