Phân tích tác phẩm rừng xà nu
"Rừng xà nu" – một tuyệt phẩm văn học của Nguyễn Trung Thành, đã và đang chinh phục biết bao thế hệ độc giả. Tác phẩm không chỉ là một bức tranh sinh động về cuộc sống của người dân Tây Nguyên trong kháng chiến chống Mỹ mà còn là một bản anh hùng ca về ý chí bất khuất của con người Việt Nam. Bài viết này hãy cùng với BTEC FPT khám phá nhé
Giới thiệu về tác phẩm rừng xà nu
Tác giả
- Nguyễn Trung Thành tên thật là Nguyễn Văn Báu, ông sinh ngày 5 tháng 9 năm 1932 tại Quảng Nam. Ông có bút danh là Nguyên Ngọc.
- Ông là nhà văn trưởng thành trong cả kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.
- Ông gia nhập quân đội năm 1950, hoạt động chủ yếu và gắn bó mật thiết với chiến trường Tây Nguyên.
- Sau Hiệp định Genever ông làm phóng viên và tập kết ra Bắc. Năm 1962 ông trở về Nam vừa tham gia chiến đấu vừa hoạt động văn nghệ
- Sau chiến tranh ông làm Phó Tổng thư ký Hội nhà văn Việt Nam và Tổng Biên tập báo văn nghệ. Hiện nay ông vẫn tham gia hoạt động trong lĩnh vực văn hóa – giáo dục và đã dịch một số tác phẩm lý luận văn học.
Tác phẩm
- Truyện được viết khi tác giả đang tham gia chiến đấu chống Mỹ cứu nước và hoạt động trên chiến trường Tây Nguyên anh hùng.
- Tác phẩm được viết năm 1965 khi giặc Mỹ đổ quân ào ạt vào bãi biển Chu Lai – Quảng Nam . Đó là lúc nhà văn muốn viết một bài “Hịch tướng sĩ” thời đánh Mỹ để động viên, cổ động nhân dân bước vào cuộc kháng chiến chống Mỹ.
– Truyện được đăng trên tạp chí Văn nghệ quân giải phóng miền Trung Trung Bộ, sau đó được in trong tập Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc.
- Rừng xà nu là hình ảnh trung tâm có vẻ đẹp riêng, gắn bó mật thiết với cuộc sống vật chất và tinh thần của người dân Tây Nguyên, biểu tượng cho những phẩm chất cao đẹp của con người Tây Nguyên: sức sống mãnh liệt, kiên cường, bất khuất, khao khát tự do.
Dàn ý phâ
n tích tác phẩm rừng xà nu
Để có thể làm bài một cách trơn tru và hiểu rõ hơn về tác phẩm chúng ta cần lên một dàn ý thật là chi tiết. Hãy để BTEC FPT lập 1 dàn ý chi tiết nhé
Mở bài
- Giới thiệu về tác giả: Nguyễn Trung Thành là một nhà văn có duyên với vùng đất Tây Nguyên, ông có nhiều tác phẩm viết về mảnh đất này (tiểu thuyết Đất nước đứng lên, truyện ngắn Rừng xà nu,..)
- Giới thiệu về tác phẩm: Nói tới “Rừng xà nu” là nhắc tới một cuốn thiên sử thi của Tây Nguyên trong thời kì kháng chiến chống Mỹ, tái hiện lên con đường đấu tranh giành tự do của những người con Tây Nguyên.
Thân bài
Hình tượng cây xà nu
- Vị trí xuất hiện của cây xà nu: nhan đề, đầu và cuối tác phẩm đặc biệt là trong sự sự so sánh với các nhân vật trong chuyện.
Ý nghĩa thực: là một loại cây có thật tại Tây Nguyên
Ý nghĩa biểu tượng:
- Loại cây gắn bó với con người Tây Nguyên
+ Cây xà nu gắn với cuộc sống của người dân làng Xô Man đến mức nó đã thấm sâu vào nếp suy nghĩ và cảm xúc của họ, cụ Mết nói về cây xà nu với tất cả tình cảm yêu thương, gần gũi xen lẫn tự hào “không có gì mạnh bằng cây xà nu đất ta”. Cây xà nu đã trở thành một phần máu thịt trong đời sống vật chất và tinh thần của mảnh đất này.
+ Cây xà nu có mặt trong đời sống hằng ngày của người dân làng Xôman.
+ Cây xà nu tham dự vào những sự kiện trọng đại của dân làng Xôman.
- Cây xà nu tượng trưng cho phẩm chất và con người Tây Nguyên trong chiến tranh cách mạng
+ Thương tích mà rừng xà nu phải gánh chịu do đại bác của kẻ thù tượng trưng cho những mất mát, đau thương vô bờ mà dân làng Xôman nói riêng (anh Xút, bà Nhan, mẹ con Mai…) và đồng bào Tây Nguyên nói chung đã phải trải qua trong cuộc chiến đấu.
+ Đặc tính ham ánh sáng của cây xà nu tượng trưng cho niềm khát khao tự do, lòng tin vào lý tưởng cách mạng của người dân Tây Nguyên, của đồng bào miền Nam trong cuộc kháng chiến.
+ Khả năng sinh sôi mãnh liệt của cây xà nu gợi nghĩ đến sự tiếp nối của nhiều thế hệ người dân Tây Nguyên (cụ Mết, Tnú, Mai, Dít, Heng) đoàn kết bên nhau trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ.
