Kinh doanh thương mại là gì? Cần làm những gì?
Nền kinh tế hội nhập và phát triển toàn cầu đã tạo nên nhiều triển vọng việc làm cho nhóm ngành kinh doanh. Trong đó ngành kinh doanh thương mại cũng được lên ngôi. Tuy nhiên nhiều sinh viên vẫn chưa biết kinh doanh thương mại là gì? học gì, ra trường làm gì? Những thông tin này sẽ được giải đáp chi tiết qua bài viết của BTEC FPT dưới đây nhé.
Kinh doanh thương mại là gì?
- Ngành kinh doanh thương mại có tên tiếng anh là Commercial Business. Đây là một ngành thuộc khối ngành kinh tế.
- Kinh doanh thương mại là ngành học chuyên đào tạo các kỹ năng bán hàng, quản lý hàng hoá theo các khâu từ xuất – nhập kho đến tay nhà phân phối.
- Kinh doanh thương mại là gì? Yêu cầu của ngành học này cần tư duy logic và tính toán kết hợp khéo léo với kỹ năng phân tích, xử lý tình huống, giải quyết vấn đề,… để thực chiến tốt các chiến lược thực tiễn mà doanh nghiệp giao cho.
- Khung chương trình đào tạo ngành kinh doanh thương mại chủ yếu là những môn học về kinh tế, bán hàng, nghiên cứu thị trường, hoạt động tiếp thị sản phẩm, marketing, và phân tích tài chính.
Kinh doanh thương mại hỏi cách đào tạo cũng phải đầy khắc nghiệt. Đào tạo ngành kinh doanh thương mại những sinh viên chuẩn bị tốt nghiệp có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, đủ sức khỏe; có khả năng hoạch định và nghiên cứu chính sách, chiến lược và hoạt động thương mại trong lĩnh vực thương mại và ngoại thương; có kiến thức cơ bản và kỹ năng cơ bản hoặc thậm chí chuyên sâu về kinh tế xã hội, thương mại và ngoại thương; khởi nghiệp và kinh doanh mới.
Sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc trong các cơ sở, tổ chức thuộc các thành phần kinh tế khác nhau; tại các công ty sản xuất, thương mại và dịch vụ, công ty xuất nhập khẩu.
Kinh doanh thương mại cần làm những gì?
Sau khi hiểu được khái niệm kinh doanh thương mại là gì thì các bạn sinh viên cần biết về những gì phải học ở chuyên ngành này. Xác định được khối lượng kiến thức học tập sẽ giúp người học có cái nhìn tổng quan hơn nữa về khối ngành mà mình sẽ lựa chọn và theo học suốt 4 năm đại học.
Các sinh viên theo học ngành kinh doanh thương mại sẽ có cơ hội tiếp cận các kiến thức về nghiên cứu thị trường, các hoạt động kinh doanh, bán hàng, chiêu thị, nghiệp vụ bán hàng, PR, Marketing, lên kế hoạch kinh doanh, phân tích tài chính,... Và các kỹ năng thiết yếu như giải quyết các vấn đề của doanh nghiệp thương mại, kỹ năng làm việc online, kỹ năng sàng lọc thông tin,....
Các khối lượng kiến thức này sẽ được truyền tải thông qua các môn học ở giảng đường như quản lý học Marketing căn bản, luật vận tải và bảo hiểm, quản trị tài chính nghiệp vụ ngoại thương, quản trị học, kinh tế đối ngoại, nghiệp vụ bán hàng, luật thương mại kinh tế đối ngoại…
Ngoài ra, sinh viên còn được tiếp cận và rèn luyện những kỹ năng cần thiết cho nghề nghiệp như giải quyết các vấn đề thực tế của các tổ chức doanh nghiệp thương mại, kỹ năng làm việc teamwork, cách tổ chức seminar, kỹ năng làm việc online, chọn lọc thông tin, kỹ năng phản biện và kỹ năng điều hành và quản lý các dự án thương mại để hiểu rõ hơn kinh doanh thương mại là gì?
Kinh doanh thương mại ra làm gì?
Có thể nói rằng ngành kinh doanh thương mại là một ngành vô cùng hấp dẫn và được quan tâm vì hầu hết đầu ra của ngành đều có công việc làm ổn định mức lương phù hợp và đặc biệt đây là ngành nghề gắn liền với sự phát triển không ngừng hiện nay của các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Những công việc mà có thể các bạn sẽ làm sau khi ra trường là:
- Nhân viên kinh doanh: Có thể nói, nhân viên kinh doanh đang là một ngành nghề mà hầu hết các công ty dù lớn hay bé đều không thể thiếu. Nhân viên kinh doanh có chức năng nghiên cứu và đánh giá thị trường để có thể giúp sản phẩm của công ty tiêu thụ nhanh nhất và hiệu quả nhất, nghiên cứu khách hàng và phân loại từng phân khúc phù hợp với đối tượng khi tư vấn hoặc bán sản phẩm của công ty.
Đa số khi các công ty, doanh nghiệp tuyển dụng nhân viên kinh doanh sẽ có mức lương cứng ổn định dao động từ 3-6 triệu/tháng với người chưa có kinh nghiệm cộng thêm KPI hàng tháng và mức lương có thể lên tới 40 triệu/tháng khi bạn đã có kinh nghiệm và năng lực nhất định
- Chuyên viên Marketing: Có thể nói hiện nay marketing là vua của mọi ngành. Không một công ty nào có thể thiếu đi bộ phận marketing. chính vì thế, khi học kinh doanh thương mại, các bạn cũng được thử sức với lĩnh vực marketing, chuyên quảng cáo đưa các sản phẩm tiếp cận gần hơn và rộng hơn đối với khách hàng.
- Nhân viên kinh doanh logistics: Lĩnh vực logistics thực chất là một ngành khá mới khi mới du nhập vào Việt Nam cách đây vài năm. Nhưng không thể phủ nhận rằng logistics đã ngày càng phát triển và khẳng định vị trí trong thị trường lao động cũng như sự cần thiết trong các doanh nghiệp.
- Chuyên viên chăm sóc khách hàng tại các doanh nghiệp sản xuất, thương mại: Chuyên viên chăm sóc khách hàng cũng được xem là cầu nối trung gian, duy trì sự trung thành giữa khách hàng với doanh nghiệp, là vị trí được cho là lấy ý kiến khách hàng để từ đó hoàn thiện sản phẩm công ty.
Bên trên là toàn bộ chia sẻ của BTEC FPT về ngành kinh doanh thương mại hy vọng các thông tin sẽ thực sự hữu ích với các bạn đang tìm hiểu về ngành này. Việc lựa chọn ngành học rất quan trọng, nó quyết định đến công việc tương lai của các bạn vì thế hãy lựa chọn chuyên ngành mà mình thật sự yêu thích nhất.
Tin tức mới nhất
Nhập học liền tay