Phân tích tác phẩm chiếc thuyền ngoài xa Nguyễn Minh Châu
Phân tích tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu là một hành trình khám phá sâu sắc vào tâm hồn con người và vẻ đẹp của nghệ thuật. Tác phẩm không chỉ là một bức tranh phong cảnh tuyệt đẹp mà còn là một câu chuyện đầy ý nghĩa về cuộc sống, con người và cái đẹp. Bài viết này sẽ đi sâu phân tích các yếu tố nghệ thuật, nhân vật và ý nghĩa sâu xa của tác phẩm.
Giới thiệu về tác phẩm chiếc thuyền ngoài xa
Tác giả
Nguyễn Minh Châu(1930-1989) quê ở Nghệ An, từng tham gia quân đội và hoạt động văn nghệ ở nhiều lĩnh vực. Được kết nạp vào hội nhà văn Việt Nam năm 1972
Trước năm 1980 phong cách sáng tác của ông mang hướng sử thi trữ tình, lãng mạn. Sau 1980 cảm hứng thế sự, những vấn đề đạo đức, triết lý nhân sinh.
Những tác phẩm chính của ông là: Sau một buổi tập (1960); Cửa sông (1966), Dấu chân người lính (1972), Miền cháy (1977), Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành (1983), Bến quê (1985), Phiên chợ Giáp (1989),…
Tác phẩm
Xuất xứ và hoàn cảnh ra đời
Truyện mang một phong cách tự sự - triết lý của Nguyễn Minh Châu, rất tiêu biểu cho hướng tiếp cận đời sống từ góc độ thế sự của nhà văn ở giai đoạn sáng tác thứ 2.
Truyện ngắn được in ấn trong tập Bến quê, sau này được nhà văn lấy làm tên chung cho một tuyển tập truyện ngắn.
Từ câu chuyện về một bức ảnh nghệ thuật và sự thật cuộc đời đằng sau bức ảnh, truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa mang đến một bài học đúng đắn về cách nhìn nhận cuộc sống và con người: một cách nhìn đa diện, nhiều chiều, phát hiện ra bản chất thật sau vẻ đẹp bên ngoài của hiện tượng.
Dàn ý phân tích tác phẩm chiếc thuyền ngoài xa
Mở bài
- Giới thiệu về tác giả Nguyễn Minh Châu
- Giới thiệu về tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa”
Nguyễn Minh Châu là một trong số " những nhà văn mở đường tài hoa và tinh anh nhất". Ông không ngừng trăn trở về số phận nhân dân và trách nhiệm của nhà văn, luôn thiết tha truy tìm những hạt ngọc ẩn giấu nơi bề sâu tâm hồn.
Truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa chứa đựng những giá trị nhân văn, những triết lý sâu sắc về đời người bằng ánh nhìn đa diện, nhiều chiều của tác giả, về mối liên quan chỉ cách nhau một ranh giới thật mỏng manh là hiện thực cuộc đời và nghệ thuật.
Thân bài
Khái quát về tác phẩm
Chiếc thuyền ngoài xa (1983) rút ra từ tập truyện ngắn cùng tên in năm 1987.
Là một trong những truyện ngắn mang đậm phong cách tự sự – triết lí của nhà văn Nguyễn Minh Châu
Truyện với ngôn từ rất dung dị và đời thường, kể về chuyến đi công tác của một nghệ sĩ nhiếp ảnh và những chiêm nghiệm vô cùng sâu sắc của người nghệ sĩ ấy về nghệ thuật và cuộc đời.
Tìm hiểu chi tiết
- Hai phát hiện lớn của nhân vật Phùng
Phùng đã phát hiện ra được một vẻ đẹp vô cùng lãng mạn, đậm chất hội họa hài hòa và toàn bích
– Cảnh chiếc thuyền lưới vó cập bến dưới ánh nắng hồng hồng mờ ảo.
– Vẻ đẹp toàn bích toàn diện khiến Phùng bối rối, ngỡ ngàng và hạnh phúc.
– Vẻ đẹp của nghệ thuật là vẻ đẹp của đạo đức.
Phát hiện thứ hai: Nghịch lý của cuộc sống, vẻ xấu xí sau cái hoàn mỹ,toàn bích
- Vẻ đẹp ngoại cảnh tuyệt đỉnh bắt đầu >< cảnh nghèo khổ, nheo nhóc, rách rưới, xấu xí của gia đình hàng chài
- Phát hiện cái đẹp chính là đạo đức trong phát hiện một >< cảnh chồng đánh vợ, bố xô xát ở phát hiện 2.
- Phản ứng, thái độ của nghệ sĩ Phùng
+ Kinh ngạc, trong mấy phút đầu "cứ đứng há mồm ra mà nhìn".
