Phân tích tác phẩm người lái đò sông Đà
Sông Đà, trong cái nhìn của Nguyễn Tuân, không chỉ là một dòng sông mà còn là một sinh vật sống, một đối thủ đáng gờm. Qua ngòi bút tài hoa, nhà văn đã tạo nên một bức tranh sông Đà vừa hùng vĩ, vừa thơ mộng, vừa đầy hiểm nguy. Bài viết này hãy cùng BTEC FPT đi phân tích tác phẩm này nhé.
Giới thiệu về tác phẩm người lái đò sông Đà
Tác giả
Nguyễn Tuân(1910-1987) sinh ra trong một gia đình nhà nho nghèo khi Hán Học đã tàn, quê ông ở Thanh Xuân, Hà Nội.
Ông bắt đầu sự nghiệp sáng tác vào năm 1935 nhưng nổi tiếng từ năm 1938 với các tác phẩm tùy bút, bút ký có phong cách độc đáo như vang bóng 1 thời, một chuyến đi…
Phong cách sống của Nguyễn Tuân: Ông yêu Việt Nam với những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, yêu tiếng Việt, ý thức phát triển cá nhân cao, viết văn là để khẳng định cá tính độc đáo của mình, lối sống tự do và phóng thoáng.
Không chỉ giỏi viết văn, Nguyễn Tuân còn am hiểu nhiều môn nghệ thuật khác như điêu khắc, hội họa, sân khấu,... Ông quan niệm “đời là một trường du hí”, “sống là chơi mà viết cũng là chơi”.
Nguyễn Tuân có rất nhiều đóng góp to lớn cho sự phát triển của ngôn ngữ văn học Việt Nam với vốn từ giàu có, phong phú, kết hợp nhuần nhuyễn giữa ngôn ngữ cổ xưa và hiện đại.
Tác phẩm
- “Người lái đò sông Đà được sáng tác trong giai đoạn xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, Nguyễn Tuân đến với nhiều vùng đất khác nhau, công nhân và đồng bào các dân tộc.
- In trong tập sông Đà (1960) là tác phẩm thành công nhất của tập tùy bút, tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân sau cách mạng tháng 8.
Dàn ý phân tích tác phẩm người lái đò sông Đà
Mở bài
Giới thiệu về tác giả Nguyễn Tuân(1910-1987), ông là người gốc HN, sinh ra ở Hàng Bạc, và quê gốc ở Thanh Xuân, Hà Nội.
Nguyễn Tuân là một trong những nhà văn tiêu biểu của nền văn học hiện đại Việt Nam. Trước năm 1945, ông ghi đậm dấu ấn trong lòng đọc giả với tập "Vang bóng một thời" và sau khi Cách mạng tháng Tám thành công ông vẫn có những tác phẩm mới mang những nét sáng tạo của chính mình. Nguyễn Tuân là một nhà văn yêu cái đẹp, ông luôn khám phá ra mọi góc cạnh của vẻ đẹp trên thế giới này. Con người và cảnh vật thiên nhiên khi vào văn chương của ông như hoá thành những công trình nghệ thuật độc đáo mà kì vĩ.
Thân bài
Khái quát chung về tác phẩm
Tác phẩm này là kết quả của chuyến đi Tây Bắc của nhà văn Nguyễn Tuân để tìm kiếm “chất vàng thử lửa của thiên nhiên Tây Bắc” và “chất vàng mười đã qua thử lửa” của con người nơi đây.
Phân tích nội dung
- Vẻ đẹp trữ tình, thơ mộng
- Hình dáng dòng sông mềm mại và bình yên, hiền hòa:
+ "...không ai trong tàu bay nghĩ rằng cái dây thừng ngoằn ngoèo dưới chân mình kia lại chính là cái con sông hàng năm và đời đời kiếp kiếp làm mình làm mẩy với con người Tây Bắc..."
+ "con sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt xương xuân"
- Màu nước thay đổi theo mùa vô cùng biến ảo, lung linh:
+ "Mùa xuân dòng xanh ngọc bích, chứ nước sông Đà không xanh màu xanh cánh hến của sông Gâm, sông Lô"
+ "Mùa thu nước sông Đà lừ lừ chín đỏ như da mặt một người bầm đi vì rượu bữa, lừ lừ cái màu đỏ giận dữ ở một người bất mãn bực bội gì mỗi độ thu về."
- Cảnh sắc đôi bờ ven sông thật là hoang sơ, tĩnh mịch và vô cùng thuần khiết nên thơ nhưng không gợi màu sắc tàn lùi, ảm đạm, hoang vu mà tràn đầy sức sống mới.
- Vẻ đẹp hung bạo của dòng sông
Hình ảnh bờ sông
+ “dựng vách thành”, cao vút, dựng đứng.
Quãng sông thì hẹp đến nỗi “con nai, con hổ có lần vọt từ bờ sông này sang bờ kia”.
+ “Mặt sông chỗ ấy chỉ đúng ngọ mới có mặt trời”, “đang mùa hè đi đò qua quãng ấy cũng cảm thấy lạnh”.
