Phân tích bài thơ đất nước Nguyễn Khoa Điềm
Bài thơ “Đất nước” của tác giả Nguyễn Khoa Điềm không chỉ là đơn thuần là một tác phẩm văn học mà đó là một bản giao hưởng về tình yêu quê hương, yêu đất nước. Xuất hiện trong bối cảnh của những năm kháng chiến chống Mỹ. Bài thơ đã khắc họa sâu sắc tâm tư và tình cảm của người dân Việt Nam đối với quê hương. Ở bài viết này BTEC FPT sẽ cùng bạn phân tích sâu sắc nội dung và nghệ thuật của bài thơ “Đất nước” của Nguyễn Khoa Điềm.
Giới thiệu về tác phẩm đất nước Nguyễn Khoa Điềm
Tác giả Nguyễn Khoa Điềm của chúng ta sinh năm 1943, ông là một nhà thơ xứ Huế, là một trong những người có đóng góp quan trọng đối với dòng thơ ca Việt Nam.
Thơ của ông giàu chất suy tư, những xúc cảm dồn nén mang màu sắc chính luận hấp dẫn bởi:
- Lấy chất liệu từ văn học Việt Nam, cảm hứng từ quê hương, đất nước, con người và tinh thần chiến đấu của người chiến sĩ Việt Nam yêu nước.
- Có sự kết hợp giữa cảm xúc nồng nàn, và suy tư sâu lắng của người tri thức về đất nước và con người Việt Nam.
Ở chiến khu Trị Thiên năm 1971 tác giả đã hoàn thành “Mặt đường khát vọng” là một tập trường ca hoành tráng. Bản trường ca khái quát quá trình thức tỉnh của tuổi trẻ các vùng đô thị, vùng tạm chiếm miền Nam. Họ nhận rõ bộ mặt xâm lược của đế quốc Mỹ, hướng về nhân dân, về đất nước; ý thức được sứ mệnh của thế hệ mình, đứng dậy xuống đường đấu tranh hòa nhịp với cuộc chiến đấu của toàn dân tộc.
Đoạn trích "Đất Nước" thuộc chương V của trường ca "Mặt đường khát vọng". Đây là đoạn thơ tiêu biểu cho phong cách thơ Nguyễn Khoa Điềm. Với cảm xúc nồng nàn, suy tư sâu lắng, lối thơ trữ tình chính luận, tác giả đã thể hiện hình ảnh đất nước tiêu biểu cho thơ ca Việt Nam.
Giá trị nội dung:
- Khẳng định giá trị của lịch sử và truyền thống: Bài thơ khẳng định ý thức về cội nguồn, về những giá trị văn hóa mà cha ông đã tạo dựng.
- Tình yêu đất nước sâu sắc: Tình yêu đất nước được thể hiện qua những hình ảnh, chi tiết cụ thể, chân thực.
- Tinh thần lạc quan, tin tưởng vào tương lai: Dù trong hoàn cảnh khó khăn, nhân dân Việt Nam vẫn luôn hướng về tương lai tươi sáng.
- Ca ngợi vẻ đẹp của con người Việt Nam: Những con người bình dị, dũng cảm, kiên cường đã làm nên lịch sử hào hùng của dân tộc.
Dàn ý phân tích bài thơ đất nước Nguyễn Khoa Điềm
Để làm rõ các ý và cũng như để bài viết của các bạn đầy đủ và chi tiết nhất trước khi viết chúng ta cần lập ra một dàn ý chi tiết, hãy cùng BTEC FPT làm một dàn ý chi tiết cho bài thơ này nhé!
Mở bài
Giới thiệu về tác giả Nguyễn Khoa Điềm là một nhà thơ thuộc thế hệ nhà thơ
Thân bài
- Đất nước được cảm nhận từ phương diện lịch sử, văn hóa, chiều sâu không gian, chiều dài của thời gian
Đất nước có từ bao giờ? (Giải thích cội nguồn của đất nước)
- Tác giả đã khẳng định một vấn đề tất yếu: “Khi chúng ta lớn đất nước đã có rồi” điều này đặt ra một điều thôi thúc về con người về việc tìm nguồn cội đất nước.
- “Ngày xửa ngày xưa” sẽ gợi nhớ tới câu mở đầu của các bộ truyện dân gian.
Đất nước bắt đầu từ những thuần phong mỹ tục, gắn liền với truyền thống văn hóa, quá trình hình thành phong tục tập quán.
- Hình ảnh “Miếng trầu” để nói tới phong tục ăn trầu cau của người Việt và truyện cổ tích trầu cau.
“Tóc mẹ thì bới sau đầu” để nói tới thói quen búi tóc của những người phụ nữ Việt Nam
- Đất nước được bắt nguồn từ những điều gần gũi, bình dị trong đời sống của người dân Việt Nam:
“Thương nhau bằng gừng cay muối mặn” như là thói quen tâm lý, truyền thống yêu thương của dân tộc ta.
“cái kèo cái cột thành tên”, “một nắng hai sương” để muốn nói đất nước trưởng thành cùng quá trình lao động sản xuất.