+ Vứt chiếc máy ảnh, chạy nhào tới định can thiệp giúp người đàn bà.
+ Ngơ ngác, bần thần khi chiếc thuyền cùng gia đình hàng chài đi mất.
- Câu chuyện của người đàn bà hàng chài
- Bất chấp bị chồng vũ phu đánh đập và hành hạ “ba ngày trận nhẹ, năm ngày một trận nặng” và không bỏ chồng vì cần chồng gánh vác việc gia đình vì thương con.
- Kể lại cuộc đời thiệt thòi đau khổ của chính mình Xấu xí, không ai lấy. Chị có thai với anh hàng chài hiền lành, cục mịch. Cuộc sống gia đình khó khăn, thiếu thốn lại đông con, nghèo đói…
Sự thâm trầm, thấu tình đạt lý, chỉ ra sự ngây thơ và đơn giản trong cách nhìn cuộc sống của Phùng và Đẩu, khiến họ thông suốt về hiện thực cuộc sống.
Cách nhìn của người đàn bà về người chồng của mình, trong khi mọi người nhìn người đàn ông như một ác nhân thì người phụ nữ nhìn anh ta như một nạn nhân của cái đói cái nghèo, gánh nặng mưu sinh.
=> Sự cam chịu, nhẫn nhục đầy vô lý ấy lại chứa đựng cái lý của sự hi sinh.
- Cảm nhận về các nhân vật trong chuyện
* Nhân vật người đàn bà:
- Là đại diện vô danh cho những người phụ nữ lao động nghèo khổ.
- Cuộc đời nhiều thiệt thòi, bất hạnh, đau đớn cả về thể xác lẫn tinh thần.
- Vẻ đẹp khuất lấp sau bề ngoài xấu xí, nhẫn nhục: Tình yêu thương con, sự hy sinh cao cả, thấu hiểu người chồng, biết trân trọng hạnh phúc nhỏ nhoi,...
* Nhân vật người chồng vũ phu:
- Vừa là thủ phạm, vừa là nạn nhân của cuộc sống nghèo khổ.
- Là chỗ dựa về sức lực cho vợ con.
- Là minh chứng cho quy luật hoàn cảnh nảy sinh tính cách.
*Thằng bé Phác
– Một cậu bé giàu tình cảm yêu thương đối với mẹ
– Nhưng cũng giống như Đẩu, Phùng, nó mới chỉ nhìn thấy ở cha nó ở khía cạnh độc ác, tàn nhẫn mà chưa hiểu được “lẽ đời” bên trong.
– Phác là nạn nhân của bạo hành gia đình, là hình ảnh tiêu biểu của những đứa trẻ trong những gia đình có nạn bạo hành. Mai đây, Phác cũng có thể trở thành người đàn ông thứ hai và tương lai của nó cũng sẽ giống như cha nó. Đó chính là vấn đề cần giải quyết cho tương lai của đứa trẻ đang có nguy cơ bị hủy hoại.
III. Kết bài
- Giá trị nội dung
– Nguyễn Minh Châu sâu sắc nhận ra rằng “Ngọc lành có vết, việc đời đa đoan”, làm chi đâu có cảnh toàn bích, toàn mỹ, chẳng qua ấy chỉ là bề nổi, ẩn sâu sau đó là những hiện thực phũ phàng.
– Người nghệ sĩ phải dùng một đôi mắt đa diện, thấu hiểu để nhìn nhận những vẻ đẹp đạo đức và nhân văn, chớ nên chạy theo những vẻ đẹp dẫu hào nhoáng mà trống rỗng, vô hồn.
- Giá trị nghệ thuật
Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện
Nghệ thuật trần thuật: kết hợp tự sự, miêu tả, biểu cảm
Ngôn ngữ giản dị, giàu hình ảnh, giàu sức gợi cảm
– Khái quát lại giá trị của tác phẩm
– Cảm nhận của em về tác phẩm
Tổng hợp các bài phân tích tác phẩm chiếc thuyền ngoài xa
Bài mẫu phân tích tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” - Mẫu số 1
Bài mẫu phân tích tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” - Mẫu số 2
Bài mẫu phân tích tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” - Mẫu số 3
"Chiếc thuyền ngoài xa" là một tác phẩm nghệ thuật xuất sắc, đồng thời cũng là một bài học sâu sắc về cuộc sống. Qua câu chuyện về chiếc thuyền, về người đàn bà hàng chài và người nghệ sĩ, Nguyễn Minh Châu đã đặt ra những vấn đề mang tính thời đại về cái đẹp, đạo đức và hiện thực. Tác phẩm không chỉ là một tác phẩm văn học mà còn là một tấm gương phản chiếu xã hội, giúp chúng ta hiểu rõ hơn về bản thân và thế giới xung quanh.
Tin tức mới nhất
Nhập học liền tay