Phân tích bài thơ Việt Bắc Tố Hữu

Tháng Mười 11, 2024

Phân tích bài thơ Việt Bắc Tố Hữu

Phân tích bài thơ Việt Bắc Tố Hữu

Bài thơ "Việt Bắc" của Tố Hữu không chỉ là một tác phẩm nổi bật trong nền thơ ca cách mạng Việt Nam, mà còn là một biểu tượng thể hiện tình cảm sâu sắc giữa con người với quê hương, đất nước. “Việt Bắc” mang trong mình nỗi nhớ, niềm tự hào và cả những kỷ niệm khó quên của một thời kỳ đầy gian khổ nhưng cũng rực rỡ ánh sáng của tinh thần yêu nước. Chúng ta sẽ khám phá những giá trị nghệ thuật và ý nghĩa sâu sắc mà Tố Hữu gửi gắm.

Giới thiệu về tác phẩm Việt Bắc của Tố Hữu

Đôi chút về tác phẩm Việt Bắc của tác giả Tố Hữu

“Việt Bắc” được sáng tác vào năm 1954 ngay sau khi chiến thắng Điện Biên Phủ, hòa bình đã được lặp lại, trang sử mới của đất nước một giai đoạn mới đã mở ra. Bài thơ là khúc tình ca tha thiết, mặn nồng của người cán bộ cách mạng với quê hương Việt Bắc, đồng thời cũng là bản hùng ca về cuộc kháng chiến chống Pháp gian khổ mà hào hùng.

Bài thơ “Việt Bắc được viết theo thể thơ lục bát, tạo nên một âm hưởng vô cùng nhẹ nhàng tạo nên âm hưởng nhẹ nhàng, trầm bổng mà lắng sâu trong lòng người đọc. Đây chính là một sự khéo léo tạo nên thành công của bài thơ chính trị mà trữ tình, dạt dào cảm xúc này.

Khung cảnh thiên nhiên Việt Bắc: Bài thơ khắc họa một cách sinh động vẻ đẹp hùng vĩ, thơ mộng của núi rừng Việt Bắc. Đó là những cánh rừng già, những con đường mòn hun hút, những mái nhà tranh đơn sơ... Tất cả tạo nên một bức tranh thiên nhiên vừa quen thuộc vừa lạ lẫm, gợi lên bao cảm xúc.

Cuộc sống của người dân Việt Bắc: Tố Hữu đã vẽ nên một bức tranh sinh động về cuộc sống giản dị, chất phác của người dân Việt Bắc. Họ sống gắn bó với thiên nhiên, với nhau, cùng nhau vượt qua khó khăn, gian khổ để góp phần vào sự nghiệp kháng chiến.

Tình cảm giữa người đi và người ở lại: Bài thơ thể hiện một cách sâu sắc tình cảm gắn bó, keo sơn giữa những người lính ra đi chiến đấu và những người dân ở lại. Đó là tình yêu quê hương đất nước, là tình đồng chí, đồng bào sâu sắc.

Giới thiệu về tác phẩm việt bắc của Tố Hữu

Giới thiệu về tác phẩm việt bắc của Tố Hữu

Dàn ý phân tích bài thơ Việt Bắc Tố Hữu

Để làm sáng tỏ được hết các ý chính cũng nhưng không bỏ qua các ý nhỏ thì các bạn thí sinh nên tạo lập một dàn ý chi tiết trước khi lên bài nghị luận văn học để có thể đạt một số điểm cao.

Dàn ý chi tiết cho bài thơ “Việt Bắc” của tác giả Tố Hữu 

Mở bài 

- Giới thiệu khái quát về tác giả Tố Hữu: ông là một nhà thơ lớn, một nhà trữ tình chính trị, thơ của Tố Hữu luôn phản ánh những chặng đường đấu tranh gian khổ, song cũng nhiều thắng lợi của dân tộc.

- Nêu vấn đề cần phân tích: Bài thơ Việt Bắc được viết trong hoàn cảnh nào? Tác giả muốn gửi gắm điều gì qua bài thơ?

- Đưa ra câu hỏi gợi mở: Vì sao bài thơ Việt Bắc lại có sức lay động lớn đến vậy?

Thân bài 

Ý nghĩa của nhan đề 

- “Việt Bắc” là 1 địa danh - là cái nôi của cách mạng Việt Nam tiền khởi nghĩa, là cơ quan đầu não của cuộc kháng chiến chống Pháp.

