Tổng hợp lý thuyết toán 12 đầy đủ, chi tiết nhất
Chương trình toán học 12 bao gồm nhiều chủ đề quan trọng mà các bạn học sinh cần nắm vững để chuẩn bị tốt cho kì thi THPT Quốc gia. Để giúp các thí sinh hệ thống hóa kiến thức và ôn tập một cách hiệu quả nhất. Bài viết này BTEC FPT sẽ tổng hợp lý thuyết toán 12 đầy đủ, chi tiết nhất.
Phần I: Hàm số
- Sự đồng biến, nghịch biến của hàm số
Kí hiệu K là một khoảng, một đoạn hoặc một nửa khoảng.
Định nghĩa:
Hàm số y = f(x) đồng biến (tăng) trên K ⇔ ∀x1, x2 ∈ K, x1 < x2 thì f(x1) < f(x2).
Hàm số y = f(x) nghịch biến (giảm) trên K ⇔ ∀x1, x2 ∈ K, x1 < x2 thì f(x1) > f(x2).
Điều kiện cần để hàm số đơn điệu
Cho hàm số f có đạo hàm trên K.
- Nếu f đồng biến trên K thì f'(x) ≥ 0 với mọi x ∈ K.
- Nếu f nghịch biến trên K thì f'(x) ≤ 0 với mọi x ∈ K.
Điều kiện đủ để hàm số đơn điệu
Cho hàm số f có đạo hàm trên K.
- Nếu f'(x) > 0 với mọi x ∈ K thì f đồng biến trên K.
- Nếu f'(x) < 0 với mọi x ∈ K thì f nghịch biến trên K.
- Nếu f'(x) = 0 với mọi x ∈ K thì f là hàm hằng trên K.
- Cực trị của hàm số
Cho hàm số y=f(x) liên tục trên khoảng (a,b) và điểm
- Nếu tồn tại số h>0 sao cho f(x) < f(x0), ∀x ∈ (x0 - h; x0 + h), x ≠ x0 thì ta nói hàm số f đạt cực đại tại x0.
- Nếu tồn tại h>0 sao cho f(x) > f(x0), ∀x ∈ (x0 - h; x0 + h), x ≠ x0 , thì ta nói hàm số f đạt cực tiểu tại x0.
- Giá trị lớn nhất và nhỏ nhất của hàm số:
Cho hàm số y = f(x) xác định trên tập D.
- Số M là giá trị lớn nhất (GTLN) của hàm số f trên D khi và chỉ khi:
- f(x) ≤ M, ∀x ∈ D
- Tồn tại x₀ ∈ D sao cho f(x₀) = M Kí hiệu: M = max f(x). D
- Số m là giá trị nhỏ nhất (GTNN) của hàm số f trên D khi và chỉ khi:
- f(x) ≥ m, ∀x ∈ D
- Tồn tại x₀ ∈ D sao cho f(x₀) = m Kí hiệu: m = min f(x). D
- Khảo sát sự biến thiên của hàm số
Sự biến thiên
+ Xét sự biến thiên của hàm số
- Tìm đạo hàm bậc nhất y’
- Tìm các điểm tại đó y’ bằng 0 hoặc không xác định
Xét dấu y’ và suy ra chiều biến thiên của hàm số
+ Tìm cực trị
+ Tìm các giới hạn tại vô cực, các giới hạn vô cực và tìm các tiệm cận (nếu có).
+ Lập bảng biến thiên tổng kết các bước trên để hình dung ra dáng điệu của đồ thị
Phần II: Mũ và Logarit
- Lũy thừa
1.1 Lũy thừa với số mũ nguyên
cho n là một số nguyên dương
với a là một số thực tùy ý, lũy thừa bậc n của a là tích của n số thừa a: an = a*a*a*a*.............a (n thừa số a)
với a khác 0 thì a0 = 1, a-n = 1/an
1.2 Lũy thừa với số mũ hữu tỉ
Cho số thực a dương với số mũ hữu tỉ r = m/n , trong đó m ∈ Z, n ∈ M, n>=2.
Lũy thừa của số a với số mũ r là số ar, xác định bởi ar = am/n = n√am
- Logarit
Cho hai số dương a,b với a khác 1. Nghiệm duy nhất của phương trình a^x = b, được gọi là logab ,
Như vậy logab = ∝ <=> a∝ = b
Logarit cơ số 10 còn được gọi là logarit thập phân, số log10b thường được viết là logb hoặc lgb.
Tính chất của logarit
Lôgarit có các tính chất rất phong phú, có thể chia ra thành các nhóm sau đây:
1) Lôgarit của đơn vị và lôgarit của cơ số:
Với cơ số tùy ý, ta luôn có loga1 = 0 và logaa= 1.
2) Phép mũ hóa và phép lôgarit hóa theo cùng cơ số (mũ hóa số thực α theo cơ số a là tính aα; lôgarit hóa số dương b theo cơ số a là tính logab) là hai phép toán ngược nhau.