+ Khi đi qua quãng này, người ta cảm tưởng như mình “đang đứng ở một cái ngõ nào mà ngóng vọng lên cái cửa sổ trên các tầng nhà thứ mấy nào vừa tắt phụt đèn điện”.
Hình ảnh thác nước
+ Tiếng thác nghe như là “oán trách”, nghe như là “van xin”, “khiêu khích”, giọng gằn mà “chế nhạo”.
+ “Thế rồi nó rống lên”,so sánh tiếng thác sông Đà giống như tiếng của một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn để phá tuông sự bủa vây của rừng lửa.
+ Cảnh bọt sóng trắng xóa, gió cuồn cuộn, đá lởm chởm, tạo nên sự hỗn loạn, dữ dằn.
+ Luồng gió vần vũ, cuộn xoáy như cơn lốc, như vòi rồng, như cơn cuồng phong
=> Sông Đà lúc này như một con thú dữ, con thủy quái đang nổi giận, gầm gừ, giơ nanh vuốt nhằm vồ lấy người lái đò, như kẻ đòi nợ xuýt vô cùng hung hăng, hiếu chiến, ngang ngược.
Hình ảnh đá
+ cả một chân trời đá” → đá sông Đà nhiều vô kể.
+ từng tảng đá mặt hòn nào trông cũng “ngỗ ngược”, “nhăn nhúm”, “méo mó”.
+ Rồi chúng còn vây thành một thạch trận giống như một trận đồ bát quái trên sông Đà.
→ sông Đà giống như kẻ thù số một của con người
- Chứng nhân lịch sử
- Con sông này không chỉ mang những hình ảnh đẹp hay vẻ đẹp thơ mộng của dòng sông mà đã chứng kiến biết bao những sự kiện thăng trầm cùng với lịch sử dân tộc qua các đời Lý, Trần, Lê…
+ “Cảnh ven sông ở đây tĩnh lặng tờ. Hình như đời Lý, đời Trần, đời Lê, quãng sông này cũng lặng lờ đến thế mà thôi”
- Sông Đà gợi nhắc về cội nguồn, về quá khứ của dân tộc về những giá trị truyền thống
Hình tượng người lái đò
- Nguyễn Tuân đã khắc họa về chân dung của người lái đò với vẻ ngoài khắc khổ, phong trần với những đường nét mang dấu ấn đậm sông nước. Nhưng dù cuộc sống có vất vả thế nào thì người lái đò vẫn giữ được tâm hồn phóng khoáng, yêu đời, yêu sông Đà và họ sẽ luôn trân trọng những giá trị truyền thống.
- Vẻ đẹp và bản lĩnh của người lái đò: vẻ đẹp của những người dân lao động thầm lặng, yêu nghề, yêu thiên nhiên, khiêm tốn, mang vẻ đẹp tài hoa của người nghệ sĩ
- Biểu tượng người lái đò: biểu tượng cho vẻ đẹp của người lao động Việt Nam với bản lĩnh kiên cường và bất khuất
Kết bài
Tổng hợp về giá trị nội dung
Tác phẩm sẽ là một áng văn đẹp làm nên từ tình yêu quê hương đất nước say đắm, thiết tha của một con người muốn dùng văn chương để ca ngợi vẻ đẹp kì vĩ thơ mộng của thiên nhiên và con người lao động bình dị ở Tây Bắc.
Tổng hợp về giá trị nghệ thuật
Tác phẩm đã thể hiện rõ phong cách nghệ thuật tài hoa của Nguyễn Tuân qua ngôn ngữ, hình ảnh và câu văn sáng tạo mới mẻ
- Tùy bút pha bút kí, kết cấu linh hoạt
- Vận dụng nhiều tri thức văn hóa và nghệ thuật
- Nhân vật mang phong thái đời thường, giản dị
Tổng hợp lại nội dung chính và đúc kết bài học cho chính bản thân chúng ta
Tổng hợp các bài phân tích tác phẩm người lái đò sông Đà
Bài mẫu phân tích tác phẩm “Người lái đò sông Đà” - Bài 1
Bài mẫu phân tích tác phẩm “Người lái đò sông Đà” - Bài 2
Bài mẫu phân tích tác phẩm “Người lái đò sông Đà” - Bài 3
Qua tác phẩm "Người lái đò sông Đà", Nguyễn Tuân đã vẽ nên một bức tranh sông Đà hùng vĩ, khắc họa hình tượng người lái đò kiên cường, bất khuất. Tác phẩm không chỉ là một bài ca ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên mà còn là một bản anh hùng ca về con người Việt Nam. "Người lái đò sông Đà" vẫn luôn có sức hấp dẫn đặc biệt đối với độc giả bởi những giá trị nhân văn sâu sắc và những hình ảnh nghệ thuật độc đáo. Chúc các bạn thí sinh sẽ ôn tập thật tốt thông qua những tài liệu mà BTEC FPT muốn gửi tới bạn.
Tin tức mới nhất
Nhập học liền tay