- Việt Bắc là nơi lưu giữ nhiều kỉ niệm giữa cán bộ và đồng bào ở nơi đây 

Lời nhắn nhủ của kẻ ra đi và người ở lại 

a) Lời của người ra đi 

- Cách xưng hô mình – ta và giọng điệu ngọt ngào của những câu ca dao, những câu hát giao duyên gợi lên khung cảnh chia tay bịn rịn, lưu luyến

- Từ ngữ:

   + Điệp từ “mình về”, “mình có nhớ” gợi lên một khoảng không gian, thời gian đầy ắp kỷ niệm

   + Từ láy: “tha thiết”, “bâng khuâng”, “bồn chồn” gợi tả tâm trạng vấn vương, lưu luyến

   + Điệp từ “nhớ”gợi tả nỗi nhớ triền miên

   + 15 năm ấy: khoảng thời gian gắn bó với những tình cảm mặn nồng, thiết tha

- Hình ảnh:

   + "núi", “sông”, "nguồn" những hình ảnh tiêu biểu của núi rừng Việt Bắc.

   + “cầm tay nhau” diễn tả sự bịn rịn

   + áo chàm (hoán dụ): chỉ người dân Việt Bắc với hình ảnh chiếc áo chàm bình dị, chân thành cảm xúc của người ra đi - kẻ ở dâng trào không nói nên lời.

⇒ Tám câu đầu là khung cảnh chia tay đầy tâm trạng, bịn rịn, lưu luyến, bâng khuâng của kẻ ở người đi.

b) Lời của người ở lại 

 Bốn câu thơ tiếp khẳng định nghĩa tình thủy chung, mặn mà, “ta với mình, mình với ta”: thể hiện sự gắn bó, thấu hiểu nhau giữ người đi, kẻ ở.

- Người đi bày tỏ nỗi nhớ đến thiên nhiên Việt Bắc: “Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương”, “bản khói cùng sương”, “rừng nứa bờ tre”,... thiên nhiên Việt Bắc qua bốn mùa xuân, hạ, thu, đông.

- Nhớ đến con người Việt Bắc:

+ Những con người dù gian khó, vất vả nhưng vẫn có tấm lòng thủy chung, cùng chia sẻ mọi “đắng cay ngọt bùi” trong kháng chiến: “chia củ sắn lùi”, “bát cơm sẻ nửa chăn sui đắp cùng”.

+ Nhớ đến những kỉ niệm ấm áp giữa bộ đội và đồng bào Việt Bắc: “lớp học i tờ”, “giờ liên hoan”, “ca vang núi đèo”.

+ Nhớ hình ảnh những con người mang vẻ đẹp mộc mạc, giản dị của người lao động: “người mẹ”, “cô em gái”.

- Nhớ hình ảnh quân dân Việt Bắc đoàn kết đánh giặc: “ta cùng đánh Tây”, “cả chiến khu một lòng”; khí thế hào hùng của quân dân ta trong các trận đánh: “rầm rập như là đất rung”, “quân đi điệp điệp trùng trùng”, “dân công đỏ đuốc từng đoàn”, ...

- Nhớ những chiến công, những niềm vui thắng trận: “tin vui thắng trận trăm miền ... núi Hồng”

- Nhận xét: nhịp thơ dồn dập như âm hưởng bước hành quân, hình ảnh kì vĩ... tất cả tạo nên một bức tranh sử thi hoành tráng để ca ngợi sức mạnh của nhân dân anh hùng.

Nỗi nhớ của người ra đi và niềm tin của Đảng, chính phủ và Bác Hồ 

- Nhớ hình ảnh tươi sáng nơi nguồn cội của cuộc cách mạng: ngọn cờ đỏ thắm, rực rỡ sao vàng, có trung ương Đảng, có chính phủ và có Bác Hồ.

- Đoạn thơ thể hiện niềm tin vào sức mạnh, khả năng lãnh đạo của Đảng trong các cuộc cách mạng, niềm tự hào vào những chiến công Việt Bắc.

- Nhớ về con người Việt Bắc:

   + Nhớ người Việt Bắc trong nghèo khó, vất vả mà vẫn tình nghĩa, thủy chung, gắn bó với cách mạng

   + Nhớ những kỉ niệm đầy ắp vui tươi, ấm áp giữa bộ đội và người dân Việt Bắc: lớp học i tờ, những giờ liên hoan

   + Nhớ hình ảnh những con người mang vẻ đẹp mộc mạc, giản dị của người lao động: “người mẹ”, “cô em gái”.

