Liên thông từ trung cấp lên đại học mấy năm? Những điều cần lưu ý khi liên thông?
Trong những năm gần đây, việc liên thông từ trung cấp lên đại học ngày càng trở nên phổ biến. Nhiều người lựa chọn con đường này để nâng cao trình độ học vấn, mở rộng cơ hội nghề nghiệp và tăng cơ hội thăng tiến. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về quy trình và điều kiện liên thông. Trong bài viết này hãy cùng BTEC FPT tìm hiểu về việc liên thông từ trung cấp lên đại học mấy năm? Và những lưu ý khi liên thông nhé!
Có liên thông được từ trung cấp lên đại học
Liên thông đại học là một hình thức học nâng cao trình độ, dành cho những người đã tốt nghiệp hệ trung cấp chuyên nghiệp. Sau khi kết thúc chương trình đào tạo, người học sẽ được cấp bằng đại học.
Bạn sẽ giúp bồi dưỡng thêm kiến thức, trau dồi thêm kỹ năng mà bậc học trước đó chưa được đào tạo, nhằm đáp ứng được yêu cầu công việc như mở rộng cơ hội thăng tiến hơn.
Một số những ngành nghề mà các bạn sinh viên có thể lựa chọn để liên thông gồm:
- Nhóm ngành về kỹ thuật: Ngành cơ khí, điện, điện tử, ô tô, máy tính, công nghệ thông tin, xây dựng, giao thông vận tải,...
- Nhóm ngành về kinh tế - quản lý: Ngành kế toán, tài chính, ngân hàng, quản trị kinh doanh, marketing, logistics…
- Nhóm ngành y tế - sức khỏe: Ngành điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật xét nghiệm, dược,...
- Nhóm ngành nghệ thuật - du lịch: Ngành thiết kế, mỹ thuật, âm nhạc, múa, du lịch, nhà hàng khách sạn,...
- Nhóm ngành giáo dục - xã hội: Ngành giáo dục mầm non, tiểu học, trung học, công tác xã hội,..
Trung cấp liên thông đại học mấy năm?
Hiện nay, không có quy định cụ thể về thời gian học liên thông. Tuỳ vào chương trình đào tạo mà mỗi trường sẽ có thời gian học liên thông khác nhau. Trung bình thường rơi vào từ 1,5 - 03 năm.
Ngoài ra sẽ có một số yếu tố ảnh hưởng tới việc liên thông như:
- Ngành học:
- Các ngành về kỹ thuật, công nghệ thông tin, thiết kế thường đòi hỏi có một khối lượng kiến thức chuyên ngành lớn hơn với các ngành liên quan tới xã hội.
- Và nếu chương trình trung cấp bạn học tương đồng với chương trình đại học, bạn có thể được miễn giảm một số môn học, giúp rút ngắn thời gian học.
- Hình thức đào tạo:
- Liên thông vừa học vừa làm Hình thức này phù hợp với những người đang đi làm, muốn nâng cao trình độ nhưng không muốn bỏ việc. Tuy nhiên, thời gian học sẽ kéo dài hơn so với hình thức học tập trung.
- Liên thông tập trung: Hình thức này dành cho những người muốn dành toàn bộ thời gian cho việc học. Thời gian học sẽ rút ngắn hơn so với hình thức vừa học vừa làm.
- Khả năng của người học:
- Năng lực học tập: Khả năng tiếp thu kiến thức mới, khả năng làm việc độc lập và làm việc nhóm sẽ ảnh hưởng đến tốc độ học tập và kết quả học tập của bạn.
- Thời gian dành cho học tập: Bạn cần cân đối thời gian giữa học tập và công việc (nếu có) để đảm bảo hoàn thành chương trình học.
Để dễ hình dung thì mình sẽ giúp bạn so sánh thời gian học liên thông và đại học chính quy một cách dễ hiểu hơn nhé!
- Thời gian học tập:
- Học liên thông: Vì bạn đã có nền tảng kiến thức từ trung cấp, nên bạn chỉ cần học thêm những phần kiến thức nâng cao để đạt được bằng đại học. Do đó, thời gian học sẽ rút ngắn còn khoảng 1,5 - 2 năm.
- Học đại học chính quy: thường mất từ 4 đến 7 năm để hoàn thành
- Yêu cầu đầu vào:
- Học liên thông: yêu cầu tốt nghiệp trung cấp
- Học đại học chính quy: yêu cầu tốt nghiệp THPT và đạt điểm thi/xét tuyển
- Sự linh hoạt:
- Học liên thông: có thể vừa đi học và đi làm, rất phù hợp với những người đã đi làm.
- Học đại học chính quy: thường học toàn thời gian
- Chi phí:
- Học liên thông: thường rẻ hơn so với đại học chính quy vì thời gian học ngắn hơn
- Học đại học chính quy: chi phí sẽ cao hơn do thời gian học lâu hơn
- Về cơ hội việc làm
- Học liên thông: có kinh nghiệm làm việc nên xin việc dễ hơn
- Học đại học chính quy: có bằng đại học, cơ hội thăng tiến sẽ tốt hơn
- Uy tín về bằng cấp
- Học liên thông: bằng cấp sẽ tương đương người học đại học chính quy
- Học đại học chính quy: uy tín bằng cấp thường cao hơn
Những điều cần lưu ý khi liên thông từ trung cấp lên đại học
- Điều kiện tuyển sinh:
Bằng cấp: đảm bảo bạn đã tốt nghiệp trung cấp và có trong tay bằng tốt nghiệp.
Điểm số: Một số trường yêu cầu điểm trung bình chung các môn học đạt mức nhất định.
- Chọn trường và ngành học:
Uy tín của trường: Nghiên cứu kỹ về chất lượng đào tạo, cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên của trường.
Ngành học phù hợp: Lựa chọn ngành học phù hợp với sở thích, năng lực và nhu cầu của bản thân.
Cơ hội việc làm: Tìm hiểu về cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp ngành đó.
- Thủ tục đăng ký:
Chuẩn bị hồ sơ: Đọc kỹ thông báo tuyển sinh để biết rõ các loại giấy tờ cần thiết.
Nộp hồ sơ đúng hạn: Nộp hồ sơ trước hạn để tránh trường hợp bị loại.
Theo dõi thông tin: Theo dõi thông tin về lịch thi, ngày nhập học,...
- Hình thức đào tạo:
Vừa làm vừa học: Phù hợp với những người đang đi làm, nhưng đòi hỏi sự sắp xếp thời gian hợp lý.
Tập trung: Dành toàn bộ thời gian cho việc học, giúp rút ngắn thời gian học tập.
Bài viết trên BTEC FPT đã cung cấp tất tần tật những thông tin về việc học liên thông từ trung cấp đến đại học mấy năm? Và những lưu ý khi liên thông mà bạn cần biết. Mong qua bài viết bạn sẽ có thêm những kiến thức để đưa ra những quyết định đúng đắn nhất.
Tin tức mới nhất
Nhập học liền tay