∀a > 0 (a≠1), ∀b > 0, alogab = b
∀a < 0 (a≠1), logaa∝ = ∝
- Hàm số mũ, hàm số logarit
Hàm số mũ là hàm số có dạng y=ax , hàm số lôgarit là hàm số có dạng y= logax ( với cơ số a dương khác 1).
- Phương trình mũ và phương trình logarit
4.1 Phương trình mũ cơ bản
Phương trình có dạng ax = b ( 0 < a ≠ 1)
+) Với b > 0 ta có ax = b <=> x = logab
+) Với b < 0 phương trình vô nghiệm.
4.2 Phương trình logarit
Phương trình có dạng logax = b ( 0 < a ≠ 1 )
Ta có: logax = b <=> x = ab
Phương trình luôn có nghiệm x = ab
Phần III: Nguyên hàm - Tích phân - Ứng dụng tích phân
- Nguyên hàm
- Định nghĩa
Cho kí hiệu K là khoảng, đoạn hoặc nửa khoảng của R
cho hàm số f(x) xác định trên K
Hàm số F(x) được gọi là nguyên hàm của hàm số f(x) trên K nếu F’(x) = f(x) với mọi x ∈ K
- Định lý
1, Nếu F(x) là một nguyên hàm của hàm số f(x) trên K thì với mỗi hằng số C, hàm số G(x)= F(x) + C cũng là một nguyên hàm của hàm số f(x) trên K
2, Ngược lại, nếu F(x) là một nguyên hàm của f(x) trên K thì mọi nguyên hàm của f(x) trên K đều có dạng F(x) + C với C là một hằng số tùy ý
Kí hiệu họ nguyên hàm của hàm số f(x) là ∫f(x)dx
Khi đó: ∫f(x)dx = F(x) + C, C ∈ R
- Tích phân
Cho hàm số f(x) liên tục trên đoạn [a,b]. Giả sử F(x) là một nguyên hàm của hàm số f(x) trên đoạn [a,b], hiệu số F(b) - F(a) được gọi là tích phân từ a đến b (hay tích phân xác định trên đoạn [a,b] của hàm số f(x).
Kí hiệu là : ∫baf(x)dx
Vậy ta có: ∫baf(x)dx= F(b) - F(a) = F(x)|ba
Chú ý : Trong trường hợp a = b, ta định nghĩa: ∫aaf(x)dx = 0
Trường hợp a>b, ta định nghĩa ∫baf(x)dx = - ∫abf(x)dx
Tích phân không phụ thuộc vào chữ dùng làm biến số trong dấu tích phân, tức là : ∫baf(x)dx = ∫baf(t)dt = ∫baf(u)du= ..... ( vì đều bằng F(b) - F(a))
Phần IV: Số phức
Số phức z = a + bi có phần thực là a, phần ảo là b
- Số phức bằng nhau
- Số phức z= a+bi được biểu diễn bởi điểm M(a,b) trên mặt phẳng tọa độ
- Độ dài của →OM là môđun của số phức z, kí hiệu là |z| = →OM = √(a2 + b2)
- Số phức liên hợp của z = a + bi và -z = a - bi
Lý thuyết hình học
- Khối đa diện
Hình đa diện (gọi tắt là đa diện) (H) là hình được tạo bởi một số hữu hạn các đa giác thỏa mãn hai điều kiện:
- a) Hai đa giác phân biệt chỉ có thể hoặc không có điểm chung, hoặc chỉ có một đỉnh chung, hoặc chỉ có một cạnh chung.
- b) Mỗi cạnh của đa giác nào cũng là cạnh chung của đúng hai đa giác.
Mỗi đa giác như thế được gọi là một mặt của hình đa diện (H) các đỉnh, cạnh của các đa giác ấy theo thứ tự gọi là các đỉnh, cạnh của hình đa diện (H).
- Mặt nón, mặt trụ, mặt cầu
2.1 Mặt nón tròn xoay
Trong mặt phẳng (P) cho hai đường thẳng d và Δ cắt nhau tại điểm O và tạo thành góc B với 0o < Β < 90o
Khi quay mặt phẳng (P) xung quanh Δ thì đường thẳng d sinh ra một mặt tròn xoay được gọi là mặt nón xoay đỉnh 0 ( gọi tắt là mặt nón)
2.2 Mặt trụ tròn xoay
Trong mặt phẳng (P) cho hai đường thẳng Δ và I song song với nhau, cách nhau một khoảng bằng r. Khi quay mặt phẳng (P) xung quanh Δ thì đường thẳng l sinh ra một mặt tròn xoay được gọi là mặt trụ tròn xoay (mặt trụ). Đường thẳng Δ gọi là trục, đường thẳng l là đường sinh và r là bán kính của mặt trụ đó.
2.3 Mặt cầu
Tập hợp các điểm trong không gian cách điểm O cố định một khoảng không đổi r (r>0) được gọi là một mặt cầu tâm O bán kính r.
Bài viết đã tổng hợp các kiến thức toán học lớp 12 một cách chi tiết và đầy đủ. Để nắm vững kiến thức, các bạn cần thường xuyên luyện tập giải bài tập. Chúc các bạn học tốt và đạt kết quả cao trong kỳ thi sắp tới!
Tin tức mới nhất
Nhập học liền tay