Phân tích tác phẩm ai đã đặt tên cho dòng sông

Tháng Mười 21, 2024

Phân tích tác phẩm ai đã đặt tên cho dòng sông

Phân tích tác phẩm ai đã đặt tên cho dòng sông

Sông Hương, trong cái nhìn của Hoàng Phủ Ngọc Tường, không chỉ là một dòng sông mà còn là một linh hồn, một biểu tượng của Huế. Qua ngòi bút tài hoa, nhà văn đã tạo nên một bức tranh sông Hương vừa trữ tình, vừa lãng mạn, vừa mang đậm dấu ấn lịch sử. Tác phẩm đã trở thành một trong những tác phẩm văn học đặc sắc, góp phần làm phong phú thêm kho tàng văn học Việt Nam. Hãy cùng BTEC FPT cùng khám phá và phân tích chi tiết về tác phẩm này nhé!

Giới thiệu về tác phẩm ai đã đặt tên cho dòng sông

Tác giả 

Hoàng Phủ Ngọc Tường(1937-2023) ông quê gốc ở Quảng Trị nhưng sống và học tập và trưởng thành tại Huế. Là 1 nhà yêu nước, có nhiều hiểu biết về nhiều lĩnh vực, một nhà văn tài hoa, uyên bác, có sở trường ở thể tùy bút và kí.

Phong cách nghệ thuật: có sự kết hợp hài hòa giữa hai yếu tố nghệ thuật sắc bén, tư duy đa chiều được tổng hợp từ vốn kiến thức phong phú về triết học, văn hóa, lịch sử,... Các tác phẩm bút kí của ông vừa giàu chất trí tuệ và giàu chất thơ. 

Những tác phẩm chính của ông như là: Ngôi sao trên đỉnh Phu Văn Lâu (1971), Rất nhiều ánh lửa (1979), Ai đã đặt tên cho dòng sông (1986), Bản di chúc của cỏ lau (1984), Ngọn núi ảo ảnh (1999),...

Tác phẩm 

- Hoàn cảnh ra đời: Bài kí Ai đã đặt tên cho dòng sông in trong tập bút ký cùng tên, là một trong những sáng tác thành công của tác giả ở thể loại này. Tác phẩm được viết tại Huế vào tháng 1 - 1981, ngay sau chiến thắng mùa xuân 1975, khi đó trong tác giả vẫn còn đang bừng bừng khí thế chống ngoại xâm và cảm hứng ngợi ca chủ nghĩa anh hùng.

- Ý nghĩa của nhan đề: Chính nội dung bài kí là câu trả lời, một câu trả lời dài như một bài kí ca ngợi vẻ đẹp, chất thơ của dòng sông có cái tên cũng rất đẹp và phù hợp với nó: sông Hương. 

Giới thiệu về tác phẩm ai đã đặt tên cho dòng sông

Giới thiệu về tác phẩm ai đã đặt tên cho dòng sông

Dàn ý phân tích tác phẩm ai đã đặt tên cho dòng sông

Mở bài 

Hoàng Phủ Ngọc Tường là một nhà văn tài hoa, uyên bác, đặc biệt, có sở trường ở thể bút kí, và tùy bút của văn học Việt Nam giai đoạn hiện tại. 

Hoàng Phủ Ngọc Tường là người có vốn hiểu biết phong phú, sâu rộng trên nhiều lĩnh vực văn hóa, lịch sử địa lý. Các tác phẩm của ông thường có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trí tuệ và trữ tình với những liên tưởng mạnh mẽ và một lối hành văn mê đắm tài hoa. “Ai đã đặt tên cho dòng sông” là bài kí xuất sắc nhất của ông, thể hiện đặc trưng phong cách của nhà văn tài hoa, uyên bác này.

Thân bài 

Hình tượng sông Hương - dòng sông mang tính lịch sử và văn hóa của đất Huế. 