- Nghệ Thuật miêu tả:
+ Phối hợp cảm nhận nhiều giác quan trong việc miêu tả những cây xà nu với vóc dáng tràn đầy sức lực, tràn trề mùi nhựa thơm, ngời xanh giữa ánh nắng
+ Hình tượng cây xà nu vừa hiện thực lại vừa mang đậm ý nghĩa biểu tượng. Miêu tả cây xà nu trong sự so sánh đối chiếu thường xuyên với con người. Các hình thức ẩn dụ, nhân hóa, tượng trưng đều được vận dụng nhằm thể hiện sống động, hùng vĩ, khoáng đạt của thiên nhiên đồng thời gợi ra nhiều suy tưởng sâu xa về con người, về đời sống.
Hình tượng nhân vật Tnú
Tnú - Biểu tượng của người dân Tây Nguyên trong kháng chiến
- Nguồn gốc và tuổi thơ: Mồ côi cha mẹ từ nhỏ, Tnú lớn lên trong tình yêu thương của dân làng Xô Man. Anh sớm ý thức được sự tàn bạo của giặc và tham gia cách mạng từ khi còn rất trẻ.
- Tính cách:
- Dũng cảm, mưu trí: Không sợ hãi trước kẻ thù, luôn tìm cách đối phó với chúng.
- Trung thành: Tuyệt đối trung thành với cách mạng, sẵn sàng hy sinh vì sự nghiệp chung.
- Nghĩa tình: Yêu thương làng xóm, bạn bè, sẵn sàng giúp đỡ mọi người.
Căm thù sâu sắc: Căm thù giặc Mỹ và bọn tay sai đến tận xương tủy.
- Cuộc đời đấu tranh:
- Khởi đầu: Tham gia cách mạng từ nhỏ, trải qua nhiều khó khăn, thử thách.
- Bi kịch: Bị giặc bắt, tra tấn dã man nhưng không khuất phục.
- Chiến thắng: Cùng dân làng Xô Man đánh bại kẻ thù, bảo vệ quê hương.
- Ý nghĩa:
- Biểu tượng: Tnú là biểu tượng của người dân Tây Nguyên, của những con người Việt Nam kiên cường, bất khuất.
- Tinh thần cách mạng: Anh đại diện cho tinh thần yêu nước, tinh thần đấu tranh chống kẻ thù xâm lược.
- Giá trị nhân văn: Tnú là hình ảnh của người anh hùng, của tình yêu thương, của sự hy sinh cao cả.
Tnú là một nhân vật điển hình, tiêu biểu cho những con người Tây Nguyên anh hùng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Cuộc đời và sự hy sinh của anh đã trở thành nguồn cảm hứng cho nhiều thế hệ.
Nhân vật cụ Mết
- Ngoại hình: quắc thước: “râu dài đến ngực mà vẫn đen bóng”, “vết sẹo ở má phải”, cụ là người đã trải qua nhiều thăng trầm, khỏe mạnh với “đôi bàn tay nặng trịch như kìm sắt”, “ngực căng như một cây xà nu lớn”, ...mang dáng dấp của anh hùng trong sử thi Tây Nguyên.
- Tích cách, phẩm chất: quả quyết, gan dạ, sáng suốt, biết nhìn xa trông rộng, luôn yêu thương, che chở cho dân làng. Cụ Mết là biểu tượng thế hệ anh hùng đi trước, hội tụ vẻ đẹp con người Tây Nguyên.
Nhân vật Dít
- Là người con gái gan dạ, dũng cảm, có sức chịu đựng phi thường, biết nén đau thương để nung nấu ý chí trả thù: đem gạo vào rừng cho dân làng, giặc bắn súng dọa vẫn không khai, chị mất nhưng không khóc, ...
Nhân vật bé Heng
- Bé Heng dù nhỏ tuổi nhưng đã làm nhiệm vụ: thông thuộc từng hố chông, từng chiến điểm để dẫn đường cho cán bộ cách mạng, cho khách đến làng.
- “là lứa xà nu mới mọc nhưng đã nhọ hoắt như lưỡi lê”, hứa hẹn một sự vươn lên vững chắc.
Kết bài
- Tổng kết về nghệ thuật: Nghệ thuật trần thuật sinh động (đan cài câu chuyện về cuộc đời Tnú và cuộc nổi dậy của dân làng Xô Man; xen kẽ thời gian kể chuyện và thời gian của các sự kiện; phối hợp các điểm nhìn,…) tạo nên giọng điệu, âm hưởng phù hợp với không gian Tây Nguyên.
- Tô đậm không khí, màu sắc đậm chất Tây Nguyên
Nêu cảm nhận của bản thân mình về tác phẩm “Rừng xà nu” từ đó rút ra được những bài học gì?
Tổng hợp các bài phân tích tác phẩm rừng xà nu
Bài phân tích tác phẩm “Rừng xà nu” - Bài 1
Bài phân tích tác phẩm “Rừng xà nu” - Bài 2
Bài phân tích tác phẩm “Rừng xà nu” - Bài 3
Tác phẩm không chỉ là một áng văn chương bất hủ mà còn là một bài ca ca ngợi về sức mạnh của tinh thần yêu nước, về ý chí quật cường của con người trước mọi khó khăn, thử thách. "Rừng xà nu" mãi mãi là một tác phẩm có giá trị, góp phần làm phong phú thêm kho tàng văn học Việt Nam và truyền cảm hứng cho nhiều thế hệ độc giả. BTEC FPT đã cùng bạn phân tích một cách vô cùng chi tiết về tác phẩm này. Chúc bạn thi tốt trong kì thi sắp tới!
Tin tức mới nhất
Nhập học liền tay