Phân tích bài thơ Sóng Xuân Quỳnh

Tháng Mười 12, 2024

Phân tích bài thơ Sóng Xuân Quỳnh

Phân tích bài thơ Sóng Xuân Quỳnh

Nhắc tới những nhà thơ có nhiều đóng góp cho nền văn học của Việt Nam, không thể thiếu được nhà thơ Xuân Quỳnh. Thơ ca của bà chan chứa tình yêu đằm thắm và đi vào lòng người. Sóng là một trong những tác phẩm hay và tiêu biểu nhất của bà, chúng ta hãy cùng BTEC FPT phân tích bài thơ này nhé!

Giới thiệu về tác phẩm Sóng Xuân Quỳnh 

Tác giả Xuân Quỳnh (1942-1988) bà có tên đầy đủ là Nguyễn Thị Xuân Quỳnh, quê quán La Khê, Hà Đông. Xuất thân trong gia đình lớn lên trong vòng tay của bà nội khi mẹ mất sớm và bố thì hay đi công tác. 

“Sóng” một trong những tác phẩm thơ tình nổi tiếng nhất của nhà thơ Xuân Quỳnh và được sáng tác vào năm 1967. Bài thơ đã để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng người đọc bởi những câu từ mộc mạc, chân thành và hình ảnh thơ mộng, lãng mạn. 

Bài thơ diễn tả một tình yêu mãnh liệt, nồng nàn của người phụ nữ. Tác giả Xuân Quỳnh đã sử dụng hình ảnh sóng biển để so sánh với tâm trạng của người đang yêu. Sóng lúc thì dữ dội, lúc thì dịu êm, luôn biến đổi không ngừng, và tình yêu cũng vậy.

Tình yêu mãnh liệt, nồng nàn: Qua hình ảnh sóng, tác giả thể hiện sự cuồn cuộn, mãnh liệt của tình yêu.

Tình yêu bền vững: Dù có những lúc sóng gió, tình yêu vẫn luôn tồn tại và lớn mạnh.

Sự hòa quyện giữa con người và thiên nhiên: Tình yêu của con người được so sánh với những chuyển động của tự nhiên, tạo nên một sự gắn kết sâu sắc.

Giá trị nghệ thuật

  • Ngôn ngữ giàu hình ảnh: Xuân Quỳnh đã sử dụng nhiều hình ảnh so sánh, nhân hóa để tạo nên những câu thơ giàu sức gợi hình, gợi cảm.
  • Âm điệu đa dạng: Bài thơ có âm điệu lúc thì dồn dập, lúc thì nhẹ nhàng, tạo nên sự đa dạng về cảm xúc.
  • Cấu trúc độc đáo: Bài thơ không theo một khuôn mẫu cố định, tạo nên sự tự do, phóng khoáng.
Giới thiệu tác phẩm sống xuân quỳnh

Giới thiệu tác phẩm sống xuân quỳnh

Dàn ý bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh 

Mở bài 

- Giới thiệu về tác giả Xuân Quỳnh là một trong những nhà thơ tiêu biểu của các thế hệ trẻ trong thời kì kháng chiến chống Mỹ cứu nước 

- Giới thiệu sơ qua về bài thơ Sóng: được sáng tác năm 1967 trong chuyến đi công tác vùng biển Diêm Điền. Trước đây thì thời điểm bà bị đổ vỡ trong chuyện tình yêu trước khi bài thơ sóng ra đời. Bài thơ này đại diện cho hồn thơ và phong cách thơ của Xuân Quỳnh. Tác phẩm được in trong tập Hoa dọc chiến hào.

Thân bài 

  • Âm điệu của bài thơ 

- Âm điệu của bài thơ là sóng âm điệu, những con sóng ngoài khơi kia, lúc ào ạt, lúc thì nhẹ nhàng và khoan thai. Âm điệu đó được tạo nên bởi: Thể ngũ ngôn với những câu thơ được ngắt nhịp linh hoạt.

- Bài thơ có hai hình tượng là “sóng” và “em” - lúc phân tách, soi chiếu vào nhau, lúc nhập hòa làm một trong một cái tôi trữ tình duy nhất là Xuân Quỳnh.

  • Nhận thức về tình yêu qua hình tượng sóng 

a) Khổ 1:

Hình ảnh sóng hiện ra với những trạng thái đối cực: dữ dội >< dịu êm, ồn ào >< lặng lẽ như những cung bậc tâm trạng của người phụ nữ khi yêu. 

- Nghệ thuật nhân hóa: “sông không hiểu” được mình, nên “sóng” muốn tìm đến không gian rộng lớn, hành trình của sóng là hành trình khám phá chính bản thân mình, khát khao vươn tới giá trị tuyệt đích trong tình yêu của người phụ nữ.