Kết bài 

- Khái quát giá trị nghệ thuật: sử dụng thể dân tộc: thể thơ lục bát để nói về tình cảm cách mạng, lối đối đáp, sử dụng đại từ xưng hô linh hoạt (mình – ta), ngôn từ mộc mạc, giàu sức gợi…

- Khái quát giá trị nội dung: Bài thơ là bản anh hùng ca về cuộc kháng chiến, là bản tình ca về nghĩa tình cách mạng và kháng chiến.

Dàn ý phân tích bài thơ Việt Bắc Tố Hữu

Dàn ý phân tích bài thơ Việt Bắc Tố Hữu

Tổng hợp các bài phân tích Việt Bắc Tố Hữu

Sau đây BTEC FPT sẽ gửi tới bạn những bài mẫu về bài thơ Việt Bắc để bạn có thể tham khảo nhé: 

Bài mẫu 1 phân tích “Việt Bắc” của Tố Hữu 

Bài mẫu 2 phân tích “Việt Bắc” của Tố Hữu 

Bài mẫu 3 phân tích “Việt Bắc” của Tố Hữu 

Bài mẫu 4 phân tích “Việt Bắc” của Tố Hữu 

Bài mẫu 5 phân tích “Việt Bắc” của Tố Hữu 

 

btec BTEC FPT

Tin tức mới nhất

Xem tất cả
SINH VIÊN BTEC FPT TRẢI NGHIỆM TẠI CÔNG TY PHẦN MỀM HÀNG ĐẦU CHO CÁC HỆ THỐNG ỨNG DỤNG Tháng Ba 3, 2025
Vừa qua, các bạn sinh viên của BTEC FPT Đà Nẵng đã có cơ hội tham gia Company Tour & Mini Workshop tại mgm technology partners Vietnam - một trong những công ty phần mềm hàng đầu cho các hệ ...
HÀNH TRÌNH RỰC RỠ VÀ TỰ HÀO CỦA SINH VIÊN BTEC FPT TP HCM TẠI LỄ TÔN VINH HỌC KỲ FALL 2024 Tháng Ba 3, 2025
Ngày 28/2/2025, BTEC FPT TP.HCM rực rỡ trong ánh đèn sân khấu, chào đón các sinh viên và khách mời danh dự đến tham dự Lễ Tôn vinh học kỳ Fall 2024. Từng nụ cười rạng rỡ, những tràng pháo ...
KHOẢNH KHẮC ĐẦY TỰ HÀO CỦA SINH VIÊN BTEC FPT ĐÀ NẴNG TẠI LỄ TÔN VINH HỌC KỲ FALL 2024 Tháng Hai 28, 2025
Ngày 25/02/2025 vừa qua, Lễ Tôn Vinh học kỳ Fall 2024 với chủ đề "Rise & Shine" là dịp để Cao đẳng Anh Quốc BTEC FPT cơ sở Đà Nẵng vinh danh, ghi nhận những công sức và thành tích ...
SINH VIÊN CÔNG NGHỆ BÁN DẪN TRẢI NGHIỆM THỰC TẾ TẠI NHÀ MÁY ĐIỆN QUANG - CƠ HỘI TỪ NHỮNG CHUYẾN ĐI Tháng Hai 26, 2025
Nhằm mang đến cho sinh viên cơ hội học hỏi thực tế và tiếp cận những công nghệ tiên tiến, sinh viên ngành Kỹ thuật - Công nghệ Bán dẫn BTEC FPT HCM đã có chuyến tham quan đầy ý ...
2 điểm mới kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 thí sinh cần lưu ý Tháng Hai 26, 2025
Sáng nay (23.2), trong chương trình Tư vấn mùa thi do Báo Thanh Niên tổ chức tại Trường THPT Phan Châu Trinh (Đà Nẵng), đại diện Bộ GD-ĐT đã đưa ra 2 điểm mới trong kỳ thi tốt nghiệp THPT ...
GIÁM ĐỐC BTEC FPT TP HCM GIA NHẬP BAN CHẤP HÀNH HỘI CÔNG NGHỆ VI MẠCH BÁN DẪN TP.HCM (HSIA) Tháng Hai 20, 2025
Vừa qua, cô Ngô Quỳnh Bảo Trâm - Giám đốc BTEC FPT HCM - đã chính thức trở thành Ủy viên Ban Chấp hành Hội Công nghệ Vi mạch Bán dẫn TP.HCM (HSIA) nhiệm kỳ 2025-2030. Đây là bước tiến ...

Nhập học liền tay

Nhận ngay học bổng lên tới 70% học phí