  • Vẻ đẹp thiên nhiên của sông Hương 

- Hình ảnh sông Hương hiện ra như “một bản trường ca của rừng già”: “rầm rộ… màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng”, “rừng già đã hun đúc… tự do và trong sáng”

-> Từ ngữ tạo hình, gợi tả vẻ đẹp của sông Hương ở vùng thượng nguồn vừa hùng vĩ, man dại vừa trữ tình, say đắm lòng người.

- Nhà văn đã khéo léo so sánh sông Hương với “cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại”, nhân hóa sông Hương thành một thực thể sống động, có hồn.

- Hình ảnh so sánh độc đáo “Sông Hương như người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở”

Ra khỏi đại ngàn, sông Hương chuyển dòng, giấu kín cuộc hành trình gian truân giữa lòng Trường Sơn, "ném chìa khóa trong những hang đá dưới chân núi Kim Phụng" -> Vẻ đẹp dữ dội, hùng vĩ của sông Hương giữa rừng già ít ai biết đến.

Chảy qua vùng rừng núi, sông Hương trở nên dịu dàng, "uốn mình theo những đường cong thật mềm". "Dòng sông mềm như tấm lụa", êm đềm trôi đi giữa hai dãy đồi sừng sững như thành quách, chảy qua những lăng tẩm đồ sộ, chảy qua chùa Thiên Mụ và "những xóm làng trung du bát ngát tiếng gà" .

Thiên nhiên Huế được nhà văn tái hiện với vẻ đẹp đa dạng trong thời gian và không gian. Sông Hương phản quang vẻ đẹp biến ảo của Huế "sớm xanh, trưa vàng, chiều tím". Gắn liền với dòng sông, những địa danh quen thuộc: Hòn Chén, Nguyệt Biều, Vọng Cảnh, Thiên Thai dường như sống động hơn: "sông Hương vẫn đi trong dư vang của Trường Sơn", "sắc nước trở nên xanh thẳm"...-> Sông Hương tôn tạo vẻ đẹp cho cảnh sắc thiên nhiên Huế và ngược lại dòng sông cũng hun đúc mọi sắc trời, văn hóa của vùng đất cố đô.

  • Vẻ đẹp lịch sử và thơ ca của dòng sông Hương 

Dòng sông của lịch sử: 

- Dòng sông này đã xuất hiện trong tác phẩm “Dư địa chí” của Nguyễn Trãi 

- Không chỉ là một nhân chứng lịch sử của xứ Huế mà còn của đất nước Việt Nam, 

+ Là điểm tựa, bảo vệ biên cương thời Đại Việt.

+ Thế kỉ XVIII, vẻ vang soi bóng kinh thành Phú Xuân với tên tuổi người anh hùng Nguyễn Huệ.

+ Nó đọng lại đến bầm da, tím máu, “nó sống hết lịch sử bi tráng của thế kỉ XIX”.

Vẻ đẹp của dòng sông Hương dưới góc độ văn hóa 

- Tác giả cho rằng đó là một dòng thi ca về sông Hương, đó là một dòng sông không bao giờ lặp lại mình. 

Hình tượng cái tôi của nhà văn 

- Là nhà văn có những liên tưởng, so sánh, độc đáo, lối viết tài hoa, uyên bác.

- Là cái tôi nghệ sĩ có tình yêu tha thiết, say đắm với thiên nhiên Huế và đất nước.

III. Kết bài 

- Khẳng định giá trị của tác phẩm: đoạn trích là đoạn văn xuôi xúc tích và đầy chất thơ về sông Hương 

- Cảm nhận của bản thân về tác phẩm và Qua tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông, ta cảm nhận được niềm tự hào và tình yêu tha thiết của tác giả với vẻ đẹp thiên nhiên xứ Huế nói riêng và đất nước nói chung.