Đó cũng là một khát vọng cháy bỏng trong trái tim không bao giờ thôi khát khao yêu đương của nhân vật trữ tình trong bài thơ. 

b) Khổ 2: 

- “Ôi con sóng... và ngày sau vẫn thế”: Dù trong quá khứ hay hiện tại sóng luôn dạt dào, sôi nổi, luôn khát vọng. Đó cũng là khát vọng và bản tính của người phụ nữ muôn đời.

- “Nỗi khát vọng tình yêu... ngực trẻ”: Liên hệ tình yêu của tuổi trẻ với con sóng của đại dương, khát vọng tình yêu là khát vọng đặc trưng muôn đời của tuổi trẻ.

+ Từ ngàn, triệu năm qua, con sóng vẫn thế như từ ngàn, triệu năm qua, tình yêu vẫn là một khát vọng cháy bỏng trong trái tim con người, nhất là tuổi trẻ.

+ Đó cũng là khát vọng cháy bỏng trong trái tim không bao giờ thôi khát khao yêu đương của nhân vật trữ tình trong bài thơ.

  • Suy nghĩ nguồn gốc về tình yêu 

Khổ 3 và 4

  1. Khổ 3: Điệp ngữ “em nghĩ về” và câu hỏi: “Từ nơi nào sóng lên” nhấn mạnh niềm khát khao nhận thức bản thân, người mình yêu và nhận thức về tình yêu muôn đời.
  2. Khổ 4: Xuân Quỳnh dựa vào quy luật tự nhiên để tìm khởi nguồn của sóng, của tình yêu, gợi lên sự trăn trở trước bí ẩn của tình yêu, thời điểm bắt đầu tình tình yêu.

+ Không thể truy nguyên nguồn gốc của sóng cũng như tình yêu của con người. Đó mãi mãi là bí ẩn diệu kì, là sức hấp dẫn mời gọi của tình yêu. Không thể cắt nghĩa tình yêu và cũng chẳng nên cắt nghĩa tình yêu bởi rất có thể khi ta biết yêu vì lẽ gì thì cũng là lúc tình yêu ra đi.

+ Người phụ nữ, nhân vật em trong bài thơ cũng không thể cắt nghĩa được tình yêu. Một sự bất lực đáng yêu của một trái tim yêu không chỉ đòi hỏi cảm xúc mà còn đòi hỏi nhận thức mãnh liệt.

  • Nỗi nhớ, lòng thủy chung của người con gái trong tình yêu 

Khổ 5,6,7 

+ Con sóng, dù ở trạng thái nào (trong lòng sâu, trên mặt nước, ngày hay đêm), đều thao thức một nỗi niềm “nhớ bờ”. Nỗi nhớ choán cả không gian, thời gian.

+ Tình yêu của người phụ nữ trong bài thơ cũng vậy. Hạt nhân của nó là nỗi nhớ, một nỗi nhớ cồn cào, da diết, nỗi nhớ chiếm cả tầng sâu, chiều rộng và trải dài theo thời gian, lúc hiện hữu, khi lắng sâu, lúc ý thức, khi nằm ngoài sự kiểm soát của ý thức.

+ Cũng như sóng chỉ có một hướng đích duy nhất là bờ, em chỉ có phương anh làm điểm đến, bất chấp cuộc đời có nhiều trái ngang.

+ Sự thuỷ chung của sóng với bờ hay cũng chính là sự chung thuỷ của em với anh. Nếu nỗi nhớ làm thành biểu hiện nồng nàn, sôi nổi của tình yêu thì sự thuỷ chung lại là phần đằm sâu trong trái tim người phụ nữ.

Khẳng định quy luật vĩnh cửu của thiên nhiên “Con nào chẳng tới bờ/Dù muôn vời cách trở”, cũng giống như “em”, dù khó khăn, thử thách vẫn luôn hướng đến “anh”

  • Khát vọng tình yêu vĩnh cửu 

Khổ 8 và 9

+ Sự sống, tình yêu ở thời đại nào cũng luôn hữu hạn trong tương quan với cái vô thuỷ, vô chung, vô cùng, vô tận của thiên nhiên, vũ trụ. Trước cái vĩnh hằng của tạo hoá, trước dòng chảy vô hồi, vô hạn của cuộc đời, tình yêu của con người mãi mãi chỉ là “bóng câu qua cửa sổ”. Đó là cảm thức về thời gian. Dường như càng yêu mãnh liệt, càng khát khao gắn bó, con người càng hay nghĩ về thời gian !

Người phụ nữ đang cháy bỏng khát khao yêu và được yêu trong Sóng cũng không phải là ngoại lệ.

+ Vậy, chỉ có một cách duy nhất để tình yêu trường tồn với thời gian, để trái tim yêu được đập mãi. Đó là “Làm sao được tan ra - Thành trăm con sóng nhỏ - Giữa biển lớn tình yêu - Để ngàn năm còn vỗ”. Đó là khát vọng được vĩnh cửu hóa tình yêu, được hoà tình yêu của mình vào khối tình chung của nhân loại, như con sóng hòa vào đại dương mênh mông, bất tận.