Định nghĩa về đất nước
- Đất nước trên phương diện không gian địa lý
+ “Đất và Nước” là hai yếu tố được tách riêng để suy tư một cách sâu sắc.
+ Đất nước là nơi hẹn hò, sinh sống của mỗi con người: “nơi anh đến trường”, “nơi em tắm”, “nơi em đánh rơi... thương thầm” (sinh ra, lớn lên, đi học, trưởng thành và những những rung động đầu đời,...)
+ Đất nước là núi, sông, rừng, biển: “nơi con chim phượng hoàng”, “nơi con cá ngư ông móng nước biển khơi”
+ Đất nước là không gian sinh tồn của cộng đồng dân tộc qua bao thế hệ: "là nơi dân mình đoàn tụ..."
+ Trong hiện tại: đất nước có trong tấm lòng mỗi con người, mỗi người đều thừa hưởng những giá trị của đất nước, khi có sự gắn kết giữa mỗi người đất nước sẽ nồng thắm, hài hòa, lớn lao. Đó là sự gắn kết giữa cái riêng và cái chung.
+ Trong tương lai: thế hệ trẻ sẽ “mang đất nước đi xa”, “đến những ngày mơ mộng”, đất nước sẽ trường tồn, bền vững.
- Suy tư về trách nhiệm của mỗi cá nhân với đất nước: “Phải biết gắn bó và san sẻ”, đóng góp, hy sinh để góp phần dựng xây đất nước.
- Nhận xét: qua cái nhìn toàn diện của nhà thơ, đất nước hiện lên vừa gần gũi, thân thuộc lại vừa thiêng liêng, hào hùng và trường tồn đến muôn đời sau.
- Tư tưởng cốt lõi, cảm nhận về đất nước: Đất nước của nhân dân
- Thiên nhiên địa lý của đất nước không chỉ là sản phẩm của tạo hóa mà được hình thành từ phẩm chất và số phận của mỗi người, là một phần máu thịt, tâm hồn con người.
+ Nhờ tình nghĩa yêu thương, thủy chung mà có “hòn Vọng Phu”, “hòn Trống Mái”
+ Nhờ tinh thần bất khuất, anh hùng trong quá trình dựng nước và giữ nước mà có những ao đầm, di tích lịch sử về quá trình dựng nước.
+ Nhờ truyền thống hiếu học mà có những “núi Bút non Nghiên”
- Nhắc tên những địa danh thắng cảnh nổi tiếng của Việt Nam trong nhiều ý thơ: Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm...
- Gợi nhắc những truyền thống tốt đẹp của dân tộc thông qua những câu chuyện cổ tích, truyền thuyết:
+ Sự tích trầu cau: tình nghĩa anh em sâu đậm, tình nghĩa vợ chồng son sắt thủy chung, phong tục ăn trầu nhuộm răng của nhân dân ta.
+ Truyền thuyết Thánh Gióng: truyền thống yêu nước, bất khuất đứng lên chống giặc ngoại xâm
- Nhận xét:
+ Về nội dung: đoạn trích “Đất nước” đã thể hiện cái nhìn mới mẻ về đất nước trên nhiều bình diện: văn hóa, lịch sử, địa lí dựa trên tư tưởng cốt lõi: “đất nước của nhân dân”.
+ Về nghệ thuật: sử dụng đa dạng và sáng tạo chất liệu văn hóa dân gian, ngôn ngữ giàu chất suy tư, triết luận sâu sắc.
Kết bài
- Khẳng định lại giá trị của đoạn trích: đoạn trích đã nhấn mạnh tư tưởng “đất nước của nhân dân”, thể hiện tinh thần yêu nước của tác giả, đánh thức tinh thần yêu nước trong mỗi con người.
- Nêu cảm nhận riêng về đoạn trích Đất nước và có liên hệ thực tiễn đến trách nhiệm của thế hệ hôm nay với đất nước.
Tổng hợp các bài phân tích đất nước Nguyễn Khoa Điềm
Bài phân tích tác phẩm “Đất nước” của Nguyễn Khoa Điềm: Bài mẫu số 1
Bài phân tích tác phẩm “Đất nước” của Nguyễn Khoa Điềm: Bài mẫu số 2
Bài phân tích tác phẩm “Đất nước” của Nguyễn Khoa Điềm: Bài mẫu số 3
Bài phân tích tác phẩm “Đất nước” của Nguyễn Khoa Điềm: Bài mẫu số 4
Bài thơ "Đất Nước" của Nguyễn Khoa Điềm không chỉ đơn thuần là một tác phẩm văn học mà còn là một bản anh hùng ca về dân tộc, là tiếng lòng của mỗi người con đất Việt. Qua những câu thơ giản dị mà sâu sắc, nhà thơ đã vẽ nên một bức tranh toàn cảnh về đất nước, từ quá khứ hào hùng đến hiện tại và tương lai tươi sáng. Tác phẩm đã trở thành một di sản văn hóa quý báu, góp phần khơi dậy lòng yêu nước, tự hào dân tộc trong mỗi chúng ta.
Tin tức mới nhất
Nhập học liền tay