Dàn ý phân tích tác phẩm ai đã đặt tên cho dòng sông

Dàn ý phân tích tác phẩm ai đã đặt tên cho dòng sông

Tổng hợp các bài phân tích tác phẩm ai đã đặt tên cho dòng sông

Bài phân tích tác phẩm “Ai đã đặt tên cho dòng sông” - mẫu số 1 

Bài phân tích tác phẩm “Ai đã đặt tên cho dòng sông” - mẫu số 2

Bài phân tích tác phẩm “Ai đã đặt tên cho dòng sông” - mẫu số 3 

Tóm lại, "Ai đã đặt tên cho dòng sông" của Hoàng Phủ Ngọc Tường là một trong những tác phẩm văn học tiêu biểu của Việt Nam, đã để lại dấu ấn sâu sắc trong lòng người đọc. Qua việc phân tích tác phẩm, chúng ta có thể hiểu sâu hơn về giá trị nghệ thuật và ý nghĩa nhân văn của tác phẩm, đồng thời khám phá vẻ đẹp nên thơ của sông Hương. 

 

btec BTEC FPT

Tin tức mới nhất

Xem tất cả
SINH VIÊN BTEC FPT NÁO NỨC ĂN TẾT BÊN CỒN TẠI LỄ HỘI XUÂN 2025 Tháng Một 15, 2025
Bên cồn có Tết thiệt vui Nhà F sum họp, ấm lòng đón xuân Vừa qua, sinh viên BTEC FPT HCM đã có cơ hội hòa mình vào không khí rộn ràng của Lễ Hội Xuân 2025 – Tết bên ...
CHIA SẺ TỪ CỰU SINH VIÊN BTEC FPT “HÀNH TRÌNH TRỞ THÀNH TRƯỞNG BỘ PHẬN CỦA MỘT CÔNG TY LẬP TRÌNH LỚN TẠI ĐÀ NẴNG” Tháng Một 6, 2025
Phan Lâm Quốc Việt, tên tiếng Anh là Donald. Là cựu sinh viên khóa 4 chuyên ngành Kỹ thuật Phần mềm tại BTEC FPT Đà Nẵng. Hiện tại, Việt đang đảm nhận vai trò Division Head kiêm Back-end Software Developer ...
“NGÀY TRỞ VỀ” VỠ OÀ CẢM XÚC VÀ ĐẦY HOÀI NIỆM CỦA CÁC CỰU SINH VIÊN BTEC FPT ĐÀ NẴNG Tháng Mười Hai 31, 2024
Như một giấc mơ đẹp vừa khép lại, Homecoming 2024 – “Kingdom Awaits” mang theo dư âm của sự rung động và những cảm xúc khó diễn tả thành lời. Đó không chỉ là ngày hội ngộ của những “đứa ...
TRẬN CẦU NẢY LỬA GIÚP LỘ DIỆN NHÀ VÔ ĐỊCH GIẢI BÓNG ĐÁ NAM BTEC FPT TP HCM Tháng Mười Hai 30, 2024
Ngày 22/12/2024 vừa qua, giải đấu bóng đá S5 FPI CUP 2024 đã chính thức khép lại đầy ấn tượng với trận chung kết nảy lửa giữa hai đội bóng xuất sắc: BRO và Phong Cách FC. Trận chung kết ...
CÁC THỦ LĨNH SINH VIÊN BTEC FPT TP HCM TỰ TIN BỨT PHÁ, VƯỢT CHÔNG GAI VỚI SỰ KIỆN CÓ “102” Tháng Mười Hai 30, 2024
Vừa qua, chuyến đi được mong đợi nhất năm của các Thủ lĩnh sinh viên BTEC FPT HCM - Leadership 2024 với chủ đề “Yes, we can” đã diễn ra tại Khu du lịch Thác Giang Điền - địa danh ...
CÁC “CHIẾN THẦN” THIẾT KẾ ĐỒ HOẠ TỎA SÁNG VỚI TÁC PHẨM ẤN TƯỢNG TRONG CUỘC THI “DEADLINE WARRIOR” Tháng Mười Hai 26, 2024
Cuộc thi Thiết Kế Đồ Họa “Deadline Warrior” đã chính thức khép lại nhưng dư âm của những cảm xúc, những câu chuyện đầy cảm hứng và những màn trình diễn xuất sắc vẫn còn đọng lại trong lòng tất ...

Nhập học liền tay

Nhận ngay học bổng lên tới 70% học phí