III. Kết bài

  • Khái quát lại giá trị nội dung
  • Các nghệ thuật mà tác giả đã sử dụng trong bài 
  • Nêu ra cảm nhận chung của bản thân đối với bài thơ này 
Dàn ý phân tích bài thơ sóng xuân quỳnh

Dàn ý phân tích bài thơ sóng xuân quỳnh

Tổng hợp các bài phân tích Sóng Xuân Quỳnh

Bài tham khảo chi tiết về bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh: Bài mẫu số 1 

Bài tham khảo chi tiết về bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh: Bài mẫu số 2 

Bài tham khảo chi tiết về bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh: Bài mẫu số 3 

Bài tham khảo chi tiết về bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh: Bài mẫu số 4

Bài tham khảo chi tiết về bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh: Bài mẫu số 5 

Bài thơ "Sóng" của Xuân Quỳnh không chỉ là một tác phẩm văn học, mà còn là một bản tình ca bất hủ về tình yêu, về cuộc sống. Qua hình tượng sóng biển, nhà thơ đã vẽ nên một bức tranh đa sắc màu về những cung bậc cảm xúc của con người khi yêu. Bài thơ đã và đang truyền cảm hứng cho biết bao thế hệ độc giả, khẳng định giá trị vĩnh cửu của tình yêu và vẻ đẹp của tâm hồn con người. 

 

btec BTEC FPT

Tin tức mới nhất

Xem tất cả
SINH VIÊN BTEC FPT NÁO NỨC ĂN TẾT BÊN CỒN TẠI LỄ HỘI XUÂN 2025 Tháng Một 15, 2025
Bên cồn có Tết thiệt vui Nhà F sum họp, ấm lòng đón xuân Vừa qua, sinh viên BTEC FPT HCM đã có cơ hội hòa mình vào không khí rộn ràng của Lễ Hội Xuân 2025 – Tết bên ...
CHIA SẺ TỪ CỰU SINH VIÊN BTEC FPT “HÀNH TRÌNH TRỞ THÀNH TRƯỞNG BỘ PHẬN CỦA MỘT CÔNG TY LẬP TRÌNH LỚN TẠI ĐÀ NẴNG” Tháng Một 6, 2025
Phan Lâm Quốc Việt, tên tiếng Anh là Donald. Là cựu sinh viên khóa 4 chuyên ngành Kỹ thuật Phần mềm tại BTEC FPT Đà Nẵng. Hiện tại, Việt đang đảm nhận vai trò Division Head kiêm Back-end Software Developer ...
“NGÀY TRỞ VỀ” VỠ OÀ CẢM XÚC VÀ ĐẦY HOÀI NIỆM CỦA CÁC CỰU SINH VIÊN BTEC FPT ĐÀ NẴNG Tháng Mười Hai 31, 2024
Như một giấc mơ đẹp vừa khép lại, Homecoming 2024 – “Kingdom Awaits” mang theo dư âm của sự rung động và những cảm xúc khó diễn tả thành lời. Đó không chỉ là ngày hội ngộ của những “đứa ...
TRẬN CẦU NẢY LỬA GIÚP LỘ DIỆN NHÀ VÔ ĐỊCH GIẢI BÓNG ĐÁ NAM BTEC FPT TP HCM Tháng Mười Hai 30, 2024
Ngày 22/12/2024 vừa qua, giải đấu bóng đá S5 FPI CUP 2024 đã chính thức khép lại đầy ấn tượng với trận chung kết nảy lửa giữa hai đội bóng xuất sắc: BRO và Phong Cách FC. Trận chung kết ...
CÁC THỦ LĨNH SINH VIÊN BTEC FPT TP HCM TỰ TIN BỨT PHÁ, VƯỢT CHÔNG GAI VỚI SỰ KIỆN CÓ “102” Tháng Mười Hai 30, 2024
Vừa qua, chuyến đi được mong đợi nhất năm của các Thủ lĩnh sinh viên BTEC FPT HCM - Leadership 2024 với chủ đề “Yes, we can” đã diễn ra tại Khu du lịch Thác Giang Điền - địa danh ...
CÁC “CHIẾN THẦN” THIẾT KẾ ĐỒ HOẠ TỎA SÁNG VỚI TÁC PHẨM ẤN TƯỢNG TRONG CUỘC THI “DEADLINE WARRIOR” Tháng Mười Hai 26, 2024
Cuộc thi Thiết Kế Đồ Họa “Deadline Warrior” đã chính thức khép lại nhưng dư âm của những cảm xúc, những câu chuyện đầy cảm hứng và những màn trình diễn xuất sắc vẫn còn đọng lại trong lòng tất ...

Nhập học liền tay

Nhận ngay học bổng lên tới 70% học phí